Tỉnh Kiên Giang có đường bờ biển trên đất liền dài hơn 200 km với diện tích rừng phòng hộ ven biển hàng chục nghìn km là lợi thế phát triển kinh tế ven biển với đa dạng các mô hình như: nuôi sò huyết, nuôi ba khía, nuôi cá, tôm, cua biển… với thu nhập từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Phát huy hiệu quả kinh tế các mô hình mang lại, tỉnh Kiên Giang quan tâm nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững.
Huyện ven biển Diễn Châu (Nghệ An) có hơn 20 km đường bờ biển với hơn 500 phương tiện tàu, thuyền chuyên khai thác hải sản. Chợ Lạch Vạn (xã Ngọc Bích, huyện Diễn Châu) nằm cạnh cảng cá Lạch Vạn, là chợ đầu mối lớn nhất trên địa bàn huyện Diễn Châu, nơi tập trung nguồn hải sản lớn nhất của ngư dân các xã, thị trấn ven biển, bãi ngang của địa phương. Chợ bán buôn sôi nổi nhất vào thời điểm rạng sáng với vô số loài cá, tôm, cua, ghẹ, ốc, mực... Vào dịp gần Tết, ngư dân tăng tần suất, gối chuyến vươn khơi nên không khí chợ Lạch Vạn càng nhộn nhịp, tất bật.
Vụ cá Nam bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 âm lịch, đối với ngư dân ở các địa phương ven biển ở tỉnh Ninh Thuận, đây là vụ khai thác hải sản chính trong năm. Để giúp ngư dân khai thác hiệu quả, ngành thủy sản thường xuyên cập nhật, cung cấp thông tin về ngư trường, nguồn lợi thủy sản; đồng thời hướng dẫn bà con ngư dân tuân thủ các quy định Luật Thủy sản khi tham gia khai thác trên biển.
Giảm khai thác hải sản từ tự nhiên, tăng nuôi trồng trên biển (nuôi biển) là hướng đi được ngành thủy sản coi là một giải pháp giúp cân bằng giữa nhu cầu của con người với bảo tồn tài nguyên biển, phát triển bền vững. Vì vậy, chuyển đổi sang nuôi biển, phát triển quy mô nuôi công nghiệp, hướng tới xuất khẩu, nâng cao chất lượng và giá trị thủy sản Việt Nam sẽ là xu hướng tất yếu.
Nhờ khai thác tốt lợi thế và sự đầu tư phát triển đúng hướng ngành thủy sản, tỉnh Bình Thuận đã trở thành một trong những trung tâm nghề cá lớn của cả nước. 30 năm qua từ khi tái lập tỉnh (1/4/1992-1/4/2022), cùng với sự đổi mới của tỉnh Bình Thuận, ngành thủy sản đã có những bước phát triển nhanh, ổn định, vươn lên thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh.
Giai đoạn 2021 - 2030, tỉnh Kiên Giang chú trọng khai thác tiềm năng, lợi thế, thúc đẩy nghề nuôi biển phát bền vững, hiệu quả theo hướng công nghiệp, hiện đại, góp phần tăng trưởng kinh tế biển, tăng thu nhập và cải thiện đời sống người dân vùng biển đảo. Tỉnh sẽ thực hiện nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư phát triển nuôi biển.
Để hoạt động khai thác hải sản gần bờ đi vào trật tự, đúng quy định, nâng cao hiệu quả khai thác, hạn chế xâm hại nguồn lợi thủy sản, các ngành chức năng, đơn vị quản lý ở Cà Mau đã triển khai nhiều giải pháp từ tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm và tiêu biểu nhất là xây dựng mô hình hỗ trợ ngư dân chuyển đổi ngành nghề. Tuy vậy, hoạt động này vẫn chưa đạt hiệu quả như kỳ vọng.
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp lần thứ ba Ban Chỉ đạo quốc gia về khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định số 596/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (viết tắt là Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU). Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng là Trưởng ban.
Nhằm thực hiện Quyết định 48/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích khai thác hải sản ở vùng biển xa, từ đầu năm đến nay tỉnh Quảng Trị đã hỗ trợ trên 25 tỷ đồng cho những ngư dân có tàu cá khai thác hải sản xa bờ.
Chứa nhiều chất béo và protein tốt, hải sản là một trong những loại thực phẩm lành mạnh nhất. Nhưng đôi khi chúng có thể bị nhiễm vi khuẩn và các hóa chất độc hại hoặc chứa hàm lượng cao thủy ngân có thể gây hại cho sức khỏe.
