Tình trạng chặt gốc thông để lấn chiếm đất rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ (Gia Lai) Ảnh: Dư Toán - TTXVN |
Theo khảo sát của Dự án “Tạo hành lang xanh liên kết và quản lý rừng bền vững Vườn quốc gia Kon Ka Kinh và Khu Bảo tồn Kon Chư Răng”, do Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tài trợ từ năm 2006 – 2010, vùng hành lang kết nối có 84.000 ha rừng tự nhiên ít bị tác động, độ che phủ đạt trên 88%, nằm trải dài trên địa bàn 6 xã thuộc 3 huyện của tỉnh Gia Lai gồm xã Hà Đông thuộc huyện Đăk Đoa; xã Ayun, Đắkjơta thuộc huyện Mang Yang; xã Sơn Lang, Đăk Rong, Konpne thuộc huyện K’Bang. Đây là vùng có giá trị đa dạng sinh học cao với thảm thực vật rừng mang tính đặc trưng của rừng Tây Nguyên và nhiều loài động, thực vật quý, hiếm.
Tuy vậy trong vài năm gần đây, vùng phải đối mặt với nhiều mối đe dọa từ việc phá rừng trồng cây công nghiệp, lấn chiếm đất rừng trái phép; săn, bắn động, thực vật hoang dã quý, hiếm... Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới thực trạng này là do áp lực về phát triển kinh tế, dân số gia tăng và sự xuất hiện của một số dự án thủy điện khiến cuộc sống của người dân bị xáo trộn, diện tích đất canh tác bị thu hẹp. Nếu không có những biện pháp can thiệp kịp thời, khu vực này sẽ khó giữ được các giá trị tài nguyên thiên nhiên. Đây cũng là lý do cho sự ra đời của Dự án “Quản trị nguồn tài nguyên nước” thực hiện tại tại xã Đăk Rong.
Mục đích của Dự án nhằm đóng góp vào bảo tồn đa dạng sinh học và nâng cao đời sống của các cộng đồng địa phương trong lưu vực sông Srepok và Sesan theo hướng bền vững, thông qua quá trình thúc đẩy sự tham gia của các bên liên quan và chia sẻ công bằng lợi ích, trách nhiệm, nghĩa vụ trong quản lý tài nguyên thiên nhiên. Theo đó, Dự án tập trung hỗ trợ, tạo điều kiện cho các cộng đồng địa phương tham gia vào bảo tồn, phục hồi rừng ở khu vực hành lang giữa Vườn quốc gia Kon Ka Kinh và Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng. Đồng thời hỗ trợ người dân phát triển các mô hình nông lâm nghiệp bền vững tại địa phương, góp phần giảm sức ép lên tài nguyên rừng.
Đăk Rong được lựa chọn để thực hiện Dự án vì nơi đây có diện tích rừng lớn, lại nằm trọn trong khu vực kết nối và thể hiện rõ nhất thực trạng quản lý, bảo vệ rừng tại vùng hành lang. Xã nằm ở phía chính giữa vùng hành lang nối liền hai khu bảo vệ quan trọng nên hệ động, thực vật ở đây rất phong phú. Theo điều tra của Trung tâm Bảo tồn Đa dạng Sinh học Nước Việt Xanh năm 2017, khu vực rừng tự nhiên ở Đăk Rong có giá trị đa dạng sinh học cao tương đương với hai khu RĐD trên địa bàn, trong đó khu hệ thực vật có hai kiểu rừng tự nhiên chính là Kiểu rừng kín thường xanh, mưa ẩm cận nhiệt đới núi thấp và Kiểu rừng kín hỗn hợp cây lá rộng lá kim, ẩm á nhiệt đới núi thấp.
Rừng tại khu vực Đăk Rong hiện vẫn đang bị xâm lấn và khai thác. Người dân chủ yếu là người dân tộc Ba Na, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 48,7%, trình độ học vấn thấp. Phần lớn các hộ đều phụ thuộc vào việc canh tác nông nghiệp và khai thác lâm sản ngoài gỗ, song do diện tích đất nông nghiệp hạn hẹp nên không đủ đáp ứng nhu cầu canh tác. Đây cũng là lý do khiến nhiều hộ phát nương, lấn rừng tự nhiên để trồng các loại cây công nghiệp như cà phê, hồ tiêu, macca… ngay sát khu vực giáp ranh Vườn quốc gia Kon Ka Kinh và lâm phần các Tây Bắc của huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai.
