Gìn giữ những làn điệu Quan họ đến muôn đời sau

Gìn giữ những làn điệu Quan họ đến muôn đời sau
Câu lạc bộ Quan họ Đương Xá, phường Vạn An, thành phố Bắc Ninh
Câu lạc bộ Quan họ Đương Xá, phường Vạn An, thành phố Bắc Ninh

Là một trong số làng Quan họ gốc, khu Đương Xá, phường Vạn An, thành phố Bắc Ninh được biết đến là một trong những điểm truyền dạy Quan họ tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Câu lạc bộ được thành lập từ năm 1992, ban đầu có 18 thành viên. Đến nay câu lạc bộ thu hút được hàng chục thành viên thuộc các thế hệ từ măng non đến trung tuổi và cao tuổi.
 
Câu lạc bộ Quan họ Đương Xá, phường Vạn An, thành phố Bắc Ninh
Câu lạc bộ Quan họ Đương Xá, phường Vạn An, thành phố Bắc Ninh

Uốn nắn từng lời ca, tiếng hát, điệu múa cho từng “học trò”, Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Quýnh, Chủ nhiệm câu lạc bộ Quan họ Đương Xá chia sẻ: Hàng chục năm gắn bó với Quan họ, bà đã truyền tình yêu Quan họ cho hàng trăm liền anh, liền chị. Theo bà Quýnh, điều quan trọng để bảo tồn Quan họ là phải truyền được niềm đam mê Quan họ đến với mọi người, nhất là các cháu ở lứa tuổi măng non.

Các thành viên trong câu lạc bộ được chia thành 2 lớp để sinh hoạt gồm lớp Quan họ măng non và lớp Quan hộ dành cho người lớn. Cô Tống Thị Vụ, câu lạc bộ Quan họ Đương Xá, phường Vạn An, thành phố Bắc Ninh trực tiếp giảng dạy cho lớp Quan họ măng non cho biết: Với tâm niệm mang hết khả năng, vốn kiến thức của mình để truyền dạy cho các cháu, cô đã tỉ mỉ soạn giáo án với những bài Quan họ phù hợp lứa tuổi các em và truyền đạt bằng những cách thức dễ hiểu nhất, đưa ra những yêu cầu cụ thể để các em phấn đấu đạt được. Đối với các em nhỏ, các cô không chỉ chọn những bài Quan họ truyền thống mà còn cập nhật những bài hát lời mới, những tập tục, nét đẹp văn hóa của người Quan họ. Những việc làm này đã giúp các em hiểu hơn về Quan họ và  thêm yêu loại hình nghệ thuật độc đáo này.
Những mầm non nhí Quan họ
Những mầm non nhí Quan họ
Các thành viên trong câu lạc bộ được chia thành 2 lớp để sinh hoạt gồm lớp Quan họ măng non và lớp Quan hộ dành cho người lớn.
Các thành viên trong câu lạc bộ được chia thành 2 lớp để sinh hoạt gồm lớp Quan họ măng non và lớp Quan hộ dành cho người lớn. 

Đối với các em nhỏ, các cô không chỉ chọn những bài Quan họ truyền thống mà còn cập nhật những bài hát lời mới, những tập tục, nét đẹp văn hóa của người Quan họ.
Đối với các em nhỏ, các cô không chỉ chọn những bài Quan họ truyền thống mà còn cập nhật những bài hát lời mới, những tập tục, nét đẹp văn hóa của người Quan họ. 

Em Nguyễn Thanh Tân, trường Tiểu học Vạn An, phường Vạn An, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh là một trong những học trò tiêu biểu của lớp cho biết: Ở trường, em cũng được học hát Quan họ. Những buổi sinh hoạt  câu lạc bộ Quan họ giúp em  ôn luyện thêm những làn điệu đã được học ở lớp. Đặc biệt đến các buổi học hát, em còn được giao lưu với nhiều bạn bè mới và được biểu diễn Quan họ với các liền anh, liền chị .

Đối với lớp Quan họ dành cho người lớn tuổi, các thành viên không chỉ học hát mà còn tích cực sưu tầm các bài Quan họ cổ, sáng tác những bài Quan họ mới và giao lưu cùng các câu lạc bộ Quan họ khác. Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Quýnh, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Quan họ Đương Xá chia sẻ: Hàng năm, câu lạc bộ đón hàng trăm đoàn khách đến thưởng thức và tìm hiểu  về dân ca Quan họ. Qua những lần biểu diễn, các liền anh liền chị có thêm cơ hội đAể học hỏi kinh nghiệm, giới thiệu những làn điệu dân ca Quan họ đến du khách trong và ngoài nước. Điều này thể hiện trách nhiệm với di sản của những người yêu Quan họ nơi đây.

Câu lạc bộ Quan họ Đương Xá là một trong những câu lạc bộ tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh mang phong cách  của lối chơi làng Quan họ gốc. Câu lạc bộ đã được hỗ trợ xây dựng nhà chứa để hát Quan họ theo phong cách cổ.

Đánh giá về hiệu quả hoạt động của các câu lạc bộ Quan họ trên địa bàn tỉnh, ông Nguyễn Xuân Trung, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh cho biết: Trước đây, lối sinh hoạt của người Quan họ thường chỉ được diễn ra tại các làng Quan họ gốc. Từ năm 2010 ngành Văn hóa  tỉnh Bắc Ninh ra văn bản hướng dẫn các làng Quan họ gốc và những làng Quan họ thực hành khác thành lập các câu lạc bộ Quan họ; đồng thời đề nghị  Chủ tịch UBND xã phường ra quyết định công nhận  các câu lạc bộ. Bên cạnh đó, mỗi câu lạc bộ Quan họ được chính quyền hỗ trợ trang thiết bị như hệ thống âm thanh…  Kết quả khảo sát, đánh giá cho thấy, đến nay, hầu hết các câu lạc bộ đều làm tốt công tác truyền dạy, giao lưu và quảng bá dân ca Quan họ không chỉ trong tỉnh mà còn  cho một số người ở các địa phương ngoài tỉnh. Trong thời gian tới, ngành Văn hóa  tỉnh Bắc Ninh tăng cường hướng dẫn cho câu lạc bộ để  các câu lạc bộ hoạt động hiệu quả hơn, tuân thủ đúng quy định Nhà nước, tránh làm sai lệch giá trị của di sản.

Theo thống kê, toàn tỉnh Bắc Ninh từ chỗ có 44 làng Quan họ gốc đã phát triển thành 329 làng Quan họ thực hành. Hoạt động của các câu lạc bộ, các làng Quan họ đã góp phần  làm cho  dân ca Quan họ có sức sống mạnh mẽ, trường tồn và lan tỏa.
Thanh Thương
TTXVN

Có thể bạn quan tâm