Ông Võ Thanh, Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa cho biết: Toàn huyện đã có 36/65 trường học ở khu vực trung tâm được cao tầng hóa, số còn lại đã được kiên cố hóa. Toàn huyện Hướng Hóa có 152 điểm trường lẻ xuất phát từ nhu cầu học tập của con em địa phương sống trong điều kiện xa khu dân cư tập trung, đi lại khó khăn nên ngành giáo dục đã linh hoạt mở trường lẻ để tập hợp học sinh đến lớp nhằm xóa nạn mù chữ cho trẻ em miền núi. Những nơi có điều kiện hơn, ngành giáo dục cùng chính quyền địa phương vận động phụ huynh đóng góp tranh, tre, nứa lá rồi xin đất dựng trường dạy học. Trong điều kiện vô cùng khó khăn đó, từ nhiều năm qua, huyện Hướng Hóa đã đề ra chủ trương xóa trường tạm, tranh, tre, nứa lá bằng hình thức xã hội hóa, huy động tổng lực từ nhiều nguồn đầu tư khác nhau, trong đó có sự đóng góp tích cực của các tổ chức phi chính phủ như Plan, Cây Hòa bình, SCC…
Bình quân hàng năm ngoài nguồn vốn đầu tư của nhà nước phân bổ về hơn 10 tỷ đồng, huyện đã huy động từ 20 đến 30 tỷ đồng để xóa trường tạm, tranh, tre, nứa lá. Riêng trong năm học 2016-2017, huyện đã huy động được 35 tỷ đồng, trong đó các tổ chức phi chính phủ 5 tỷ đồng để đầu tư nâng cấp trường lớp và bố trí thêm 2,6 tỷ đồng để mua 281 máy tính cấp cho các trường dạy môn tin học. Ngoài ra, huyện còn chi thêm 5,7 tỷ đồng từ nguồn sửa chữa thường xuyên để hỗ trợ thêm cho các trường nâng cấp trường lớp. Do vậy, năm học mới 2017-2018, huyện Hướng Hóa không còn tình trạng học sinh phải học 3 ca trong điều kiện tranh, tre, nứa lá như trước.
Để minh chứng cho sự thành công trong việc xóa trường tạm, tranh, tre, nứa lá, ông Võ Thanh dẫn chúng tôi vượt hàng chục cây số đường rừng đến với các điểm trường ở xã Xi, điểm trường mầm non xã A Túc và điểm trường Húc Thượng, xã Húc. Hiệu trưởng trường mầm non Húc Thượng Lê Thị Huệ không giấu được niềm vui cho biết: “Đây là năm học đầu tiên cô và trò ở đây có được ngôi trường mới. Suốt gần cả chục năm nay từ khi mở điểm trường lẻ Húc Thượng, cô trò phải mượn nhà dân để dạy và học trong điều kiện vô cùng khó khăn, nay được Nhà nước đầu tư hơn 1 tỷ đồng để xây mới trường học trên diện tích hơn 200 m2 do cụ Hồ Ai Ta hiến tặng. Nhà trường đã vận động phụ huynh đóng góp thêm cát, sỏi để lát tiếp sân chơi cho các cháu nên không có gì mừng vui hơn, đây là niềm mơ ước từ bao năm nay”.
Chị Hồ Thị Lý có con trai 3 tuổi đang học mẫu giáo ở trường phấn khởi cho biết, hôm nay là ngày đầu tiên đưa cháu đến trường nên rất mừng vì đã có trường mới, bởi con chị có được nơi học tập, vui chơi rộng rãi, đẹp đẽ. Trước đó chị Lý đã tích cực cùng các phụ huynh khác xuống suối xúc cát, sỏi mang lên đóng góp cùng nhà trường để lát sân chơi cho các cháu. Toàn xã Húc hiện có đến 8 điểm trường với 380 cháu học sinh mầm non. Húc Thượng chưa phải là điểm lẻ xa nhất nhưng khó khăn về giao thông. Được biết, trong năm học 2017-2018, riêng ở xã Húc đã được đầu tư xây dựng mới 4 điểm trường, giải quyết được cảnh tranh, tre, nứa lá hay tình trạng mượn nhà dân để học. Ngoài ra, huyện còn hỗ trợ thêm 65 triệu đồng để mua sắm bàn ghế, giá, kệ cho đồng bộ và tương xứng với ngôi trường mới. Đây là một nỗ lực lớn của chính quyền địa phương và ngành giáo dục, thật đáng ghi nhận.
Cô giáo Nguyễn Thị Huế, Hiệu trưởng Trường mầm non A Túc khoe hệ thống tường rào và cổng trường vừa được xây dựng mới với số tiền lên tới 230 triệu đồng. Mấy năm trước, đây là điểm lẻ còn nhiều thiếu thốn, cô cháu phải học trong ngôi nhà sập xệ, tạm bợ nhưng từ năm 2010 trường được đầu tư kiên cố hóa nên trở thành điểm trường trung tâm của xã thu hút 12 lớp với 220 cháu, 25 cán bộ giáo viên. Tiếp đó trường được đầu tư thêm mái che, tu sửa 8 phòng học, nhà công vụ... Đây có thể coi là điểm trường khang trang và đầy đủ vật chất trang thiết bị bậc nhất ở khu vực 7 xã vùng Lìa.
