Đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, thành viên Thường trực Ban Bí thư dự và chỉ đạo hội nghị. Dự hội nghị còn có Đoàn đại biểu Văn phòng Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.
Thay mặt Ban Bí thư, đồng chí Trần Quốc Vượng biểu dương và đánh giá cao những thành tích của cán bộ, công chức, người lao động làm công tác văn thư, lưu trữ của Đảng và tổ chức chính trị - xã hội đạt được trong hai năm qua; tin tưởng công tác văn thư, lưu trữ của Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội sẽ có những bước phát triển mới, luôn đảm bảo chính xác, kịp thời, bảo mật, an toàn và hiện đại.
Đồng chí Trần Quốc Vượng nhấn mạnh, các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội và người đứng đầu phải nhận thức đúng, đầy đủ vai trò, vị trí rất quan trọng của công tác văn thư, lưu trữ. Đây là một nội dung, quy trình không thể thiếu trong việc cung cấp thông tin phục vụ lãnh đạo. Tài liệu lưu trữ còn là tài sản quý giá đặc biệt, là trí tuệ, kinh nghiệm, hình ảnh hoạt động của Đảng, của dân tộc ta trong quá khứ, được đúc kết, tích lũy, lưu trữ cho muôn đời sau. Công tác văn thư và công tác lưu trữ có sự gắn kết chặt chẽ với nhau, một khâu là mở đầu và một khâu là kết thúc quá trình giải quyết công việc của lãnh đạo.
Nhấn mạnh công tác văn thư, lưu trữ phải đóng góp tích cực cho việc nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức đảng và các tổ chức chính trị - xã hội, đồng chí Trần Quốc Vượng đề nghị, toàn ngành văn thư, lưu trữ phải tiếp tục đổi mới về phương thức và nội dung công tác, nâng cao chất lượng, từng bước hiện đại hóa, triệt để ứng dụng các thành tựu khoa học – công nghệ hiện đại, nhất là công nghệ thông tin và truyền thông để đáp ứng kịp thời sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, các cấp ủy, tổ chức đảng, tổ chức chính trị - xã hội từ trung ương đến cơ sở.
Để thực hiện tốt công tác văn thư, lưu trữ, đồng chí Trần Quốc Vượng lưu ý cần tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ đối với các cơ quan, tổ chức đảng, tổ chức chính trị - xã hội trong quá trình thực hiện công tác văn thư, lưu trữ. Toàn ngành quan tâm xây dựng, củng cố đội ngũ cán bộ, nhân viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; mở rộng hợp tác trong và ngoài nước để công tác công tác văn thư, lưu trữ phát triển hiện đại, theo kịp xu thế chung của thế giới.
Theo báo cáo của Văn phòng Trung ương Đảng, từ năm 2015 đến nay, công tác văn thư, lưu trữ đảng và tổ chức chính trị - xã hội đã đóng góp tích cực vào quá trình chuẩn bị, tổ chức thành công và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2015-2020, cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, việc bầu và phê chuẩn các chức danh lãnh đạo chủ chốt của các cơ quan Nhà nước và Chính quyền địa phương.
Hai năm qua, công tác văn thư, lưu trữ đảng và các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục có bước phát triển mới. Tài liệu lưu trữ của Đảng được bảo vệ an toàn tuyệt đối.
Các cơ quan, tổ chức đã nghiêm túc quán triệt Quy định 270 -QĐ/TW ngày 6/12/2014 của Ban Bí thư về Phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam và các quy định của Đảng, Nhà nước về văn thư, lưu trữ.
Hệ thống chỉ đạo văn bản, chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ ngày càng hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Công tác văn thư bảo đảm thông tin phục vụ hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của các cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, tổ chức.
Công tác thu thập, chỉnh lý tài liệu Đại hội XII và Đại hội đảng bộ các cấp được chú ý làm tốt. Lưu trữ lịch sử và lưu trữ cơ quan đã chỉnh lý được khối lượng lớn tài liệu tồn đọng, chủ động đáp ứng kịp thời, đa dạng các yêu cầu khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ./.
Đồng chí Trần Quốc Vượng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Thanh Vũ - TTXVN |
Đồng chí Trần Quốc Vượng nhấn mạnh, các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội và người đứng đầu phải nhận thức đúng, đầy đủ vai trò, vị trí rất quan trọng của công tác văn thư, lưu trữ. Đây là một nội dung, quy trình không thể thiếu trong việc cung cấp thông tin phục vụ lãnh đạo. Tài liệu lưu trữ còn là tài sản quý giá đặc biệt, là trí tuệ, kinh nghiệm, hình ảnh hoạt động của Đảng, của dân tộc ta trong quá khứ, được đúc kết, tích lũy, lưu trữ cho muôn đời sau. Công tác văn thư và công tác lưu trữ có sự gắn kết chặt chẽ với nhau, một khâu là mở đầu và một khâu là kết thúc quá trình giải quyết công việc của lãnh đạo.
Nhấn mạnh công tác văn thư, lưu trữ phải đóng góp tích cực cho việc nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức đảng và các tổ chức chính trị - xã hội, đồng chí Trần Quốc Vượng đề nghị, toàn ngành văn thư, lưu trữ phải tiếp tục đổi mới về phương thức và nội dung công tác, nâng cao chất lượng, từng bước hiện đại hóa, triệt để ứng dụng các thành tựu khoa học – công nghệ hiện đại, nhất là công nghệ thông tin và truyền thông để đáp ứng kịp thời sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, các cấp ủy, tổ chức đảng, tổ chức chính trị - xã hội từ trung ương đến cơ sở.
Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: Thanh Vũ - TTXVN |
Theo báo cáo của Văn phòng Trung ương Đảng, từ năm 2015 đến nay, công tác văn thư, lưu trữ đảng và tổ chức chính trị - xã hội đã đóng góp tích cực vào quá trình chuẩn bị, tổ chức thành công và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2015-2020, cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, việc bầu và phê chuẩn các chức danh lãnh đạo chủ chốt của các cơ quan Nhà nước và Chính quyền địa phương.
Hai năm qua, công tác văn thư, lưu trữ đảng và các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục có bước phát triển mới. Tài liệu lưu trữ của Đảng được bảo vệ an toàn tuyệt đối.
Các cơ quan, tổ chức đã nghiêm túc quán triệt Quy định 270 -QĐ/TW ngày 6/12/2014 của Ban Bí thư về Phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam và các quy định của Đảng, Nhà nước về văn thư, lưu trữ.
Hệ thống chỉ đạo văn bản, chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ ngày càng hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Công tác văn thư bảo đảm thông tin phục vụ hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của các cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, tổ chức.
Công tác thu thập, chỉnh lý tài liệu Đại hội XII và Đại hội đảng bộ các cấp được chú ý làm tốt. Lưu trữ lịch sử và lưu trữ cơ quan đã chỉnh lý được khối lượng lớn tài liệu tồn đọng, chủ động đáp ứng kịp thời, đa dạng các yêu cầu khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ./.
TTXVN/Báo ảnh Dân tộc và Miền núi