Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học đã thảo luận về công tác thực hiện dân chủ cơ sở vùng dân tộc thiếu số như: Thực trạng quyền thảo luận và quyết định trong vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam 10 năm qua; dân chủ cơ sở ở vùng dân tộc thiểu số của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam; vai trò của các tổ chức tôn giáo, tổ chức xã hội tự nguyện trong việc thực hiện dân chủ cơ sở vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam; một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về dân chủ cơ sở và thực hiện dân chủ cơ sở...
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Tài Đông, Viện trưởng Viện Triết học nhận định: Trong thực hiện dân chủ cơ sở vùng dân tộc thiểu số, cấp cơ sở có vai trò đặc biệt quan trọng. Cấp cơ sở là cấp thấp nhất trong hệ thống hành chính cũng như trong cấu trúc chính trị nước ta, nhưng là cấp trực tiếp quan hệ với người dân, thể hiện ý chí chính trị, quán triệt quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước với người dân. Cấp cơ sở là cấp gần dân nhất, có thể phản ánh được sát nhất ý chí, nguyện vọng của người dân. Bên cạnh đó, cấp cơ sở là cấp người dân thực hiện quyền dân chủ của mình một cách rộng rãi nhất, giải quyết những khó khăn, khúc mắc, khiếu nại của người dân. Đồng thời, do đặc điểm văn hóa của các dân tộc thiểu số mà cách thức thực hiện dân chủ cơ sở vùng dân tộc thiểu số có những điểm khác so với các vùng khác. Yếu tố tập quán, thói quen với các nguyên tắc tự quản truyền thống là những yếu tố tác động không nhỏ đến việc thực hiện dân chủ cơ sở ở đây.
Vùng đồng bào các dân tộc thiểu số có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của Việt Nam nói chung và khu vực dân tộc thiểu số nói riêng trên các phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng... Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nước ta nói chung và vùng dân tộc thiểu số nói riêng, cũng như trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, thực hiện dân chủ cơ sở trong vùng dân tộc thiểu số được coi là mục tiêu hàng đầu, là động lực quan trọng của sự phát triển ở khu vực này, nhằm giúp đồng bào dân tộc thiểu số bắt kịp trình độ và hòa nhập cùng với sự phát triển của đất nước.
Đề cập đến một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về dân chủ cơ sở và thực hiện dân chủ cơ sở trong vùng dân tộc, Tiến sỹ Trần Tuấn Phong, Phó Viện trưởng Viện Triết học cho biết: Để có cơ sở thực hiện dân chủ cơ sở vùng dân tộc đạt hiệu quả, cần tập trung mọi biện pháp, hình thức cho việc nâng cao trình độ dân trí nói chung trong việc nhận thức về dân chủ và dân chủ cơ sở với các giải pháp như: Nâng cao nhận thức về dân chủ và đặc thù thực hành dân chủ tại Việt Nam; nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của dân chủ cơ sở và mối liên hệ với chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước...
Tiến sỹ Trần Tuấn Phong cũng cho rằng, cần có những giải pháp cụ thể trong việc nâng cao, thay đổi nhận thức, dân trí và thực hiện dân chủ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Cụ thể, để phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở thì người dân phải hiểu biết quyền lợi, trách nhiệm của mình và phải có kiến thức để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước. Tuyên truyền, giáo dục là một trong những biện pháp nâng cao dân trí, nhận thức của đồng bào dân tộc về dân chủ và dân chủ cơ sở.
