Giải pháp hiệu quả giảm thiệt hại do hạn hán

Giải pháp hiệu quả giảm thiệt hại do hạn hán
Trước tình hình thời tiết khô hạn kéo dài, nguồn nước tại các sông, suối, ao, hồ xuống thấp đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Nhiều hộ dân đang thiếu nước sinh hoạt, nhiều diện tích cây trồng đã mất trắng hoặc giảm năng suất do hạn. Trong bối cảnh đó, việc điều tiết nguồn nước hợp lý là giải pháp hiệu quả để giảm bớt thiệt hại do hạn hán gây ra.
Người dân đưa máy bơm xuống đáy hồ thủy lợi Ea Juô, huyện Krông Bông để bơm những vũng nước cuối cùng của hồ. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Người dân đưa máy bơm xuống đáy hồ thủy lợi Ea Juô, huyện Krông Bông để bơm những vũng nước cuối cùng của hồ. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN

Sông cạn, hồ khô

Hồ thôn 16, xã Cư Prông, huyện Ea Kar cung cấp nước tưới cho 46 ha lúa nước và cà phê cũng đã cạn trơ đáy cách đây 1 tháng. Để cứu cây trồng vụ Đông Xuân này, gia đình ông Lăng Ngọc Lan ở thôn 16 cả tháng nay phải túc trực 2 đến 3 ngày bơm nước một lần từ giếng về ruộng để cứu hơn 2 sào lúa mới qua kỳ ngậm sữa.

Không chỉ lúa mà còn các loại cây trồng khác của gia đình ông cũng đang chết khô vì thiếu nước. Ông Lăng Ngọc Lan chia sẻ, ít hôm nữa trời không mưa, giếng nước cũng cạn, đám lúa này sẽ mất trắng. “Giá cả nông sản xuống thấp, năm nay lại hạn nặng, đời sống khó lại thêm khó”, ông Lan thở dài.

Không chỉ xã Cư Prông mà nhiều hộ nông dân thuộc các xã Cư Bông, Cư Yang, Ea Ô, Ea Sô, Ea Sar, Cư Huê, Xuân Phú, Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cà phê 716, Hợp tác xã Nông nghiệp Thành Lợi xã Ea Ô cũng đang điêu đứng do hạn hán.

Cả tháng nay, Sông Krông H’Năng và Sông Krông Pách - nguồn cung cấp nước tưới cho hàng chục nghìn ha của huyện Ea Kar nước đã cạn kiệt. Những ngày này những hộ dân sống ven sông này đang bơm nướt vớt vét những giọt nước còn đọng lại để cứu cây trồng.

Hạn hán cũng đã làm cho hàng trăm hộ dân ở huyện Ea Kar thiếu nước sinh hoạt. Gia đình anh Hồ Văn Chương ở thôn 10, xã Ea Sar có trang trại lợn nuôi 500 con, cả tháng nay không có nước nên mỗi ngày 3 chuyến anh Chương phải chở nước bằng ô tô cách nhà 5km để xin về tắm cho lợn và sinh hoạt gia đình.

Theo anh Chương, mọi năm vào mùa khô nguồn nước khoan vẫn đủ cho sinh hoạt. Năm nay nắng nóng kéo dài, nước hết sớm nên nhiều hộ trong thôn phải đi mua nước, xin nước về sinh hoạt. “Chỉ mong trời sớm mưa để bà con đỡ khổ”, anh Chương nói.

Vụ Đông Xuân năm 2019 - 2020 huyện Ea Kar có trên 27.700 ha cây trồng có nhu cầu tưới nước. Trong đó cây lúa, hoa màu trên 8.460 ha, còn lại là cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả. Theo thống kê, hiện trên địa bàn huyện đang có trên 5.456 ha cây trồng bị thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng. Diện tích mất trắng (chủ yếu là lúa nước) gần 80 ha.

Ông Lê Đình Chiến, Phó Chủ tịch UBND huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk cho biết, trước tình hình hạn hán kéo dài, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Ea Kar đang chỉ đạo các xã tập trung nạo vét, bơm tát, tận dụng nguồn nước sông, khe suối, ao, giếng. Đồng thời, phối hợp với Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý công trình thủy lợi Đắk Lắk điều tiết nguồn nước từ hồ chứa nước Ea Rớt và kênh chính đông hồ tích nước Krông Búk để cứu những diện tích cây trồng còn có thể thu hoạch được. Tuy nhiên, nếu nắng hạn tiếp tục kéo dài thì thiệt hại của người nông dân là rất lớn.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đắk Lắk, thống kê sơ bộ đến ngày 10/4, trên địa bàn toàn tỉnh có 8.949 ha cây trồng bị hạn; trong đó, cây lúa nước khoảng 3.761 ha (huyện Ea Kar 1.832 ha), cây hoa màu 2.011 ha, cây lâu năm 3.176 ha. Trên địa bàn có 1.260 hộ dân ở các huyện: Ea Súp, Krông Bông, Ea Kar, Ea H’leo, Cư Mgar...bị thiếu nước sinh hoạt.

Dự kiến đến cuối vụ, tỉnh có khoảng 30.000 ha cây trồng bị thiếu nước tưới; trong đó, diện tích bị mất trắng  khoảng 2.000 ha; có khoảng 2.000 hộ bị thiếu nước sinh hoạt.

Đến nay, mực nước các hồ chứa giảm nhanh do phục vụ sản xuất và thời tiết nắng nóng. Hồ chứa nhỏ phổ biến lượng nước trữ còn khoảng dưới 35% dung tích thiết kế; trong đó, có 64 hồ cạn khô. Các hồ chứa vừa và lớn phổ biến còn khoảng từ 40 - 60% dung tích thiết kế, một số hồ lớn còn dưới 40% như: Hồ Ea Súp Thượng, (huyện Ea Súp) dung tích còn 26%; Hồ Buôn Triết (huyện Lắk); hồ Buôn Hằng (huyện Krông Pắk) còn khoảng 23% dung tích. Nhiều suối nhỏ trên địa bàn tỉnh bị cạn kiệt. Cục bộ một số vùng do khoan giếng để khai thác nước tầng sâu đã làm cho lượng nước ở tầng nông giảm mạnh hoặc không còn nước.

Điều tiết nguồn nước chống hạn

Ông Nguyễn Hoài Dương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk cho biết, hiện công tác chống hạn trên địa bàn đang gặp nhiều khó khăn. Vấn đề chủ động rà soát nguồn nước để cân đối xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp chỉ thực hiện được với cây trồng ngắn ngày như lúa, ngô và màu.

Trong khi đó, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có diện tích trồng cây cà phê và hồ tiêu khá lớn, phần diện tích này không thể điều chỉnh theo thời vụ. Do đó, khi thời tiết bất lợi xảy ra thiếu nước tưới đã gây thiệt hại lớn về kinh tế trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, một số khu vực chưa có công trình thuỷ lợi hoặc công trình bị hư hỏng xuống cấp không đảm bảo năng lực thiết kế trong khi nhu cầu phát triển sản xuất tăng cao gây ra tình trạng thiếu nguồn nước.

Lượng dòng chảy sông suối trên địa bàn tỉnh trong các tháng đầu năm 2020 bị thiếu hụt lớn gây ra tình trạng mực nước hồ chứa, sông suối, nước ngầm giảm sâu. Đặc biệt, đến cuối tháng 3/2020, các sông, suối lớn (Krông Pách, Krông Nô, Krông H’Năng) dòng chảy cạn kiệt khiến việc điều tiết, khai thác nguồn nước phục vụ chống hạn gặp khó khăn, chi phí chống hạn tăng cao. Ngoài ra, nhận thức của người dân về sử dụng nước tiết kiệm, áp dụng công nghệ tưới nước tiên tiến còn han chế, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa; một số khu vực công tác quản lý nguồn nước chưa tốt, sử dụng nước lãng phí.

Trước diễn biến phức tạp của tình hình hạn hán, UBND tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với các địa phương, đơn vị tập trung các biện pháp cấp bách theo phương châm “4 tại chỗ” để chống hạn nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại trong sản xuất và bảo đảm nguồn nước sinh hoạt cho người dân; trong đó, giải pháp khoanh vùng hạn, tìm kiếm và điều tiết nguồn nước là giải phát cấp bách hàng đầu.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý công trình thủy lợi tỉnh Đắk Lắk đảm nhiệm tưới cho diện tích cây trồng khoảng  49.730 ha. Hiện nay, công ty đang nỗ lực chống hạn cho diện tích gần 1.700 ha cây trồng.

Ông Trần Thế Hoan, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý công trình thủy lợi Đắk Lắk cho biết, biện pháp chủ yếu hiện nay là thực hiện tưới tiết kiệm, nạo vét cửa vào của cống lấy nước, các bể hút của trạm bơm, đắp bao tải đất tại ngưỡng tràn, đắp các đập bổi trên sông, suối để dâng cao cột nước; đồng thời, điều tiết nước từ các công trình lân cận, bơm tát từ sông, suối về khu tưới, điều tiết nước hợp lý không để thất thoát gây lãng phí nguồn nước.

“Với thời tiết tiếp tục nắng nóng và hanh khô như hiện nay thì mực nước tại các hồ chứa và trên các sông, suối sẽ xuống rất nhanh, trong khi đó vẫn còn một số diện tích lúa mới đang trong giai đoạn trổ bông, thời gian tưới còn khoảng gần 1 tháng nữa mới xong. Trước tình hình như vậy, dự kiến trong thời gian tới sẽ có khoảng 17 công trình phải chống hạn với tổng diện tích chống hạn là khoảng 1.000 ha cây trồng”, ông Hoan cho hay.

Theo ông Nguyễn Hoài Dương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk, giải pháp chống hạn trước mắt hiện nay là triển khai nạo vét, sửa chữa hệ thống kênh mương, đảm bảo dẫn nước hiệu quả; đắp đập tạm trên suối, trên các trục kênh tiêu để giữ nước; lắp đặt các trạm bơm dã chiến để khai thác nước sông, suối và dung tích chết của hồ chứa. Cùng với đó, tăng cường công tác quản lý, điều tiết; khuyến cáo nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thời vụ gieo trồng, sử dụng giống ngắn ngày, chịu hạn...

Về giải pháp căn cơ thì phải tiếp tục đầu tư hệ thống thủy lợi, nhất là những công trình lớn một cách đồng bộ để mở rộng diện tích tưới; áp dụng hệ thống tưới tiết kiệm; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển dịch mùa vụ; nghiên cứu, sử dụng giống ngắn ngày, chịu hạn. Cùng với đó là phải thực hiện trồng rừng đề giữ nước, nâng cao mực nước ngầm.
Anh Dũng
(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Bắc Kạn trồng mới rừng tập trung và cây phân tán đạt hơn 138%

Bắc Kạn trồng mới rừng tập trung và cây phân tán đạt hơn 138%

Theo UBND tỉnh Bắc Kạn, thực hiện Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025”, trong 4 năm (từ năm 2021 đến 2024), các cơ quan, đơn vị, địa phương, nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã hưởng ứng và tham gia tích cực các phong trào trồng cây, trồng rừng do UBND tỉnh và các ngành, địa phương phát động.

Hỗ trợ đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm tại các làng nghề

Hỗ trợ đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm tại các làng nghề

Các làng nghề không chỉ tạo việc làm thường xuyên, nâng cao thu nhập cho lao động tại chỗ ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc mà còn góp phần gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của quê hương. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, sự phát triển làng nghề xen kẽ giữa khu dân cư đã và đang gây ra những hệ lụy không nhỏ về vấn đề ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người dân.

53/54 tỉnh có tỷ lệ tiêm vắc-xin phòng chống bệnh sởi đạt 95,2%

53/54 tỉnh có tỷ lệ tiêm vắc-xin phòng chống bệnh sởi đạt 95,2%

Theo thống kê của Bộ Y tế, đến hết ngày 3/4, có 53/54 tỉnh đã triển khai tiêm chủng vắc-xin phòng, chống bệnh sởi được 762.320/800.719 đối tượng, đạt 95,2%. Đặc biệt, thành phố Cần Thơ do đã hoàn thành việc tiêm chủng cho các nhóm đối tượng đạt tỷ lệ cao trong năm 2024 và đầu năm 2025 nên còn số ít đối tượng cần tiêm chủng và triển khai lồng ghép vào ngày tiêm chủng thường xuyên.

