Giao khoán rừng cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ và các hộ dân thuộc diện nghèo quản lý là một chính sách vừa hiệu quả trong bảo vệ rừng, vừa góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, giúp họ ổn định cuộc sống. Đây là hướng đi phù hợp, hiệu quả, trong bối cảnh rừng ngày càng quan trọng trong ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.
Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông vừa ban hành Nghị quyết về một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng bền vững trên địa bàn tỉnh. Đây được coi là một chính sách thiết thực, kịp thời để tăng hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, trong bối cảnh Đắk Nông hiện có tỷ lệ che phủ rừng thấp hơn so với mức bình quân chung của cả nước (39% so với 42%).
Những năm gần đây, nhiều cánh rừng ở huyện Kon Rẫy (tỉnh Kon Tum) được bảo vệ nghiêm ngặt bởi sự chung sức của các cộng đồng, nhất là cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số. Với hình thức giao khoán sử dụng nguồn Quỹ dịch vụ môi trường rừng, rừng được bảo vệ bởi sức mạnh của cộng đồng và ngược lại, cộng đồng có nguồn thu nhập ổn định từ việc giữ rừng.