Các giải pháp nâng cao, thay đổi nhận thức về dân chủ và dân chủ cơ sở luôn gắn liền với các giải pháp phát triển giáo dục nâng cao dân trí, chất lượng nguồn nhân lực, tạo điều kiện quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc; khắc phục tình trạng mù chữ, tái mù chữ khá phổ biến ở vùng cao; cần có chính sách đầu tư, hỗ trợ học sinh dân tộc từ cấp mầm non đến bậc trung học phổ thông, nhất là các xã đặc biệt khó khăn. Thực hành dân chủ không chỉ là mục tiêu, động lực, mà còn trở thành “chìa khoá” tập hợp khối đại đoàn kết và huy động sức mạnh tổng hợp, phát huy sức sáng tạo trong nhân dân.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Tài Đông, Viện trưởng Viện Triết học nhận định: Trong thực hiện dân chủ cơ sở vùng dân tộc thiểu số, cấp cơ sở có vai trò đặc biệt quan trọng. Cấp cơ sở là cấp thấp nhất trong hệ thống hành chính cũng như trong cấu trúc chính trị nước ta, nhưng là cấp trực tiếp quan hệ với người dân, thể hiện ý chí chính trị, quán triệt quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước với người dân. Cấp cơ sở là cấp gần dân nhất, có thể phản ánh được sát nhất ý chí, nguyện vọng của người dân. Bên cạnh đó, cấp cơ sở là cấp người dân thực hiện quyền dân chủ của mình một cách rộng rãi nhất, giải quyết những khó khăn, khúc mắc, khiếu nại của người dân. Đồng thời, do đặc điểm văn hóa của các dân tộc thiểu số mà cách thức thực hiện dân chủ cơ sở vùng dân tộc thiểu số có những điểm khác so với các vùng khác. Yếu tố tập quán, thói quen với các nguyên tắc tự quản truyền thống là những yếu tố tác động không nhỏ đến việc thực hiện dân chủ cơ sở ở đây.
Nâng cao trình độ dân trí là một giải pháp để nâng cao nhận thức về dân chủ cơ sở và thực hiện dân chủ cơ sở trong vùng dân tộc thiểu số. Trong ảnh: Quang cảnh lớp học xóa mù chữ tại thôn 4 Vàn, xã Phúc Lợi, huyện Lục Yên. Ảnh: Đinh Thùy - TTXVN |
Vùng đồng bào các dân tộc thiểu số có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của Việt Nam nói chung và khu vực dân tộc thiểu số nói riêng trên các phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng... Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nước ta nói chung và vùng dân tộc thiểu số nói riêng, cũng như trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, thực hiện dân chủ cơ sở trong vùng dân tộc thiểu số được coi là mục tiêu hàng đầu, là động lực quan trọng của sự phát triển ở khu vực này, nhằm giúp đồng bào dân tộc thiểu số bắt kịp trình độ và hòa nhập cùng với sự phát triển của đất nước.
Đề cập đến một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về dân chủ cơ sở và thực hiện dân chủ cơ sở trong vùng dân tộc, Tiến sỹ Trần Tuấn Phong, Phó Viện trưởng Viện Triết học cho biết: Để có cơ sở thực hiện dân chủ cơ sở vùng dân tộc đạt hiệu quả, cần tập trung mọi biện pháp, hình thức cho việc nâng cao trình độ dân trí nói chung trong việc nhận thức về dân chủ và dân chủ cơ sở với các giải pháp như: Nâng cao nhận thức về dân chủ và đặc thù thực hành dân chủ tại Việt Nam; nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của dân chủ cơ sở và mối liên hệ với chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước...
Tiến sỹ Trần Tuấn Phong cũng cho rằng, cần có những giải pháp cụ thể trong việc nâng cao, thay đổi nhận thức, dân trí và thực hiện dân chủ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Cụ thể, để phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở thì người dân phải hiểu biết quyền lợi, trách nhiệm của mình và phải có kiến thức để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước. Tuyên truyền, giáo dục là một trong những biện pháp nâng cao dân trí, nhận thức của đồng bào dân tộc về dân chủ và dân chủ cơ sở.
Các giải pháp nâng cao, thay đổi nhận thức về dân chủ và dân chủ cơ sở luôn gắn liền với các giải pháp phát triển giáo dục nâng cao dân trí, chất lượng nguồn nhân lực, tạo điều kiện quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc; khắc phục tình trạng mù chữ, tái mù chữ khá phổ biến ở vùng cao; cần có chính sách đầu tư, hỗ trợ học sinh dân tộc từ cấp mầm non đến bậc trung học phổ thông, nhất là các xã đặc biệt khó khăn. Thực hành dân chủ không chỉ là mục tiêu, động lực, mà còn trở thành “chìa khoá” tập hợp khối đại đoàn kết và huy động sức mạnh tổng hợp, phát huy sức sáng tạo trong nhân dân.
Hoàng Nam