Bên cạnh đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học, ngành giáo dục huyện đã thực hiện có hiệu quả mô hình nội trú dân nuôi tại các trường tiểu học và trung học cơ sở như xã Hướng Lộc, Hướng Sơn, Pa Tầng, Hướng Linh, Húc, góp phần nâng cao tỷ lệ huy động cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh ở các bản vùng sâu, vùng xa có điều kiện học tập tốt hơn. Nhờ đó, tỷ lệ huy động học sinh đến trường ở bậc học mầm non hàng năm khá cao, đạt 99,9%, tiểu học 99,07%, THCS 90,12%. Mặc dù là huyện miền núi còn nhiều khó khăn, nhưng Hướng Hóa đã duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở ở 22 xã, thị trấn và triển khai có hiệu quả đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Tỷ lệ học sinh được công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 99,73%, đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 94%...
Thầy giáo Nguyễn Văn Đức, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hướng Hóa cho biết: Thành quả lớn nhất của ngành giáo dục huyện Hướng Hóa đạt được trong những năm qua là đã huy động được rất nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng và phát triển quy mô, mạng lưới trường lớp ở các cấp học, bậc học tương đối đồng bộ, từng bước đáp ứng yêu cầu dạy, học và huy động được tất cả đối tượng học sinh dân tộc miền núi đến trường. Về chất lượng giáo dục những năm qua chúng tôi tập trung chỉ đạo các trường huy động và duy trì số lượng học sinh, xem đây là nhiệm vụ hàng đầu, tránh tình trạng “học sinh ngồi nhầm lớp”; đề ra các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, tạo sự chuyển biến về chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số và chú trọng xây dựng các trường học đạt chuẩn quốc gia. Vì vậy, mặc dù trong điều kiện trình độ dân trí thấp, một số nơi phong tục tập quán của người dân còn lạc hậu, nhưng chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh ở Hướng Hóa không hề thua kém học sinh các huyện ở đồng bằng. Đây chính là sự nỗ lực của ngành, sự quan tâm của huyện, tỉnh góp phần xây dựng Hướng Hóa thành huyện miền núi kiểu mẫu”.
Bà Lê Thị Hương, Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo cho biết: Với nỗ lực của ngành giáo dục Quảng Trị, trong những năm qua công tác đầu tư cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị dạy và học đã được chú trọng quan tâm. Tỉnh và các địa phương đã huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng phòng học mới và các điểm trường lẻ để đáp ứng nhu cầu dạy và học cho năm học mới 2017-2018. Đặc biệt, nhiều địa phương như huyện Hướng Hóa, ĐaKrông còn nhiều khó khăn, nhưng chính quyền địa phương đã quan tâm cho giáo dục. Đến nay cơ sở vật chất, trang thiết bị các trường học trong toàn tỉnh Quảng Trị đã chuẩn bị sẵn sàng cho năm học mới./.
Bình quân hàng năm ngoài nguồn vốn đầu tư của nhà nước phân bổ về hơn 10 tỷ đồng, huyện đã huy động từ 20 đến 30 tỷ đồng để xóa trường tạm, tranh, tre, nứa lá. Riêng trong năm học 2016-2017, huyện đã huy động được 35 tỷ đồng, trong đó các tổ chức phi chính phủ 5 tỷ đồng để đầu tư nâng cấp trường lớp và bố trí thêm 2,6 tỷ đồng để mua 281 máy tính cấp cho các trường dạy môn tin học. Ngoài ra, huyện còn chi thêm 5,7 tỷ đồng từ nguồn sửa chữa thường xuyên để hỗ trợ thêm cho các trường nâng cấp trường lớp. Do vậy, năm học mới 2017-2018, huyện Hướng Hóa không còn tình trạng học sinh phải học 3 ca trong điều kiện tranh, tre, nứa lá như trước.
Để minh chứng cho sự thành công trong việc xóa trường tạm, tranh, tre, nứa lá, ông Võ Thanh dẫn chúng tôi vượt hàng chục cây số đường rừng đến với các điểm trường ở xã Xi, điểm trường mầm non xã A Túc và điểm trường Húc Thượng, xã Húc. Hiệu trưởng trường mầm non Húc Thượng Lê Thị Huệ không giấu được niềm vui cho biết: “Đây là năm học đầu tiên cô và trò ở đây có được ngôi trường mới. Suốt gần cả chục năm nay từ khi mở điểm trường lẻ Húc Thượng, cô trò phải mượn nhà dân để dạy và học trong điều kiện vô cùng khó khăn, nay được Nhà nước đầu tư hơn 1 tỷ đồng để xây mới trường học trên diện tích hơn 200 m2 do cụ Hồ Ai Ta hiến tặng. Nhà trường đã vận động phụ huynh đóng góp thêm cát, sỏi để lát tiếp sân chơi cho các cháu nên không có gì mừng vui hơn, đây là niềm mơ ước từ bao năm nay”.