Xây dựng Bạc Liêu trở thành Trung tâm năng lượng sạch

Xây dựng Bạc Liêu trở thành Trung tâm năng lượng sạch

Chiều 4/4, Tỉnh ủy Bạc Liêu tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW, ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Liên tiếp xảy ra 6 trận động đất tại khu vực huyện Kon Plông (Kon Tum)

Liên tiếp xảy ra 6 trận động đất tại khu vực huyện Kon Plông (Kon Tum)

Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, Viện Các khoa học Trái đất (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) thông tin, liên tiếp xảy ra 6 trận động đất tại khu vực huyện Kon Plông (Kon Tum) có độ lớn từ 2.6 đến 3.4. Trận động đất mới nhất có độ lớn 3.4 xảy ra lúc 12 giờ 32 phút 38 giây ngày 4/4 (giờ Hà Nội) có tọa độ 14.790 độ Vĩ Bắc-108.275 độ Kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 8.1 km; độ rủi ro thiên tai cấp 0.

Hai cuộc đời được tiếp nối từ nghĩa cử hiến tạng của chàng trai người Nùng

Hai cuộc đời được tiếp nối từ nghĩa cử hiến tạng của chàng trai người Nùng

Sáng 4/4, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, hai bệnh nhân được ghép thận từ chàng trai người Nùng hiến tặng đã khỏe mạnh, xuất viện về nhà sau hơn 1 tháng phẫu thuật. Đây là hai ca ghép thận từ người cho chết não đầu tiên được thực hiện tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định, đánh dấu bước tiến quan trọng trong lĩnh vực ghép tạng của đơn vị.

Ninh Thuận ưu tiên bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển bền vững

Ninh Thuận ưu tiên bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển bền vững

Xác định vai trò quan trọng của đa dạng sinh học đối với sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, tỉnh Ninh Thuận triển khai đồng bộ các giải pháp tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn. Các nỗ lực này tập trung vào việc bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên, môi trường sống, nâng cao nhận thức và sự tham gia đóng góp của cộng đồng.

áp thấp nhiệt đới, vùng áp thấp, thời tiết ngày 14/2, gió mạnh, sóng biển, ngư dân, chủ tàu thuyền, ứng phó thời tiết

Thời tiết ngày 4/4/2025: Nam Bộ có nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, dự báo ngày và đêm 4/4, khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-36 độ C, có nơi trên 36 độ C, độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 45-50%. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ vẫn rét vào sáng sớm và đêm, nhưng ngày có nơi lên đến 29 độ C.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo lý giải cách quy đổi điểm tương đương trong xét tuyển đại học

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo lý giải cách quy đổi điểm tương đương trong xét tuyển đại học

Một trong những điểm mới của Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm nay đó là, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở đào tạo sử dụng nhiều phương thức tuyển sinh phải xác định quy tắc quy đổi tương đương ngưỡng đầu vào và điểm trúng tuyển của các phương thức xét tuyển để đảm bảo công bằng, minh bạch với tất cả thí sinh. Chiều 3/4, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí để làm rõ các thông tin liên quan đến quy định này.

Giá xăng dầu tiếp tục tăng từ 15h chiều nay 3/4

Giá xăng dầu tiếp tục tăng từ 15h chiều nay 3/4

Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa quyết định điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu từ 15h chiều nay 3/4. Theo đó, giá xăng tiếp tục được điều chỉnh tăng cùng với giá dầu điêzen, dầu hoả, dầu madút.

Xác định nguyên nhân, khắc phục lúa chết bất thường cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau

Xác định nguyên nhân, khắc phục lúa chết bất thường cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau

Trước thông tin một số báo chí phản ánh, cánh đồng lúa vụ Đông Xuân của huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang ở hai bên đường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau đang thi công bị thiệt hại do công trình bơm cát đắp nền, do hai bên cao tốc không có mương thoát nước nên phèn và nước mặn tràn thấm xuống ruộng.

Yên Bái tiếp nhận 36 tỷ đồng để xóa nhà tạm

Yên Bái tiếp nhận 36 tỷ đồng để xóa nhà tạm

Chiều 2/4, Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh Yên Bái tổ chức Chương trình tiếp nhận hỗ trợ kinh phí chung tay xóa nhà tạm, dột nát năm 2025 từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép gần 5 tấn chất độc ở Lào Cai

Phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép gần 5 tấn chất độc ở Lào Cai

Chiều 2/4, Công an tỉnh Lào Cai thông tin, lực lượng chức năng của đơn vị vừa đấu tranh triệt phá thành công một đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất độc (xyanua) với số lượng lớn; tàng trữ trái phép vật liệu nổ; vi phạm quy định về khai thác tài nguyên tại huyện Văn Bàn và bắt quả tang 47 đối tượng liên quan.

Đề nghị điều tra, xử lý vụ hành hung bác sỹ tại Gia Lai

Đề nghị điều tra, xử lý vụ hành hung bác sỹ tại Gia Lai

Ngày 2/4, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có công văn gửi Giám đốc Sở Y tế Gia Lai về vụ việc bác sỹ tại đơn vị Hồi sức cấp cứu, Trung tâm Y tế huyện Chư Sê, bị hành hung ngày 31/3. Vụ việc đã gây mất an ninh, trật tự, ảnh hưởng tiêu cực công tác khám, chữa bệnh, an toàn của người bệnh và nhân viên y tế.

Quảng Nam tái định cư, chống sạt lở cho đồng bào ở vùng “trước núi sau sông”

Quảng Nam tái định cư, chống sạt lở cho đồng bào ở vùng “trước núi sau sông”

Do địa hình có độ dốc cao, sông suối chia cắt mạnh cùng với phong tục tập quán, nhiều khu dân cư của đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam nằm rải rác ở lưng chừng núi. Nhiều nơi nằm trong vùng “trước núi sau sông” hoặc “trước sông sau núi” nên thường xuyên đối mặt với nguy cơ sạt lở núi và lũ quét. Nhiều năm qua, cùng với đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Quảng Nam đã nỗ lực ứng phó hiệu quả với thiên tai, ổn định cuộc sống lâu dài cho đồng bào.

Thêm thu nhập, tăng động lực cho người dân tích cực bảo vệ rừng ở Điện Biên

Thêm thu nhập, tăng động lực cho người dân tích cực bảo vệ rừng ở Điện Biên

Nhờ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng được triển khai hiệu quả, tỷ lệ che phủ rừng tại Điện Biên đã liên tục tăng trong những năm qua. Chính sách này không những nâng cao được trách nhiệm của người dân đối với quản lý, bảo vệ rừng mà còn còn góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, cải thiện cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số.

Bạc Liêu tập trung xóa nhà tạm, nhà dột nát cho 3 nhóm đối tượng

Bạc Liêu tập trung xóa nhà tạm, nhà dột nát cho 3 nhóm đối tượng

Chung tay cùng cả nước, tỉnh Bạc Liêu đã huy động tối đa nguồn lực từ sự hỗ trợ của các ban, bộ, ngành Trung ương, doanh nghiệp, nhà hảo tâm, triển khai thực hiện chương trình “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát”, góp phần mang lại “mái ấm” kiên cố cho người dân trong tỉnh vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Kiểm tra hiện trường, xử lý hố sụt lớn trên quốc lộ 3B

Kiểm tra hiện trường, xử lý hố sụt lớn trên quốc lộ 3B

Ngày 1/4, Giám đốc Ban Quản lý, Bảo trì công trình đường bộ Bắc Kạn (Sở Xây dựng tỉnh Bắc Kạn) Phùng Đức Hạnh cho biết, để đảm bảo an toàn cho người và các phượng tiện tham gia giao thông, đặc biệt là dân sinh sống gần khu vực sụt lún, Sở Xây dựng tỉnh Bắc Kạn đã đề nghị UBND huyện Na Rì chỉ đạo, tuyên truyền cho người dân không đi lại, chăn thả gia súc vào gần khu vực sụt lún, đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản; theo dõi và tuyên truyền cho người dân sống gần khu vực sụt lún; nếu hố lún tiếp tục phát triển và mở rộng thêm, mất an toàn cho người dân sống trong khu vực, phải có phương án di dời người dân.