Hội thảo là hoạt động nằm trong khuôn khổ thỏa thuận đối tác chiến lược, thích ứng với biến đổi khí hậu, quản lý nước giữa Chính phủ Việt Nam và Hà Lan với nguồn vốn tài trợ của Cơ quan doanh nghiệp Hà Lan. Hội thảo giới thiệu về dự án và chiến lược truyền thông toàn diện nhằm truyền tải các nguyên tắc của kế hoạch Đồng bằng sông Cửu Long đến 13 tỉnh, thành trong khu vực. Với thông điệp “Tương lai của đồng bằng nằm trong tay của chúng ta”, chiến lược truyền thông được xây dựng nhằm định hướng thực hiện truyền thông bao gồm các chương trình đào tạo giảng viên và hội thảo tập huấn cho các đại biểu đến từ 13 tỉnh, thành trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Ông Phạm Phú Bình, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế - Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết: Trong những thập kỷ qua, vùng Đồng bằng sông Cửu Long đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, dưới tác động của biến đổi khí hậu, vùng phát triển không theo quy hoạch và khai thác quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên đang là mối đe dọa nghiêm trọng đến tương lai vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Theo ông Phạm Phú Bình, Chính phủ cũng như cộng đồng quốc tế đã và đang xây dựng các chiến lược, chương trình khác nhau nhằm thích ứng, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, một trong những sáng kiến đó là kế hoạch Đồng bằng sông Cửu Long.
Phát biểu tại hội thảo, Tổng lãnh sự Vương quốc Hà Lan tại Thành phố Hồ Chí Minh Carel Richter nhấn mạnh: Được soạn thảo từ năm 2013 trong khuôn khổ thoả thuận giữa Chính phủ Hà Lan và Chính phủ Việt Nam, kế hoạch Đồng bằng sông Cửu Long là tài liệu tham khảo, định hướng cho Chính phủ Việt Nam đề ra những nguyên tắc về phát triển bền vững, trong đó cân nhắc đến hai yếu tố phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường.
Ông Carel Richter cho biết, Kế hoạch Đồng bằng sông Cửu Long đã nhận được sự ủng hộ từ các cấp lãnh đạo Chính phủ Việt Nam, nhà tài trợ và đối tác thực hiện...
Theo đánh giá của Trường Đại học Cần Thơ, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, đóng góp 18% trong tổng số GDP quốc gia với các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản... Tuy nhiên, tương lai của vùng đang bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long được nhận định là một trong 5 khu vực đồng bằng bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu trên thế giới.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Trung Tính, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ nhấn mạnh: Kế hoạch này sẽ giúp vùng Đồng bằng sông Cửu Long kiến tạo, phát triển bền vững, thịnh vượng trên cơ sở chủ động thích ứng, chuyển hóa được những thách thức, biến thách thức thành cơ hội, bảo đảm cuộc sống ổn định và khá giả cho người dân cũng như bảo tồn giá trị truyền thống, văn hóa trước biến đổi khí hậu.
Ông Phạm Phú Bình, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế - Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết: Trong những thập kỷ qua, vùng Đồng bằng sông Cửu Long đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, dưới tác động của biến đổi khí hậu, vùng phát triển không theo quy hoạch và khai thác quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên đang là mối đe dọa nghiêm trọng đến tương lai vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Theo ông Phạm Phú Bình, Chính phủ cũng như cộng đồng quốc tế đã và đang xây dựng các chiến lược, chương trình khác nhau nhằm thích ứng, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, một trong những sáng kiến đó là kế hoạch Đồng bằng sông Cửu Long.
Phát biểu tại hội thảo, Tổng lãnh sự Vương quốc Hà Lan tại Thành phố Hồ Chí Minh Carel Richter nhấn mạnh: Được soạn thảo từ năm 2013 trong khuôn khổ thoả thuận giữa Chính phủ Hà Lan và Chính phủ Việt Nam, kế hoạch Đồng bằng sông Cửu Long là tài liệu tham khảo, định hướng cho Chính phủ Việt Nam đề ra những nguyên tắc về phát triển bền vững, trong đó cân nhắc đến hai yếu tố phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường.
Ông Carel Richter cho biết, Kế hoạch Đồng bằng sông Cửu Long đã nhận được sự ủng hộ từ các cấp lãnh đạo Chính phủ Việt Nam, nhà tài trợ và đối tác thực hiện...
Theo đánh giá của Trường Đại học Cần Thơ, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, đóng góp 18% trong tổng số GDP quốc gia với các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản... Tuy nhiên, tương lai của vùng đang bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long được nhận định là một trong 5 khu vực đồng bằng bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu trên thế giới.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Trung Tính, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ nhấn mạnh: Kế hoạch này sẽ giúp vùng Đồng bằng sông Cửu Long kiến tạo, phát triển bền vững, thịnh vượng trên cơ sở chủ động thích ứng, chuyển hóa được những thách thức, biến thách thức thành cơ hội, bảo đảm cuộc sống ổn định và khá giả cho người dân cũng như bảo tồn giá trị truyền thống, văn hóa trước biến đổi khí hậu.
Thanh Sang