Hà Nội đẩy mạnh kết nối chuỗi nông sản an toàn

Ngày 24/8, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức hội thảo "Thực trạng, giải pháp phát triển liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi trên địa bàn thành phố Hà Nội".
Ngày 24/8, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức hội thảo "Thực trạng, giải pháp phát triển liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi trên địa bàn thành phố Hà Nội".

Ngày 24/8, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức hội thảo "Thực trạng, giải pháp phát triển liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi trên địa bàn thành phố Hà Nội". Hội thảo nhằm làm rõ thực trạng, khó khăn, vướng mắc trong phát triển liên kết chuỗi, từ đó đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, hoàn thiện thể chế, chính sách nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp theo chuỗi trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021 - 2025...

Hà Nội đẩy mạnh kết nối chuỗi nông sản an toàn ảnh 1Ngày 24/8, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức hội thảo "Thực trạng, giải pháp phát triển liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi trên địa bàn thành phố Hà Nội".

Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Văn Chí, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, tính đến hết tháng 12/2021, Hà Nội có tổng số chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đang hoạt động là 145 chuỗi, trong đó có 52 chuỗi có nguồn gốc từ sản phẩm chăn nuôi, 93 chuỗi có nguồn gốc từ sản phẩm trồng trọt.

Về hình thức liên kết, trong 145 chuỗi có 14 chuỗi liên kết từ cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch, sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; 01 chuỗi liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; 46 chuỗi liên kết tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; 02 chuỗi liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp…

Hà Nội có nhiều mô hình chuỗi liên kết điển hình như: Chuỗi gạo chất lượng cao Bảo Minh; Chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm gạo chất lượng cao khu cháy của Hợp tác xã Đoàn Kết; Chuỗi gạo hữu cơ và bưởi Diễn của Hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ Nam Phương Tiến; Chuỗi thủy sản của Hợp tác xã thủy sản công nghệ cao Đại Áng; Chuỗi thịt bò BBB của Công ty giống gia súc Hà Nội…

Có thể thấy, thời gian qua, căn cứ chủ trương, chính sách của Trung ương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã kịp thời tham mưu trình Ủy ban Nhân dân thành phố ban hành các chính sách và văn bản chỉ đạo để triển khai; báo cáo Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội ban hành chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Việc liên kết chuỗi đã thực sự mang lại nhiều lợi ích cho không chỉ doanh nghiệp, người sản xuất mà người tiêu dùng cũng được hưởng lợi thông qua việc được tiếp cận các nông sản an toàn với giá cả cạnh tranh.

Hà Nội đẩy mạnh kết nối chuỗi nông sản an toàn ảnh 2Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Văn Chí, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội cho rằng, Hà Nội cần rà soát, tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp...  

Tuy nhiên, dù rất tích cực trong công tác chỉ đạo diều hành và đã tiếp nhận một số dự án, kế hoạch liên kết đề nghị hỗ trợ nhưng đến nay Hà Nội chưa hỗ trợ được dự án liên kết/kế hoạch liên kết theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ và Nghị quyết số 10/2018/NQ-HĐND ngày 05/12/2018 của Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Do chính sách ban hành chưa đồng bộ, chưa cụ thể và chưa giải quyết được các nút thắt trong cơ chế chính sách của giai đoạn trước thì lại có văn bản chỉ đạo mới của Trung ương cho giai đoạn mới nên lại tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp.

Vì vậy, trong thời gian tới, theo ông Nguyễn Văn Chí cần rà soát, tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đề xuất Trung ương và Hội đồng Nhân dân thành phố, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội sửa đổi, bổ sung những nội dung còn thiếu và những nội dung chưa phù hợp. Từ đó nhằm hoàn thiện thể chế, chính sách để thu hút sự tham gia mạnh mẽ hơn của các doanh nghiệp và hợp tác xã vào phát triển liên kết chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp.

Đồng thời, ứng dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, các thành tựu của cuộc cách mạng 4.0, công nghệ sinh học, cơ giới hóa, tự động hóa, công nghệ nano, kinh tế tuần hoàn... trong quá trình sản xuất, sơ chế, đóng gói, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nhằm tăng giá trị sản xuất. Phát huy vai trò của hợp tác xã nông nghiệp (hợp tác xã chuyên ngành) để làm đầu mối tiếp nhận ứng dụng kỹ thuật mới và chuyển giao cho các thành viên hợp tác xã. Trong đó, đơn vị chuyển giao ứng dụng khoa học - kỹ thuật phải xác định là một mắt xích không thể tách rời trong chuỗi liên kết, chịu trách nhiệm cùng hợp tác xã hướng dẫn thành viên trong sản xuất, thu hoạch, chế biến và bảo quản để có sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của đơn vị phân phối tiêu thụ.

Đơn vị phân phối, tiêu thụ sản phẩm làm tốt công tác dự tính, dự báo thị trường tiêu thụ, yêu cầu làm rõ về số lượng, chất lượng, mẫu mã bao bì sản phẩm để làm cơ sở cho đơn vị chuyển giao, hợp tác xã và người sản xuất áp dụng với công nghệ phù hợp và giá thành hợp lý nhất, giúp tăng cường tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Bài và ảnh: Thiện Tâm

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm