Các nhà nghiên cứu đang bắt đầu giải mã được những điều chưa rõ về hội chứng COVID kéo dài (Long COVID), mở ra hy vọng đạt được những đột phá về điều trị trong tương lai và hiểu rõ hơn về các hội chứng mãn tính khác.
Ngày 31/7, Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH) đã công bố dự án RECOVER trị giá 1,15 tỷ USD, nhằm nghiên cứu thử nghiệm các phương pháp điều trị hội chứng COVID-19 kéo dài (long COVID).
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện những người mắc hội chứng COVID kéo dài (Long COVID) có hoạt động bất thường ở não bộ. Nghiên cứu do các nhà khoa học thuộc Trường Y của Đại học Maryland (UMSOM) tiến hành, công bố trên tạp chí chuyên ngành Neurology.
Theo kết quả nghiên cứu mới công bố, một số bệnh nhân mắc hội chứng COVID kéo dài vẫn còn virus SARS-CoV-2 trong máu và các triệu chứng kéo dài là do hệ miễn dịch vẫn đang chiến đấu với virus ẩn náu đâu đó trong cơ thể.
Vaccine ngừa COVID-19 chỉ giúp giảm khoảng 15% nguy cơ mắc hội chứng COVID kéo dài (Long COVID). Đây là kết quả dựa trên nghiên cứu đối với hơn 13 triệu người, do nhóm các nhà khoa học Mỹ tiến hành. Nghiên cứu trên được công bố trên tạp chí Nature Medicine ngày 25/5.
Giới chuyên gia New Zealand cho biết dịch bệnh COVID-19 vẫn đang lây lan và khoảng 200.000 người dân nước này đang phải đối mặt với các triệu chứng COVID kéo dài (Long COVID). Để khắc phục và nhanh chóng thoát khỏi các triệu chứng này, các chuyên gia khuyến nghị chú trọng chế độ ăn uống bởi dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với việc tăng cường hệ miễn dịch.
Các nhà nghiên cứu Anh gần đây phát hiện ra rằng vaccine ngừa COVID-19 dường như giúp giảm các triệu chứng của hội chứng COVID kéo dài. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định vẫn cần nhiều nghiên cứu mới có thể chứng minh được hiệu quả của vaccine trong việc điều trị các triệu chứng của COVID kéo dài. Nghiên cứu này đã được đăng trên tạp chí The BMJ.
Số ca mắc COVID-19 tại Mỹ lại đang trên đà tăng, với một số người sẽ đối mặt với hội chứng COVID kéo dài (Long COVID), có thể dẫn đến nhiều triệu chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống hằng ngày của bệnh nhân.
Hát có thể giúp giảm đáng kể tình trạng khó thở khi mắc hội chứng COVID-kéo dài. Đây là kết quả nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí y khoa “The Lancet Respiratory Medicine”.
Một nghiên cứu nhỏ ở những bệnh nhân gặp hội chứng COVID kéo dài (long COVID) cho thấy nguyên nhân gần 60 % số bệnh nhân này bị tổn thương dây thần kinh là do khiếm khuyết trong phản ứng miễn dịch. Phát hiện này có thể mở ra triển vọng về một phương pháp điều trị mới cho các bệnh nhân bị tổn thương thần kinh ngoại biên.
Các nhà khoa học Nhật Bản mới đây đã phát hiện virus SARS-CoV-2 gây ra tình trạng lão hóa các tế bào trong cơ thể con người ở giai đoạn khởi phát, đây có thể là nguyên nhân dẫn đến hội chứng COVID kéo dài (Long COVID). Nghiên cứu trên được đăng tải trên tạp chí Nature Aging của Anh.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y khoa Anh (British Medical Journal - BMJ) mới đây cho thấy những người trên 65 tuổi sau khi bị mắc COVID-19 sẽ có thể xảy ra nhiều biến chứng về sức khỏe hơn so với những người không bị bệnh này. Nói cách khác, hội chứng COVID kéo dài (Long COVID) ở nhóm người này được thể hiện qua nhiều bệnh, thay vì chỉ có tổn thương phổi và hệ hô hấp.
Hụt hơi, đau đầu, mất ngủ, đau cơ, đau khớp, ho kéo dài.... là một loạt triệu chứng mà người mắc COVID-19 trải qua sau khi khỏi bệnh. Nhiều bác sĩ đã khuyến khích bệnh nhân luyện tập thể chất sau khi khỏi bệnh để phục hồi sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều cuộc khảo sát cho thấy việc luyện tập làm trầm trọng thêm hội chứng COVID kéo dài (long COVID) ở người mắc COVID-19 khỏi bệnh.
Sức khỏe đường ruột ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của cơ thể. Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng các vi khuẩn sống trong ruột non của con người nếu mất cân bằng có thể dẫn tới nguy cơ bị mắc hội chứng COVID kéo dài sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2.