Xác định được tầm quan trọng của giao thông trong phát triển kinh tế - xã hội, những năm trở lại đây, tỉnh Yên Bái đã tập trung mọi nguồn lực để phát triển hạ tầng giao thông.
Xác định việc đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn có ý nghĩa quan trọng, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội địa phương, những năm qua, các địa phương trong tỉnh Kiên Giang tranh thủ các nguồn vốn làm hàng trăm km đường, hàng trăm cây cầu giao thông, giúp cho việc đi lại, giao thương hàng hóa của người dân thuận lợi, dễ dàng, khung cảnh làng quê ngày càng đổi thay, khởi sắc.
Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao, hạ tầng giao thông nông thôn ở Kiên Giang được chú trọng. Nhờ đó, hàng trăm tuyến đường, cây cầu được đầu tư ở các vùng nông thôn, giúp việc đi lại, giao thương hàng hóa được thuận lợi, dễ dàng. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện, nâng lên.
Tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, mặc dù các tuyến đường giao thông nông thôn đã được bê tông hóa sạch đẹp, rộng từ 3-3,5m. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu đi lại thuận tiện, rộng rãi hơn, người dân đã cùng nhau hiến đất để mở rộng đường lên 6m và đã trở thành phong trào thi đua sôi nổi trên toàn huyện.
Xác định phát triển giao thông nông thôn có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, góp phần thực hiện thành công mục tiêu xây dựng nông thôn mới, tỉnh Quảng Ngãi đã huy động nhiều nguồn lực, đặc biệt là khơi dậy được sức dân để mở rộng nâng cấp hệ thống đường giao thông nông thôn.
Từ ngày 22-26/6, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp kết hợp với hội tụ gió trên cao, trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có mưa to, một số khu vực mưa rất to và dông diện rộng làm sạt lở đất đá trên nhiều tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ và công trình giao thông nông thôn.
Ngày 21/11, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã có cuộc tiếp xúc cử tri các xã: Tân Nguyên, Cảm Ân, Bảo Ái và Mông Sơn, huyện Yên Bình nhằm báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.
Theo lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang, phong trào thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới được các cấp, ngành và mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn hưởng ứng sôi nổi với những việc làm thiết thực. Đến nay, toàn tỉnh có 131 xã, chiếm 91,6% tổng số xã được công nhận đạt chuẩn, ra mắt xã nông thôn mới; 26 xã, chiếm 18,2% số xã đạt chuẩn, ra mắt xã nông thôn mới nâng cao; 3 huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới và 3 thành phố, thị xã được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Ngày 30/8, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Quyết định số 1523/QĐ-UBND, phê duyệt Đề án phát triển đường giao thông nông thôn, phục vụ chương trình nông thôn mới đến năm 2025.
Những năm qua, tỉnh Gia Lai đã lồng ghép hiệu quả nhiều nguồn vốn đầu tư và huy động sức dân cải thiện hạ tầng giao thông vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhằm thay đổi bộ mặt nông thôn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.
Hàng nghìn kilômét đường giao thông liên xã, liên thôn đã được kết nối, những con đường này đang mang lại một sức sống mới, diện mạo mới cho nông thôn miền núi, vùng sâu, vùng xa, góp phần quan trọng thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Yên Bái trong những năm qua.
Được xác định là một trong ba khâu đột phá chiến lược của tỉnh Yên Bái, hạ tầng giao thông đường bộ luôn được ưu tiên đầu tư. Mạng lưới giao thông đã nhanh chóng kết nối với đường cao tốc, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và thu hút đầu tư vào địa bàn.
Những năm gần đây, tỉnh Phú Yên đã dành nhiều nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông các xã miền núi. Đặc biệt, Nghị quyết 60 NQ/HĐND ngày 16/12/2016 của tỉnh Phú Yên về ưu tiên đầu tư bê tông giao thông nông thôn các xã miền núi đã tạo “cú hích” về hạ tầng giao thông, góp phần hoàn thiện, phát triển đồng bộ hệ thống giao thông nông thôn các xã miền núi, phục vụ hiệu quả sản xuất nâng cao đời sống của người dân.
Ngày 14/6, Công ty Cổ phần tập đoàn Đèo Cả phối hợp với Đoàn Thanh niên Văn phòng Tỉnh ủy Cao Bằng, Tỉnh Đoàn Thanh niên Cao Bằng, Đoàn Thanh niên Trường Chính trị Hoàng Đình Giong, tỉnh Cao Bằng tổ chức trao tặng xi măng, ra quân tình nguyện hỗ trợ nhân dân 2 xã Trương Lương, Đức Long, huyện Hòa An (Cao Bằng) làm đường giao thông nông thôn.
“Sau 10 năm triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, tiêu chí giao thông nông thôn đã cán đích trước hạn 1,5 năm”. Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị tổng kết 10 năm phát triển giao thông nông thôn thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 do Bộ Giao thông Vận tải tổ chức sáng 15/10, tại Hà Nội.
Tại huyện Thanh Hà (Hải Dương) - quê hương của cây vải tổ - những năm gần đây, mạng lưới giao thông nông thôn được nâng cấp đã làm đổi thay diện mạo một vùng thuần nông. Việc đi lại thuận lợi, giao thương dễ dàng không chỉ giúp đời sống nhân dân được nâng cao mà còn thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển vượt bậc.