Đầu tư một cách bài bản
Theo ông Lê Hồng Hà, Phó Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam, mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam (chỉ số ICT Index) năm 2016 dựa trên 3 chỉ số thành phần: Hạ tầng kỹ thuật CNTT, hạ tầng nhân lực CNTT và ứng dụng CNTT... Đặc biệt, năm 2016 là năm đầu tiên đơn vị tổ chức công bố chỉ số sản xuất, kinh doanh CNTT (Vietnam IT Industry Index) và theo ông Đào Đình Khả, Vụ trưởng Vụ CNTT (Bộ TT-TT) thì chỉ số này hết sức có ý nghĩa nhằm giúp các địa phương xác định năng lực phát triển công nghiệp CNTT, từ đó xây dựng chiến lược phát triển phù hợp...
Như vậy có thể nhận thấy, trong thời gian qua, nhất là từ năm 2016 đến nay, Hà Nội đã đẩy mạnh đầu tư và thực hiện ứng dụng CNTT một cách bài bản. Cụ thể, thành phố đã xác định việc ứng dụng CNTT phải được thống nhất và liên thông. Quan điểm này được áp dụng triệt để, bảo đảm cho cả quá trình thực hiện. Về hạ tầng, thành phố cũng đã hoàn thành việc kết nối mạng WAN đến 584 xã, phường, thị trấn; bảo đảm trang thiết bị (máy tính, máy in, máy scan...) phục vụ cho triển khai dịch vụ công; thuê trung tâm dữ liệu chính tại Viettel kết hợp với trung tâm dữ liệu dự phòng do Sở TT-TT quản lý.
Từ tháng 2-2016, thành phố cung cấp dịch vụ công mức độ 3 trong lĩnh vực tư pháp theo từng giai đoạn, với phương châm thí điểm, đánh giá, rút kinh nghiệm. Sau khi hai quận Long Biên và Nam Từ Liêm thí điểm thành công mới triển khai rộng ra 10 quận còn lại; tiếp đó thí điểm ở 6 huyện, rồi mới triển khai nốt ở 12 huyện, thị xã và đến cuối năm 2016 trên toàn thành phố đã hoàn thành việc đưa vào khai thác dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 lĩnh vực tư pháp.
Với kết quả này, Hà Nội là đơn vị đầu tiên trong cả nước cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 liên thông đến cấp xã. Cũng trong năm 2016, Hà Nội đã cung cấp 129 dịch vụ công mức độ 3 ở 10 lĩnh vực và tỷ lệ người sử dụng các dịch vụ công qua mạng ngày càng cao.
Đáng chú ý, năm 2016, Hà Nội đã đẩy mạnh việc đào tạo CNTT cho hàng nghìn cán bộ, công chức xã, phường và cán bộ, viên chức ngành Giáo dục. Để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, thành phố đã ban hành Công văn số 3718/UBND-KGVX ngày 21-6-2016 quy định việc đánh giá năng lực cán bộ và xếp hạng thi đua của đơn vị căn cứ cả vào kết quả học tập, triển khai ứng dụng CNTT.
Nhấn mạnh vai trò của người đứng đầu
Có thể khẳng định, kết quả ứng dụng CNTT tại Hà Nội có vai trò quan trọng của người đứng đầu. Ngay từ đầu năm 2016, thành phố đã kiện toàn Ban Chỉ đạo Ứng dụng CNTT thành phố do Chủ tịch UBND thành phố là Trưởng ban và các thành viên là người đứng đầu sở, ngành, quận, huyện, thị xã.
Đến nay, tại các cuộc họp về ứng dụng CNTT của thành phố, thành phần tham dự đều là người đứng đầu đơn vị... Điều này cũng dễ hiểu vì khi người đứng đầu thông suốt, thì mới đẩy mạnh triển khai ứng dụng tại đơn vị mình. Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Ứng dụng CNTT thành phố đầu năm 2017, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung đã khẳng định, sự thành công này bắt nguồn từ nhận thức, sự quyết tâm của lãnh đạo các đơn vị, địa phương.