Đăk Rong hiện có 1.042 hộ với 3.668 nhân khẩu, tổng diện tích tự nhiên khoảng 34.000ha, trong đó diện tích đất rừng gần 28.000ha, chiếm 81,17%. Trong số này diện tích rừng sản xuất chiếm đa số với gần 25.000ha; rừng phòng hộ 1.000ha; rừng đặc dụng 2.200ha. Khu vực rừng đặc dụng do Vườn quốc gia Kon Ka Kinh và Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng quản lý. Còn diện tích rừng phòng hộ nằm giữa hai khu bảo vệ này do hai Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Rong và Trạm Lập quản lý.
Các mô hình này chưa cho hiệu quả rõ rệt do mới được trồng trong một vài năm gần đây. Tại một số thôn, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do buộc phải nhường chỗ cho các dự án thủy điện. Hiện xã Đăk Rong có 3 công trình thủy điện gồm thủy điện Vĩnh Sơn đã đi vào hoạt động, thủy điện Gia Lâm và thủy điện Đăk Ple đang xây dựng. Các dự án này ảnh hưởng nghiêm trọng đến diện tích trồng lúa nước như tại thôn Kon Lanh Te, Kon Von I và một phần diện tích trồng cây công nghiệp ở thôn Hà Đừng II, Đăk Trưm. Đặc biệt là tới nguồn nước sinh hoạt tại thôn Kon Lanh Te.
Ngoài canh tác nông nghiệp, hiện phần lớn các hộ vẫn phụ thuộc vào khai thác lâm sản từ rừng bao gồm gỗ củi và các loại dược liệu quý như nấm linh chi, lan kim tuyến, sâm dây, mật ong… Trước các mối đe dọa đối với tài nguyên rừng ở Đăk Rong nói riêng và vùng hành lang kết nối nói chung, Dự án “Quản trị Tài nguyên nước” đã tiến hành điều tra, khảo sát thực trạng quản lý, bảo vệ rừng tại 7/15 làng trong xã gồm Làng Kon Von I; Kon Lanh Te; Hà Đừng II; Đăk Trưm; Kon Lốc I; Kon Lốc II; Kon Trang I. Kết quả cho thấy hiện có 5/7 làng đã nhận khoán bảo vệ rừng (định mức trung bình 200.000 đồng/ha/năm. Riêng chủ rừng Công ty Đăk Rong chi trả 400.000/ha/năm, trong đó 200.000 đồng từ nguồn chi trả dịch vụ môi trường rừng và 200.000 đồng theo quy định tại Nghị định 75/2015 đối với xã đặc biệt khó khăn).
Có 3/7 làng thành lập tổ tuần tra, bảo vệ rừng với tần suất tuần tra 2 lần/tháng hoặc phụ thuộc vào yêu cầu của chủ rừng. Tiền khoán bảo vệ rừng được sử dụng cho việc xây dựng, sửa chữa các công trình trong làng, một phần được chi trả cho các hộ đi tuần tra, số còn lại được chia đều cho các hộ trong làng. Hai làng chưa được nhận khoán là Hà Đừng II và Kon Lốc II, trong đó Kon Lốc II đang được VQG Kon Ka Kinh và Công ty Đăk Rong làm hồ sơ giao khoán. Nhìn chung, cộng đồng còn khá bị động trong việc quản lý, bảo vệ rừng. Công tác tuần tra cũng chỉ tiến hành khi có yêu cầu từ phía chủ rừng, nguồn kinh phí từ nhận khoán bảo vệ rừng cũng khá khiêm tốn.