Huyện Trần Đề cách thành phố Sóc Trăng 30km về phía Đông Nam, là nơi trú ngụ của các loài hải sản như cua, sò, nghêu, cá. Tận dụng sản vật thiên nhiên mang lại, người dân ấp Mỏ Ó, xã Trung Bình mưu sinh đánh bắt hải sản trên những bãi bồi. Để đi nhanh trên trên mặt bùn ven biển, người dân dùng tấm ván trượt để di chuyển nên được gọi với cái tên nghề “trượt mong”. Hiện nay tại ấp Mỏ Ó có trên 40 hộ dân mưu sinh bằng nghề này, trung bình 4 tiếng/buổi khi thủy triều rút.
Ngao là món hải sản được nhiều người yêu thích, đặc biệt lượng chất béo rất thấp tốt cho những ai ăn kiêng. Tuy nhiên, một số đối tượng nên tránh xa món ngao vì sức khỏe.
Về Thanh Hóa những ngày cuối tháng 3 mới thấy hết không khí khẩn trương, nhộn nhịp mỗi khi tàu, thuyền về bến bởi đây là thời điểm “chính vụ” đánh bắt sứa – loại hải sản mà bà con nơi này ưu ái gọi tên là “vàng trắng”, là “lộc biển”. Mỗi vụ sứa có thể đem về cho ngư dân Thanh Hóa hàng trăm triệu đồng. Nghề khai thác sứa đang trở thành nghề chính của ngư dân các địa phương ven biển ở xứ Thanh.
Trưa 7/2/2017, một vụ hỏa hoạn lớn đã xảy ra tại quán nhậu hải sản nằm trên đường Phạm Văn Đồng, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. Những người bên trong quán đã kịp thời thoát ra ngoài.
Ngày 27/8, tại Thừa Thiên - Huế đã diễn ra hội nghị "Báo cáo tiến độ kê khai, thống kê thiệt hại do sự cố môi trường biển miền Trung và bàn giải pháp chỉ đạo sản xuất thủy sản" do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức, với sự tham gia của các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.
Nam Du có rất nhiều món hải sản dân dã, lạ miệng và tươi ngon khiến khách phương xa từng ghé qua thưởng thức phải thương nhớ và thường xuyên quay trở lại. Đó là các món mực trứng hấp gừng, sò điệp nướng mỡ hành, cá xanh xương nướng giấy bạc, canh chua cá bớp, cháo nhum, nhum nướng mỡ hành, khô cá.
Sau sự cố môi trường xảy ra dọc bờ biển các tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế, Chính phủ, các bộ ngành Trung ương, địa phương đã bước đầu triển khai hỗ trợ người dân. Ngư dân miền Trung và nhóm lao động phụ thuộc vào ngành đánh bắt, chế biến hải sản đang mong chờ những giải pháp đền bù, hỗ trợ vốn và lãi suất, đào tạo nghề để họ sớm có việc làm, thu nhập, ổn định cuộc sống.
Vùng biển thị xã La Gi (Bình Thuận) không chỉ nổi tiếng với nhiều điểm du lịch và bãi tắm đẹp mà còn có nhiều loại hải sản đánh bắt ven bờ rất được du khách ưa chuộng, đặc biệt con cá dỗi.
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc làm việc với các địa phương bị ảnh hưởng do hiện tượng hải sản chết bất thường.
Nhiều ngày qua, tại tỉnh Quảng Bình, hiện tượng cá biển chết bất thường đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân, nhất là ngư dân ven biển
Liên quan đến hiện tượng hải sản chết bất thường tại các tỉnh ven biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế trong các ngày vừa qua, sau khi nghe Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng báo cáo tình hình kiểm tra thực địa tại tỉnh Hà Tĩnh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giao UBND các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế rà soát, thống kê các hộ nuôi trồng, khai thác thuỷ, hải sản bị thiệt hại, mức độ thiệt hại, đảm bảo đầy đủ, chính xác; có đề xuất biện pháp hỗ trợ cho bà con ngư dân, nhất là các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, khó khăn, các trường hợp bị thiệt hại lớn, nặng nề, giúp người dân sớm ổn định cuộc sống. Không được để dân thiếu đói do phải ngừng đánh bắt hải sản.
Ngày 22/2/2016, tại xã Cảnh Dương, UBND huyện Quảng Trạch cùng UBND xã Cảnh Dương (Quảng Trạch, Quảng Bình) tổ chức Lễ Cầu ngư, ra quân đánh bắt hải sản đầu năm 2016.