Với quan điểm, người đứng đầu phải rõ, phải thành thạo ứng dụng CNTT, thành phố đã thực hiện trang bị máy tính bảng cho giám đốc, chủ tịch, các chức danh phó phụ trách về CNTT, văn xã khối sở, ngành, quận, huyện, thị xã từ ngày 1-1-2017, để bảo đảm việc gửi thư mời, công văn và sắp tới là văn bản, tài liệu (không thuộc dạng mật) qua môi trường mạng thay cho văn bản.
Bên cạnh đó, để tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT và triển khai các dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp, năm 2017, Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh đào tạo và cấp chứng chỉ về chuẩn kỹ năng CNTT cho 7 chức danh cán bộ và lãnh đạo xã, phường, thị trấn cùng đội ngũ giáo viên. Theo Giám đốc Sở TT-TT Phan Lan Tú, việc đào tạo, tập huấn này đã và sẽ góp phần tích cực cho triển khai ứng dụng CNTT cũng như việc triển khai sâu rộng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 trên toàn thành phố.
Chia sẻ về việc thực hiện trong năm 2017, lãnh đạo Sở TT-TT khẳng định, thành phố xác định CNTT là trọng tâm để cải cách hành chính, vì vậy đã đề ra các chỉ tiêu cụ thể. Trong đó, các cơ quan nhà nước thành phố cung cấp tối thiểu 40% thủ tục hành chính trực tuyến mức độ 3, 4. 100% đơn vị sử dụng phần mềm một cửa điện tử dùng chung kết nối cổng dịch vụ công thống nhất toàn thành phố và kết nối với hệ thống dịch vụ công mức độ 3, 4.
Hà Nội phấn đấu đạt trên 60% hồ sơ đăng ký qua mạng đối với các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 lĩnh vực tư pháp, đăng ký kinh doanh, các lĩnh vực khác đạt tối thiểu 30%. Toàn bộ cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước thành phố sử dụng hộp thư điện tử để trao đổi thông tin, đồng thời được hướng dẫn, đào tạo sử dụng phần mềm dùng chung...
Theo ông Lê Hồng Hà, Phó Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam, mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam (chỉ số ICT Index) năm 2016 dựa trên 3 chỉ số thành phần: Hạ tầng kỹ thuật CNTT, hạ tầng nhân lực CNTT và ứng dụng CNTT... Đặc biệt, năm 2016 là năm đầu tiên đơn vị tổ chức công bố chỉ số sản xuất, kinh doanh CNTT (Vietnam IT Industry Index) và theo ông Đào Đình Khả, Vụ trưởng Vụ CNTT (Bộ TT-TT) thì chỉ số này hết sức có ý nghĩa nhằm giúp các địa phương xác định năng lực phát triển công nghiệp CNTT, từ đó xây dựng chiến lược phát triển phù hợp...
Như vậy có thể nhận thấy, trong thời gian qua, nhất là từ năm 2016 đến nay, Hà Nội đã đẩy mạnh đầu tư và thực hiện ứng dụng CNTT một cách bài bản. Cụ thể, thành phố đã xác định việc ứng dụng CNTT phải được thống nhất và liên thông. Quan điểm này được áp dụng triệt để, bảo đảm cho cả quá trình thực hiện. Về hạ tầng, thành phố cũng đã hoàn thành việc kết nối mạng WAN đến 584 xã, phường, thị trấn; bảo đảm trang thiết bị (máy tính, máy in, máy scan...) phục vụ cho triển khai dịch vụ công; thuê trung tâm dữ liệu chính tại Viettel kết hợp với trung tâm dữ liệu dự phòng do Sở TT-TT quản lý.
Ảnh minh họa |
Từ tháng 2-2016, thành phố cung cấp dịch vụ công mức độ 3 trong lĩnh vực tư pháp theo từng giai đoạn, với phương châm thí điểm, đánh giá, rút kinh nghiệm. Sau khi hai quận Long Biên và Nam Từ Liêm thí điểm thành công mới triển khai rộng ra 10 quận còn lại; tiếp đó thí điểm ở 6 huyện, rồi mới triển khai nốt ở 12 huyện, thị xã và đến cuối năm 2016 trên toàn thành phố đã hoàn thành việc đưa vào khai thác dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 lĩnh vực tư pháp.
