Ngày 15/3, tại xã Cao Mã Pờ (huyện Quản Bạ, Hà Giang), huyện Quản Bạ phối hợp với Công ty Du lịch Hà Giang Trẻ đã diễn ra Lễ hội hoa Đào năm 2025 với chủ đề “Lung linh sắc đào - Xuân về biên cương”. Đây là dịp tôn vinh vẻ đẹp rực rỡ của hoa đào Hà Giang; là cơ hội để quảng bá văn hóa, du lịch và đời sống của đồng bào các dân tộc nơi biên cương Tổ quốc.
Trong hai ngày 8-9/2, tại làng K3 (xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định) diễn ra Lễ hội hoa đào với nhiều hoạt động để người dân và du khách trải nghiệm.
Tối 22/1, tại thành phố Tây Ninh (tỉnh Tây Ninh), Chợ hoa Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Sắc Xuân trên thành phố Tây Ninh” đã được khai mạc với hơn 300 gian hàng. Trên 500.000 cây cảnh các loại như: Hoa đào, hoa mai, hoa giấy, cúc, vạn thọ, quất, trang và bon sai… được các nhà vườn trong tỉnh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đưa về phục vụ nhu cầu mua sắm và trưng bày của người nhân dân trong dịp Tết.
Đào là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, mang lại thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong năm. Vì vậy vào thời điểm này khi rét đậm về, hàng trăm hộ dân đã tiến hành tuốt lá, chăm sóc đào để cây kịp ra hoa vào dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
Hoa đào từ lâu đã trở thành biểu tượng cho năm mới ở miền Bắc nước ta. Thế nhưng, nhiều năm nay, ở cao nguyên Đắk Lắk đầy nắng và gió, hoa đào “bén duyên” với người dân thị xã Buôn Hồ và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Không chỉ tô điểm thêm cho nét đẹp ngày Xuân, đáp ứng nhu cầu trang trí của nhân dân mà còn mang lại triển vọng về phát triển du lịch, phát triển ngành hàng mới ở tỉnh Đắk Lắk.
Những này giáp Tết Nguyên đán, khắp các con phố của Hà Nội tràn ngập sắc hồng của hoa đào, vàng mọng của quất, rực rỡ sắc màu mai vàng. Có lẽ hiếm nơi nào trên thế giới, ngày áp Tết phố phường lại mang một hương vị Xuân nồng nàn thân thương đến thế.
Nhiều năm qua, các huyện vùng cao trên địa bàn tỉnh Hòa Bình như: Mai Châu, Lạc Sơn, Đà Bắc... đã tận dụng thổ nhưỡng khí hậu mát mẻ để nhân giống trồng đào rừng. Đào được trồng quanh nhà, trên rẫy, không chỉ là một nét văn hóa, làm đẹp bản làng, cây đào giờ đây còn mang lại giá trị kinh tế, góp phần đem đến cái Tết no đủ cho nhiều người dân vùng cao.
Ngày 15/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn đã công bố biểu trưng (logo) và khẩu hiệu (slogan) du lịch của tỉnh. Theo đó, biểu trưng du lịch Lạng Sơn là hình ảnh cách điệu núi Mẫu Sơn và hoa đào, khẩu hiệu du lịch là "Ai lên xứ Lạng cùng anh..."
Thời điểm này, nông dân nhiều vùng trồng hoa ở Tây Nguyên đang tất bật cho cây vào chậu để chăm sóc, chuẩn bị đưa thành phẩm ra thị trường phục vụ người chơi hoa Tết. Tây Nguyên thiên về văn hóa miền Trung, miền Nam nên thường trưng mai, cúc vào độ Xuân sang. Tuy nhiên, ở đây cũng có những người con xa xứ nhớ quê, họ trồng hàng trăm gốc đào để phục vụ người chơi hoa, góp phần mang không khí rộn ràng của Tết miền Bắc đến với mảnh đất Tây Nguyên đại ngàn.
Còn hơn 20 ngày nữa mới đến Tết Nguyên đán nhưng trên đường phố Hà Nội đã bắt đầu bán đào cảnh. Giá đào năm nay không tăng nhiều so với năm trước: cành đào nhỏ, đào dăm giá từ 30.000 - 100.000 đồng, cành to trên 300.000 đồng.
Tối 2/2, tại Sân vận động Pa Kha thuộc xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ, lần đầu tiên, tỉnh Sơn La tổ chức Ngày hội Hoa đào. Chương trình thu hút sự tham gia của hàng trăm người dân, du khách đến từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh.
Cứ mỗi độ xuân về, khi những cơn mưa phùn lất phất bay trong tiết trời se lạnh cũng là lúc người Mông xóm Phjắc Cát, xã Dân Chủ, huyện Hòa An (Cao Bằng) rộn ràng đón Tết, vui xuân.