Chị Hồ Thị Lý có con trai 3 tuổi đang học mẫu giáo ở trường phấn khởi cho biết, hôm nay là ngày đầu tiên đưa cháu đến trường nên rất mừng vì đã có trường mới, bởi con chị có được nơi học tập, vui chơi rộng rãi, đẹp đẽ. Trước đó chị Lý đã tích cực cùng các phụ huynh khác xuống suối xúc cát, sỏi mang lên đóng góp cùng nhà trường để lát sân chơi cho các cháu. Toàn xã Húc hiện có đến 8 điểm trường với 380 cháu học sinh mầm non. Húc Thượng chưa phải là điểm lẻ xa nhất nhưng khó khăn về giao thông. Được biết, trong năm học 2017-2018, riêng ở xã Húc đã được đầu tư xây dựng mới 4 điểm trường, giải quyết được cảnh tranh, tre, nứa lá hay tình trạng mượn nhà dân để học. Ngoài ra, huyện còn hỗ trợ thêm 65 triệu đồng để mua sắm bàn ghế, giá, kệ cho đồng bộ và tương xứng với ngôi trường mới. Đây là một nỗ lực lớn của chính quyền địa phương và ngành giáo dục, thật đáng ghi nhận.
Cô giáo Nguyễn Thị Huế, Hiệu trưởng Trường mầm non A Túc khoe hệ thống tường rào và cổng trường vừa được xây dựng mới với số tiền lên tới 230 triệu đồng. Mấy năm trước, đây là điểm lẻ còn nhiều thiếu thốn, cô cháu phải học trong ngôi nhà sập xệ, tạm bợ nhưng từ năm 2010 trường được đầu tư kiên cố hóa nên trở thành điểm trường trung tâm của xã thu hút 12 lớp với 220 cháu, 25 cán bộ giáo viên. Tiếp đó trường được đầu tư thêm mái che, tu sửa 8 phòng học, nhà công vụ... Đây có thể coi là điểm trường khang trang và đầy đủ vật chất trang thiết bị bậc nhất ở khu vực 7 xã vùng Lìa.
Bên cạnh đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học, ngành giáo dục huyện đã thực hiện có hiệu quả mô hình nội trú dân nuôi tại các trường tiểu học và trung học cơ sở như xã Hướng Lộc, Hướng Sơn, Pa Tầng, Hướng Linh, Húc, góp phần nâng cao tỷ lệ huy động cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh ở các bản vùng sâu, vùng xa có điều kiện học tập tốt hơn. Nhờ đó, tỷ lệ huy động học sinh đến trường ở bậc học mầm non hàng năm khá cao, đạt 99,9%, tiểu học 99,07%, THCS 90,12%. Mặc dù là huyện miền núi còn nhiều khó khăn, nhưng Hướng Hóa đã duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở ở 22 xã, thị trấn và triển khai có hiệu quả đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Tỷ lệ học sinh được công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 99,73%, đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 94%...
Thầy giáo Nguyễn Văn Đức, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hướng Hóa cho biết: Thành quả lớn nhất của ngành giáo dục huyện Hướng Hóa đạt được trong những năm qua là đã huy động được rất nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng và phát triển quy mô, mạng lưới trường lớp ở các cấp học, bậc học tương đối đồng bộ, từng bước đáp ứng yêu cầu dạy, học và huy động được tất cả đối tượng học sinh dân tộc miền núi đến trường. Về chất lượng giáo dục những năm qua chúng tôi tập trung chỉ đạo các trường huy động và duy trì số lượng học sinh, xem đây là nhiệm vụ hàng đầu, tránh tình trạng “học sinh ngồi nhầm lớp”; đề ra các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, tạo sự chuyển biến về chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số và chú trọng xây dựng các trường học đạt chuẩn quốc gia. Vì vậy, mặc dù trong điều kiện trình độ dân trí thấp, một số nơi phong tục tập quán của người dân còn lạc hậu, nhưng chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh ở Hướng Hóa không hề thua kém học sinh các huyện ở đồng bằng. Đây chính là sự nỗ lực của ngành, sự quan tâm của huyện, tỉnh góp phần xây dựng Hướng Hóa thành huyện miền núi kiểu mẫu”.
Bà Lê Thị Hương, Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo cho biết: Với nỗ lực của ngành giáo dục Quảng Trị, trong những năm qua công tác đầu tư cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị dạy và học đã được chú trọng quan tâm. Tỉnh và các địa phương đã huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng phòng học mới và các điểm trường lẻ để đáp ứng nhu cầu dạy và học cho năm học mới 2017-2018. Đặc biệt, nhiều địa phương như huyện Hướng Hóa, ĐaKrông còn nhiều khó khăn, nhưng chính quyền địa phương đã quan tâm cho giáo dục. Đến nay cơ sở vật chất, trang thiết bị các trường học trong toàn tỉnh Quảng Trị đã chuẩn bị sẵn sàng cho năm học mới./.
Trần Tĩnh