Với kết quả này, Hà Nội là đơn vị đầu tiên trong cả nước cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 liên thông đến cấp xã. Cũng trong năm 2016, Hà Nội đã cung cấp 129 dịch vụ công mức độ 3 ở 10 lĩnh vực và tỷ lệ người sử dụng các dịch vụ công qua mạng ngày càng cao.
Đáng chú ý, năm 2016, Hà Nội đã đẩy mạnh việc đào tạo CNTT cho hàng nghìn cán bộ, công chức xã, phường và cán bộ, viên chức ngành Giáo dục. Để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, thành phố đã ban hành Công văn số 3718/UBND-KGVX ngày 21-6-2016 quy định việc đánh giá năng lực cán bộ và xếp hạng thi đua của đơn vị căn cứ cả vào kết quả học tập, triển khai ứng dụng CNTT.
Nhấn mạnh vai trò của người đứng đầu
Có thể khẳng định, kết quả ứng dụng CNTT tại Hà Nội có vai trò quan trọng của người đứng đầu. Ngay từ đầu năm 2016, thành phố đã kiện toàn Ban Chỉ đạo Ứng dụng CNTT thành phố do Chủ tịch UBND thành phố là Trưởng ban và các thành viên là người đứng đầu sở, ngành, quận, huyện, thị xã.
Đến nay, tại các cuộc họp về ứng dụng CNTT của thành phố, thành phần tham dự đều là người đứng đầu đơn vị... Điều này cũng dễ hiểu vì khi người đứng đầu thông suốt, thì mới đẩy mạnh triển khai ứng dụng tại đơn vị mình. Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Ứng dụng CNTT thành phố đầu năm 2017, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung đã khẳng định, sự thành công này bắt nguồn từ nhận thức, sự quyết tâm của lãnh đạo các đơn vị, địa phương.
Với quan điểm, người đứng đầu phải rõ, phải thành thạo ứng dụng CNTT, thành phố đã thực hiện trang bị máy tính bảng cho giám đốc, chủ tịch, các chức danh phó phụ trách về CNTT, văn xã khối sở, ngành, quận, huyện, thị xã từ ngày 1-1-2017, để bảo đảm việc gửi thư mời, công văn và sắp tới là văn bản, tài liệu (không thuộc dạng mật) qua môi trường mạng thay cho văn bản.
Bên cạnh đó, để tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT và triển khai các dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp, năm 2017, Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh đào tạo và cấp chứng chỉ về chuẩn kỹ năng CNTT cho 7 chức danh cán bộ và lãnh đạo xã, phường, thị trấn cùng đội ngũ giáo viên. Theo Giám đốc Sở TT-TT Phan Lan Tú, việc đào tạo, tập huấn này đã và sẽ góp phần tích cực cho triển khai ứng dụng CNTT cũng như việc triển khai sâu rộng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 trên toàn thành phố.
Chia sẻ về việc thực hiện trong năm 2017, lãnh đạo Sở TT-TT khẳng định, thành phố xác định CNTT là trọng tâm để cải cách hành chính, vì vậy đã đề ra các chỉ tiêu cụ thể. Trong đó, các cơ quan nhà nước thành phố cung cấp tối thiểu 40% thủ tục hành chính trực tuyến mức độ 3, 4. 100% đơn vị sử dụng phần mềm một cửa điện tử dùng chung kết nối cổng dịch vụ công thống nhất toàn thành phố và kết nối với hệ thống dịch vụ công mức độ 3, 4.
Hà Nội phấn đấu đạt trên 60% hồ sơ đăng ký qua mạng đối với các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 lĩnh vực tư pháp, đăng ký kinh doanh, các lĩnh vực khác đạt tối thiểu 30%. Toàn bộ cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước thành phố sử dụng hộp thư điện tử để trao đổi thông tin, đồng thời được hướng dẫn, đào tạo sử dụng phần mềm dùng chung...