Giữ lửa cho nghề rượu Bàu Đá

Giữ lửa cho nghề rượu Bàu Đá
Cổng vào làng nghề truyền thống rượu Bàu Đá
Cổng vào làng nghề truyền thống rượu Bàu Đá

Xóm Tân Long chỉ có khoảng 40 hộ gia đình, vậy mà có tới 33 gia đình làm nghề nấu rượu Bàu Đá. Rượu Bàu Đá có 3 loại: rượu gạo, rượu nếp và rượu đậu xanh.Đứng bên những “danh tửu” như: rượu làng Vân, rượu Gò Đen, rượu Hồng Đào, giữa muôn ngàn danh rượu nhập khẩu nhưng cái tên Bàu Đá đã ngạo nghễ làm nên một thương hiệu rất riêng. 
 
Một trong những bí quyết để nấu rượu Bàu Đá của người dân xóm Tân Long là công đoạn ủ gạo đã được lên men
Một trong những bí quyết để nấu rượu Bàu Đá của người dân
xóm Tân Long là công đoạn ủ gạo đã được lên men 
Bình nấu rượu phải được đúc bằng đồng để tạo độ ngon
Bình nấu rượu phải được đúc bằng đồng để tạo độ ngon

Toàn bộ quy trình làm rượu Bàu Đá phải mất thời gian hơn 6 ngày gồm các công đoạn như: chọn gạo tốt đem nấu, sau đó trải ra làm cho tơi xốp, rồi trộn với men và ủ khoảng 3 ngày. Tiếp đó, cho nước lạnh vào ngập phần cơm rồi để tiếp ba ngày nữa mới đem nấu. Khi nấu, người ta sử dụng củ tre có hình cong, ruột đục rỗng để làm ống dẫn rượu từ lò ra chum. Chum đất hứng rượu phải được bịt kín để tránh rượu bay hơi. Trong thời gian nấu, thông thường người ta chỉ để lửa liu riu, tuy nhiên, vẫn phải thường xuyên lắng nghe giọt rượu nhỏ nhanh hay chậm để thêm hay bớt lửa. Chính vì cách nấu cẩn thận này mà rượu Bàu Đá có hương vị rất tinh khiết và đậm đà.
 
Khi nấu rượu phải trông nom cẩn thận và giữ độ lửa vừa đủ
Khi nấu rượu phải trông nom cẩn thận và giữ độ lửa vừa đủ
Sau khi chưng cất, rượu được đựng trong những can nhựa lớn trước khi đưa đi tiêu thụ
Sau khi chưng cất, rượu được đựng trong những can nhựa lớn
trước khi đưa đi tiêu thụ
Mỗi khi có khách đến chơi, người dân trong xóm Tân Long lại mang rượu Bàu Đá ra mời
Mỗi khi có khách đến chơi, người dân trong xóm Tân Long lại 
mang rượu Bàu Đá ra mời

Không chỉ vậy, sự nổi tiếng rượu Bàu Đá còn nằm ở phương pháp nấu rất thủ công. Ông Tạ Chí Nhơn, một người nấu rượu lâu năm của xóm cho biết: “để có một nồi rượu thơm ngon, người ta phải dùng gạo trì để nấu, mỗi mẻ là 5 kg gạo, nấu đúng 6 tiếng đồng hồ và chỉ cất được từ 2,5 - 3 lít rượu”.
 
Khéo léo sử dụng nguồn nước từ những mạch nước ngầm trong làng, ông Tạ Chí Nhơn và người dân xóm Tân Long đã tạo nên một loại rượu có hương vị cay nồng và mùi thơm đặc biệt
Khéo léo sử dụng nguồn nước từ những mạch nước ngầm trong làng,
ông Tạ Chí Nhơn và người dân xóm Tân Long đã 
tạo nên một loại rượu 
có hương vị cay nồng và mùi thơm đặc biệt 

Làng nghề rượu Bàu Đá Cù Lâm đã được UBND tỉnh Bình Định công nhận làng nghề truyền thống. Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học  - Công nghệ) cũng đã cấp bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể “ Rượu Bàu Đá”. Với sự ghi nhận như vậy, bằng bàn tay tài hoa của người nấu rượu Bình Định, loại rượu của di sản này sẽ còn tiếp tục được bảo tồn và phát triển.

Có thể bạn quan tâm