Nhằm thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng ở Đăk Rong trong quản lý, bảo vệ rừng, góp phần xây dựng hành lang đa dạng sinh học tại khu vực giáp ranh giữa Vườn quốc gia Kon Ka Kinh và Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, Dự án “Quản trị Tài nguyên nước” tiến hành xác định vai trò, năng lực cũng như mối quan tâm của các bên liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ rừng, qua đó đề xuất thiết lập một tổ chức đại diện của cộng đồng dưới tên gọi Tổ Lâm nghiệp cộng đồng ở các thôn. Chính quyền xã Đăk Rong hoàn toàn ủng hộ đề xuất này và ngày 19/4/2018, UBND xã Đăk Rong ban hành Quyết định số 14 thành lập Tổ Lâm nghiệp cộng đồng ở 3 thôn Kon Lốc I, Kon Von I, Kon Lanh Te. Tổ đóng vai trò là cầu nối giữa người dân với các chủ rừng và chính quyền địa phương trong việc thúc đẩy, phối hợp thực hiện các hoạt động quản lý, bảo vệ rừng và trao đổi, thỏa thuận các vấn đề liên quan.
Nhóm cán bộ khảo sát của PanNature đánh giá: Tổ Lâm nghiệp cộng đồng các thôn cũng chính là lực lượng nòng cốt để nâng cao năng lực tổ chức cho cộng đồng về kỹ năng lập kế hoạch, quản lý nhóm, kỹ năng tuyên truyền, đàm phán. Tổ cũng đã thảo luận cùng các chủ rừng và chính quyền xã nhằm thống nhất cơ chế quản lý, khai thác, sử dụng lâm sản trên địa bàn thôn, trong đó nhấn mạnh việc cấm khai thác những loài động thực vật bị đe dọa của vùng. Về vấn đề quản lý và sử dụng bền vững nguồn lâm sản, Tổ Lâm nghiệp cộng đồng sẽ cùng với các chủ rừng lập kế hoạch phối hợp tuần tra rừng định kỳ, giám sát đa dạng sinh học đối với những loài động, thực vật quý hiếm, thậm chí thỏa thuận về việc chủ rừng giao quyền tạm giữ người vi phạm và tang vật cho tổ tuần rừng của cộng đồng khi phát hiện vi phạm và báo cho chủ rừng và kiểm lâm địa bàn xử lý.
Tổ Lâm nghiệp cộng đồng thôn cũng là nhân tố thúc đẩy phát triển các sinh kế gắn với sử dụng tài nguyên thiên nhiên bền vững, thông qua việc hỗ trợ người dân thực hiện các gói tài trợ nhỏ để phát triển sinh kế hộ gia đình, theo nguyên tắc có sự đóng góp của người dân và hoàn trả một phần kinh phí làm quỹ cho Tổ Lâm nghiệp cộng đồng sau khi có thu hoạch. Những tài trợ nhỏ này được lựa chọn và thực hiên theo tiêu chí: Có tính sáng tạo, mới; Đáp ứng yêu cầu về các phương thức canh tác xanh, sạch, thân thiện với môi trường; Tận dụng được các thế mạnh của địa phương về điều kiện đất đai, khí hậu và tài nguyên rừng; Các kết quả thu được mang tính bền vững, lâu dài, có khả năng mở rộng áp dụng; Phù hợp với các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của xã; Được sự đồng ý của chủ rừng nếu đề xuất liên quan tới các hoạt động trong phạm vi rừng của các chủ rừng; Cam kết không vi phạm tới rừng; Mục tiêu rõ ràng, kết quả cụ thể; Có cam kết đóng góp công sức, vật liệu hoặc kinh phí của người nhận tài trợ.
Hiện đã có 6 gói tài trợ nhỏ được triển khai cho 3 thôn (Kon Lốc I, Kon Von I, Kon Lanh Te) với các mô hình trồng cam sành, chanh leo, dứa, thanh long, nuôi lợn giống địa phương. Những gói tài trợ này không chỉ góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình, mà còn giúp tăng cường nhận thức của người dân đối với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tăng cường sự trao đổi phối hợp giữa Tổ Lâm nghiệp cộng đồng thôn với các chủ rừng trên địa bàn.
