Mục đích hội thảo nhằm lấy ý kiến của các chuyên gia và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan để hoàn thiện Báo cáo quốc gia về thực thi Công ước quốc tế các quyền dân sự, chính trị trước khi nộp lên Ủy ban Nhân quyền của Liên hợp quốc. Cho đến nay, Việt Nam là thành viên của 7 điều ước quốc tế cơ bản về quyền con người, trong đó có Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị. Theo bà Nguyễn Linh Kha, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế (Bộ Tư pháp), Báo cáo quốc gia về thực thi Công ước ICCPR lần thứ 3 tập trung đánh giá thực trạng thực thi các điều khoản cụ thể của Công ước tại Việt Nam, trong đó nhấn mạnh rằng các quyền dân sự, chính trị được thể hiện đầy đủ trong Hiến pháp 2013 và được thể chế hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Việt Nam đã nghiêm túc thực hiện cơ chế rà soát định kỳ phổ quát, tích cực tham gia và nhiều cơ chế quan trọng của Liên hợp quốc về quyền con người như Hội đồng nhân quyền nhiệm kỳ 2014 – 2016, Hội đồng Kinh tế - Xã hội nhiệm kỳ 2016 – 2018; chủ động đối thoại về quyền con người với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Quang cảnh Hội thảo - Ảnh: Thành Chung - TTXVN |
Các đại biểu điều đánh giá cao những nỗ lực của quốc gia trong việc thực hiện Công ước ICCPR, kể từ khi Việt Nam gia nhập Công ước này năm 1982.
Tuy nhiên, Báo cáo cũng thẳng thắn chỉ ra những thách thức đối với việc thực thi Công ước tại Việt Nam như khuôn khổ pháp luật, mức độ phát triển kinh tế - xã hội không đồng đều giữa các vùng miền, phong tục tập quán, biến động tình hình quốc tế…
Theo ông Lê Khắc Quang, chuyên gia của Hội Luật gia Việt Nam, Báo cáo cần chỉ rõ thêm những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi Công ước như tác động của kinh tế, quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo…
Tuy nhiên, Báo cáo cũng thẳng thắn chỉ ra những thách thức đối với việc thực thi Công ước tại Việt Nam như khuôn khổ pháp luật, mức độ phát triển kinh tế - xã hội không đồng đều giữa các vùng miền, phong tục tập quán, biến động tình hình quốc tế…
Theo ông Lê Khắc Quang, chuyên gia của Hội Luật gia Việt Nam, Báo cáo cần chỉ rõ thêm những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi Công ước như tác động của kinh tế, quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo…
Ông Nguyễn Khánh Ngọc, Thứ trưởng Bộ Tư pháp cho biết, Việt Nam cam kết tuân thủ các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Công ước ICCPR có tầm quan trọng và mức độ phổ quát lớn, Việt Nam hết sức nỗ lực thực hiện nghĩa vụ quốc gia thành viên của Công ước này. Báo cáo quốc gia về thực thi Công ước ICCPR được xây dựng, tiếp cận một cách đa chiều nhằm phản ánh khách quan tình hình thực thi Công ước ICCPR tại Việt Nam. Báo cáo sau khi hoàn thiện sẽ được trình Ủy ban Nhân quyền của Liên hợp quốc. Công ước ICCPR được Liên hợp quốc thông qua vào ngày 16/2/1996 và có hiệu lực ngày 23/3/1976. Hiện Công ước ICCPR có khoảng 170 nước tham gia./.
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN