Giá trị các khúc hát lượn Nàng Hai ở Cao Bằng

Giá trị các khúc hát lượn Nàng Hai ở Cao Bằng

Lễ hội Nàng Hai xã Tiên Thành, huyện Phục Hòa( Cao Bằng) khởi nguồn từ tín ngưỡng thờ mẫu của người Việt kết hợp với truyền thống coi trọng mẹ sinh sản của người Tày. Nữ thần trông coi việc sinh nở được người Tày gọi là “Mẻ Bjoóc” (mẹ hoa). “Mẻ Bjoóc” ở trên trời mới là mẹ đẻ, còn mẹ ở trần gian chỉ là người thừa lệnh “Mẻ Bjoóc” sinh ra con. Từ xuất phát đó cộng với truyền thống luôn đề cao phụ nữ, người Tày đã xây dựng hình tượng “Mẻ Bjoóc” thành mẹ Trăng, bởi trăng là một hiện tượng thiên nhiên với quan niệm dân gian là chủ về nước - thái âm.
Lạng Sơn bảo tồn nghệ thuật hát then, sli, lượn dân tộc Nùng, Tày

Lạng Sơn bảo tồn nghệ thuật hát then, sli, lượn dân tộc Nùng, Tày

Chiều 2/3, tại khuôn viên Tượng đài Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn, Trung tâm Văn hóa nghệ thuật tỉnh Lạng Sơn phối hợp với các Câu lạc bộ hát sli, lượn trên địa bàn tỉnh tổ chức Hội hát then, sli, lượn dân tộc Tày, Nùng. Đây là hoạt động ý nghĩa, nét sinh hoạt văn hóa đặc trưng trong đời sống của đồng bào các dân tộc xứ Lạng, góp phần bảo tồn, gìn giữ loại hình nghệ thuật này.

Bảo tồn và phát huy điệu lượn Slương của người Tày ở Cao Bằng

Bảo tồn và phát huy điệu lượn Slương của người Tày ở Cao Bằng

Lượn Slương là một làn điệu dân ca độc đáo, đặc sắc của người Tày vùng Việt Bắc nói chung và tỉnh Cao Bằng nói riêng. Hiện nay do tác động của cơ chế thị trường, thế hệ trẻ người dân tộc Tày ít người quan tâm đến thể loại dân ca cổ truyền này, khiến cho điệu lượn Slương có nguy cơ mai một và mất hẳn. Vì vậy, các ngành chức năng tỉnh Cao Bằng cần có những giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị nhân văn của thể loại dân ca độc đáo này.