Điểm đặc biệt của mô hình Tổ Lâm nghiệp cộng đồng thôn ở Đăk Rong là tuy được hình thành trong bối cảnh địa bàn có diện tích rừng lớn, bao gồm cả rừng đặc dựng và rừng phòng hộ với nhiều chủ rừng khác nhau. Song ban đầu đã có những tín hiệu tích cực đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng tại địa phương. Theo đó, mô hình không chỉ giúp hình thành cơ chế hướng tới giải quyết các mâu thuẫn về tài nguyên thiên nhiên (đất rừng), mà còn góp phần cải thiện mối quan hệ giữa các bên trong quản lý, bảo vệ rừng. Cùng với với đó, Tổ cũng khuyến khích cộng đồng nâng cao đời sống gắn với sử dụng rừng bền vững, hướng tới chia sẻ công bằng các lợi ích từ tài nguyên rừng./.
Tuy vậy trong vài năm gần đây, vùng phải đối mặt với nhiều mối đe dọa từ việc phá rừng trồng cây công nghiệp, lấn chiếm đất rừng trái phép; săn, bắn động, thực vật hoang dã quý, hiếm... Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới thực trạng này là do áp lực về phát triển kinh tế, dân số gia tăng và sự xuất hiện của một số dự án thủy điện khiến cuộc sống của người dân bị xáo trộn, diện tích đất canh tác bị thu hẹp. Nếu không có những biện pháp can thiệp kịp thời, khu vực này sẽ khó giữ được các giá trị tài nguyên thiên nhiên. Đây cũng là lý do cho sự ra đời của Dự án “Quản trị nguồn tài nguyên nước” thực hiện tại tại xã Đăk Rong.
Mục đích của Dự án nhằm đóng góp vào bảo tồn đa dạng sinh học và nâng cao đời sống của các cộng đồng địa phương trong lưu vực sông Srepok và Sesan theo hướng bền vững, thông qua quá trình thúc đẩy sự tham gia của các bên liên quan và chia sẻ công bằng lợi ích, trách nhiệm, nghĩa vụ trong quản lý tài nguyên thiên nhiên. Theo đó, Dự án tập trung hỗ trợ, tạo điều kiện cho các cộng đồng địa phương tham gia vào bảo tồn, phục hồi rừng ở khu vực hành lang giữa Vườn quốc gia Kon Ka Kinh và Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng. Đồng thời hỗ trợ người dân phát triển các mô hình nông lâm nghiệp bền vững tại địa phương, góp phần giảm sức ép lên tài nguyên rừng.
Đăk Rong được lựa chọn để thực hiện Dự án vì nơi đây có diện tích rừng lớn, lại nằm trọn trong khu vực kết nối và thể hiện rõ nhất thực trạng quản lý, bảo vệ rừng tại vùng hành lang. Xã nằm ở phía chính giữa vùng hành lang nối liền hai khu bảo vệ quan trọng nên hệ động, thực vật ở đây rất phong phú. Theo điều tra của Trung tâm Bảo tồn Đa dạng Sinh học Nước Việt Xanh năm 2017, khu vực rừng tự nhiên ở Đăk Rong có giá trị đa dạng sinh học cao tương đương với hai khu RĐD trên địa bàn, trong đó khu hệ thực vật có hai kiểu rừng tự nhiên chính là Kiểu rừng kín thường xanh, mưa ẩm cận nhiệt đới núi thấp và Kiểu rừng kín hỗn hợp cây lá rộng lá kim, ẩm á nhiệt đới núi thấp.
Rừng tại khu vực Đăk Rong hiện vẫn đang bị xâm lấn và khai thác. Người dân chủ yếu là người dân tộc Ba Na, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 48,7%, trình độ học vấn thấp. Phần lớn các hộ đều phụ thuộc vào việc canh tác nông nghiệp và khai thác lâm sản ngoài gỗ, song do diện tích đất nông nghiệp hạn hẹp nên không đủ đáp ứng nhu cầu canh tác. Đây cũng là lý do khiến nhiều hộ phát nương, lấn rừng tự nhiên để trồng các loại cây công nghiệp như cà phê, hồ tiêu, macca… ngay sát khu vực giáp ranh Vườn quốc gia Kon Ka Kinh và lâm phần các Tây Bắc của huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai.
