Để bảo vệ và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên rừng, huyện Nam Đông (Thừa Thiên - Huế) đã giao hàng ngàn hecta rừng và đất lâm nghiệp cho cộng đồng, nhóm hộ, hộ gia đình quản lý, đồng thời xây dựng thành công nhiều mô hình phát triển sinh kế dưới tán rừng…
Trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Chính phủ Canada thông qua Bộ Ngoại giao cùng Dự án TAP- EDM, đoàn Hội đồng dân tộc Quốc hội Việt Nam đã có chuyến thăm làm việc và nghiên cứu tại Canada từ 3-13/12 về các chính sách giao đất, giao rừng, quản lý đất đai tài nguyên rừng và tạo sinh kế cho đồng bào các dân tộc thiểu số.
Ông Hồ Quang Huy, Chủ tịch UBND thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh cho biết, hiện chính quyền thành phố đã yêu cầu tạm dừng khai thác nhựa thông trên 2 xã đảo Vĩnh Trung, Vĩnh Thực để xử lý tình hình khai thác nhựa thông trái phép đang có diễn biến phức tạp trên địa bàn.
Dù đã có phương án giao rừng sau điều chỉnh nhưng toàn bộ quy trình giao khoán và thanh lý tài sản trên đất của hơn 152 ha rừng sản xuất tại xã Nhữ Hán, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) đã phải tạm dừng gần 3 năm nay. Do không phải loại cây trồng lâu năm nên nhiều cây keo ở đây đã chết khô, đổ gãy, gây lãng phí và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho người dân đi rừng.
Mô hình giao khoán bảo vệ, phát triển rừng cho từng gia đình và cho cộng đồng thôn bản tại vùng lõi rừng của rừng đặc dụng Hữu Liên, tỉnh Lạng Sơn đã góp phần nâng cao độ che phủ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học cũng như hạn chế tình trạng khai thác nhỏ lẻ lâm sản.
Qua 10 năm (2006 – 2016) thực hiện chính sách pháp luật về giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình vùng dân tộc thiểu số, miền núi trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đã phát huy nhiều hiệu quả tích cực, qua đó phát huy hiệu quả công tác bảo vệ rừng, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập.
Theo Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, hiện nay, việc giao đất, giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng trong các buôn làng là đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên vẫn còn nhiều bất cập làm cho tình trạng lấn chiếm đất rừng, phá rừng trái phép vẫn chưa giảm, chất lượng rừng tự nhiên ngày thêm suy giảm.
Thực hiện Quyết định số 672, ngày 26/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/10.000, xét duyệt cấp giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp, quán triệt chủ trương mỗi mảnh đất, mảnh rừng đều có chủ, trong 10 năm (từ 2006-2016), tỉnh Hòa Bình đã giao hơn 48.771 ha cho 713 cộng đồng, đạt 100% so với kế hoạch; giao hơn 104.964 ha cho 51.107 hộ gia đình, đạt 100% kế hoạch.