Trong hai ngày 5-6/1, Viện Âm nhạc (Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam) phối hợp với Sở Văn hóa, Thông tin và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Hội thảo quốc tế Mo Mường và những hình thức nghi lễ tín ngưỡng tương đồng trên thế giới.
Ngày 20/12, tại Hưng Yên, Tỉnh ủy Hưng Yên phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao, Tỉnh ủy Hà Tĩnh, Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề "Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác -Danh nhân văn hóa và giá trị di sản".
Chiều 17/11, tại tỉnh Thái Nguyên, Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên đã tổ chức Hội thảo quốc tế chủ đề “Hướng tiếp cận mới của y học trong chăm sóc sức khỏe toàn cầu”. Hội thảo có sự tham gia của các diễn giả đến từ một số trường Đại học, Viện nghiên cứu trong, ngoài nước như: Viện Phát triển Y tế ASEAN, Đại học Mahidol (Thái Lan); Đại học Y Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc); Đại học Khoa học Ứng dụng Artevelde (Bỉ)… cùng hơn 300 nhà khoa học, học giả, học viên sau Đại học và sinh viên y khoa.
Ngày 06/9, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Khoa học An toàn Vệ sinh lao động Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo quốc tế “Vai trò của văn hóa an toàn trong việc kéo giảm tỷ lệ tai nạn lao động tại doanh nghiệp”.
Ngày 09/7/2017, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam phối hợp với Pháp viện Minh Đăng Quang đã khai mạc hội thảo quốc tế của Hiệp hội nghiên cứu tôn giáo và văn hoá Nam Á, Đông Nam Á (SSEARS) lần thứ 7. Hội thảo lần này có chủ đề "Vùng ASEAN và Nam Á: Nơi giao hoà của văn hoá và Phật giáo ở Đông Nam Á", thu hút phật tử và giới nghiên cứu tôn giáo từ 44 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự.
Trong hai ngày 13 và 14/11, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh và Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo quốc tế "Phật giáo vùng Mê Kông: Lịch sử và phát triển". Hội thảo thu hút gần 200 đại biểu là các giảng viên, nhà khoa học, nhà quản lý và công tác tôn giáo, giới nghiên cứu Phật học trên khắp cả nước và quốc tế tham gia, trong đó có hơn 40 đại biểu là các nhà nghiên cứu Phật giáo đến từ các nước Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Lào...