Đăk Rong hiện có 1.042 hộ với 3.668 nhân khẩu, tổng diện tích tự nhiên khoảng 34.000ha, trong đó diện tích đất rừng gần 28.000ha, chiếm 81,17%. Trong số này diện tích rừng sản xuất chiếm đa số với gần 25.000ha; rừng phòng hộ 1.000ha; rừng đặc dụng 2.200ha. Khu vực rừng đặc dụng do Vườn quốc gia Kon Ka Kinh và Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng quản lý. Còn diện tích rừng phòng hộ nằm giữa hai khu bảo vệ này do hai Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Rong và Trạm Lập quản lý.
Các mô hình này chưa cho hiệu quả rõ rệt do mới được trồng trong một vài năm gần đây. Tại một số thôn, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do buộc phải nhường chỗ cho các dự án thủy điện. Hiện xã Đăk Rong có 3 công trình thủy điện gồm thủy điện Vĩnh Sơn đã đi vào hoạt động, thủy điện Gia Lâm và thủy điện Đăk Ple đang xây dựng. Các dự án này ảnh hưởng nghiêm trọng đến diện tích trồng lúa nước như tại thôn Kon Lanh Te, Kon Von I và một phần diện tích trồng cây công nghiệp ở thôn Hà Đừng II, Đăk Trưm. Đặc biệt là tới nguồn nước sinh hoạt tại thôn Kon Lanh Te.
Ngoài canh tác nông nghiệp, hiện phần lớn các hộ vẫn phụ thuộc vào khai thác lâm sản từ rừng bao gồm gỗ củi và các loại dược liệu quý như nấm linh chi, lan kim tuyến, sâm dây, mật ong… Trước các mối đe dọa đối với tài nguyên rừng ở Đăk Rong nói riêng và vùng hành lang kết nối nói chung, Dự án “Quản trị Tài nguyên nước” đã tiến hành điều tra, khảo sát thực trạng quản lý, bảo vệ rừng tại 7/15 làng trong xã gồm Làng Kon Von I; Kon Lanh Te; Hà Đừng II; Đăk Trưm; Kon Lốc I; Kon Lốc II; Kon Trang I. Kết quả cho thấy hiện có 5/7 làng đã nhận khoán bảo vệ rừng (định mức trung bình 200.000 đồng/ha/năm. Riêng chủ rừng Công ty Đăk Rong chi trả 400.000/ha/năm, trong đó 200.000 đồng từ nguồn chi trả dịch vụ môi trường rừng và 200.000 đồng theo quy định tại Nghị định 75/2015 đối với xã đặc biệt khó khăn).
Có 3/7 làng thành lập tổ tuần tra, bảo vệ rừng với tần suất tuần tra 2 lần/tháng hoặc phụ thuộc vào yêu cầu của chủ rừng. Tiền khoán bảo vệ rừng được sử dụng cho việc xây dựng, sửa chữa các công trình trong làng, một phần được chi trả cho các hộ đi tuần tra, số còn lại được chia đều cho các hộ trong làng. Hai làng chưa được nhận khoán là Hà Đừng II và Kon Lốc II, trong đó Kon Lốc II đang được VQG Kon Ka Kinh và Công ty Đăk Rong làm hồ sơ giao khoán. Nhìn chung, cộng đồng còn khá bị động trong việc quản lý, bảo vệ rừng. Công tác tuần tra cũng chỉ tiến hành khi có yêu cầu từ phía chủ rừng, nguồn kinh phí từ nhận khoán bảo vệ rừng cũng khá khiêm tốn.
Nhằm thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng ở Đăk Rong trong quản lý, bảo vệ rừng, góp phần xây dựng hành lang đa dạng sinh học tại khu vực giáp ranh giữa Vườn quốc gia Kon Ka Kinh và Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, Dự án “Quản trị Tài nguyên nước” tiến hành xác định vai trò, năng lực cũng như mối quan tâm của các bên liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ rừng, qua đó đề xuất thiết lập một tổ chức đại diện của cộng đồng dưới tên gọi Tổ Lâm nghiệp cộng đồng ở các thôn. Chính quyền xã Đăk Rong hoàn toàn ủng hộ đề xuất này và ngày 19/4/2018, UBND xã Đăk Rong ban hành Quyết định số 14 thành lập Tổ Lâm nghiệp cộng đồng ở 3 thôn Kon Lốc I, Kon Von I, Kon Lanh Te. Tổ đóng vai trò là cầu nối giữa người dân với các chủ rừng và chính quyền địa phương trong việc thúc đẩy, phối hợp thực hiện các hoạt động quản lý, bảo vệ rừng và trao đổi, thỏa thuận các vấn đề liên quan.
Nhóm cán bộ khảo sát của PanNature đánh giá: Tổ Lâm nghiệp cộng đồng các thôn cũng chính là lực lượng nòng cốt để nâng cao năng lực tổ chức cho cộng đồng về kỹ năng lập kế hoạch, quản lý nhóm, kỹ năng tuyên truyền, đàm phán. Tổ cũng đã thảo luận cùng các chủ rừng và chính quyền xã nhằm thống nhất cơ chế quản lý, khai thác, sử dụng lâm sản trên địa bàn thôn, trong đó nhấn mạnh việc cấm khai thác những loài động thực vật bị đe dọa của vùng. Về vấn đề quản lý và sử dụng bền vững nguồn lâm sản, Tổ Lâm nghiệp cộng đồng sẽ cùng với các chủ rừng lập kế hoạch phối hợp tuần tra rừng định kỳ, giám sát đa dạng sinh học đối với những loài động, thực vật quý hiếm, thậm chí thỏa thuận về việc chủ rừng giao quyền tạm giữ người vi phạm và tang vật cho tổ tuần rừng của cộng đồng khi phát hiện vi phạm và báo cho chủ rừng và kiểm lâm địa bàn xử lý.
Tổ Lâm nghiệp cộng đồng thôn cũng là nhân tố thúc đẩy phát triển các sinh kế gắn với sử dụng tài nguyên thiên nhiên bền vững, thông qua việc hỗ trợ người dân thực hiện các gói tài trợ nhỏ để phát triển sinh kế hộ gia đình, theo nguyên tắc có sự đóng góp của người dân và hoàn trả một phần kinh phí làm quỹ cho Tổ Lâm nghiệp cộng đồng sau khi có thu hoạch. Những tài trợ nhỏ này được lựa chọn và thực hiên theo tiêu chí: Có tính sáng tạo, mới; Đáp ứng yêu cầu về các phương thức canh tác xanh, sạch, thân thiện với môi trường; Tận dụng được các thế mạnh của địa phương về điều kiện đất đai, khí hậu và tài nguyên rừng; Các kết quả thu được mang tính bền vững, lâu dài, có khả năng mở rộng áp dụng; Phù hợp với các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của xã; Được sự đồng ý của chủ rừng nếu đề xuất liên quan tới các hoạt động trong phạm vi rừng của các chủ rừng; Cam kết không vi phạm tới rừng; Mục tiêu rõ ràng, kết quả cụ thể; Có cam kết đóng góp công sức, vật liệu hoặc kinh phí của người nhận tài trợ.
Hiện đã có 6 gói tài trợ nhỏ được triển khai cho 3 thôn (Kon Lốc I, Kon Von I, Kon Lanh Te) với các mô hình trồng cam sành, chanh leo, dứa, thanh long, nuôi lợn giống địa phương. Những gói tài trợ này không chỉ góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình, mà còn giúp tăng cường nhận thức của người dân đối với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tăng cường sự trao đổi phối hợp giữa Tổ Lâm nghiệp cộng đồng thôn với các chủ rừng trên địa bàn.
Điểm đặc biệt của mô hình Tổ Lâm nghiệp cộng đồng thôn ở Đăk Rong là tuy được hình thành trong bối cảnh địa bàn có diện tích rừng lớn, bao gồm cả rừng đặc dựng và rừng phòng hộ với nhiều chủ rừng khác nhau. Song ban đầu đã có những tín hiệu tích cực đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng tại địa phương. Theo đó, mô hình không chỉ giúp hình thành cơ chế hướng tới giải quyết các mâu thuẫn về tài nguyên thiên nhiên (đất rừng), mà còn góp phần cải thiện mối quan hệ giữa các bên trong quản lý, bảo vệ rừng. Cùng với với đó, Tổ cũng khuyến khích cộng đồng nâng cao đời sống gắn với sử dụng rừng bền vững, hướng tới chia sẻ công bằng các lợi ích từ tài nguyên rừng./.
Văn Hào