Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định số 139/QĐ-TTg công nhận huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, để phát huy tiềm năng và thế mạnh rau màu trong tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu, các huyện, thành phía Đông tiếp giáp biển Đông nhiều khó khăn của tỉnh: Gò Công Đông, Gò Công Tây, Tân Phú Đông, thành phố Gò Công đã quan tâm tổ chức lại sản xuất theo hướng chuyển đất trồng lúa ở những địa bàn khó khăn, thường xuyên ảnh hưởng hạn mặn sang trồng rau màu.
Nằm trong vùng dự án ngọt hóa Gò Công, huyện Gò Công Tây được coi là vựa lúa lớn phía Đông tỉnh Tiền Giang. Địa phương hiện có khoảng 8.500 ha đất trồng lúa 2 vụ mỗi năm. Để phát huy thế mạnh cây lúa trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, giúp nông dân làm giàu và nông nghiệp, nông thôn đổi mới, cùng với tổ chức lại sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu, Gò Công Tây quan tâm phát huy tiềm năng và lợi thế ngành trồng trọt theo hướng ứng dụng khoa học công nghệ, nhân rộng những mô hình sản xuất tiên tiến và hiệu quả trong nông dân, tiến tới xây dựng thương hiệu gạo Gò Công đặc sản địa phương.
Liên quan đến vụ xuất hiện sâu xanh gây hại cây xanh trên địa bàn huyện Gò Công Tây, ngày 9/11, ông Mai Đức Tấn, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Gò Công Tây cho biết, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang) đã có công văn gửi Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, Phòng Kinh tế thị xã Cai Lậy, thị xã Gò Công và thành phố Mỹ Tho cùng Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp các huyện, thị, thành trên địa bàn tỉnh về việc tiếp tục điều tra, phát hiện tình hình gây hại của loài sâu xanh gây hại trên cây xanh.
Gò Công Tây nằm ở phía Đông tỉnh Tiền Giang có lợi thế về sản xuất nông nghiệp. Với hàng chục ngàn ha canh tác mỗi năm 3 vụ, khu vực này được xem là vựa lúa gạo hàng hóa lớn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu của tỉnh. Phát huy lợi thế này, huyện hướng nông dân thay đổi tập quán canh tác, tuyển chọn giống tốt, giống đặc sản và ứng dụng khoa học công nghệ đầu tư thâm canh nhằm tạo nguồn nông sản hàng hóa chất lượng cao xuất khẩu.
Thực hiện mục tiêu chuyển đổi sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu trong vùng dự án ngọt hóa Gò Công, hiện nay, nông dân mạnh dạn chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng rau màu chuyên canh đã mở ra hướng đột phá, tăng nguồn thu cho kinh tế hộ, cuộc sống ổn định.
Nhằm bảo đảm nguồn nước tưới tiêu, chống hạn phục vụ gần 30.000 ha đất canh tác thuộc các huyện duyên hải Gò Công: Gò Công Đông, Gò Công Tây, thị xã Gò Công, Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang đầu tư trên 24,6 tỉ đồng thi công nạo vét, mở rộng 92 tuyến kênh mương nội đồng có tổng chiều dài trên 135.000 m và khối lượng đất đào đắp trên 926.000 m3.
Huyện Gò Công Tây nằm trong vùng duyên hải phía Đông của tỉnh Tiền Giang, là một trong những địa bàn khó khăn, xâm nhập mặn và hạn hán gây nhiều thiệt hại. Thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng thích ứng biến đổi khí hậu, nông dân Gò Công Tây đã đi đầu trong việc phát huy tiềm năng đất đai để đa dạng hóa cây trồng, nâng cao hiệu quả từ sản xuất nông nghiệp và giảm nhẹ thiên tai.