Ngày 4/1, theo đúng kế hoạch, Công an Hà Nội đã triển khai cấp căn cước công dân cho người dân từ 14 tuổi trên địa bàn. Chỉ trong ngày đầu thực hiện, đã có hơn 1.000 trường hợp người dân đến 31 điểm cấp đăng ký tại Phòng Cảnh sát quản lý hành chính và trật tự xã hội (PC64, Công an Hà Nội) ở địa chỉ số 44 Phạm Ngọc Thạch và 30 địa điểm khác tại trụ sở tiếp dân của công an các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố.
Tại khu vực làm thủ tục đăng ký căn cước công dân của tiếp dân của Phòng Cảnh sát quản lý hành chính và trật tự xã hội, hàng trăm người dân ngồi tại 20 hàng ghế và 3 dãy bàn ở khu vực quy định chờ lần lượt được cán bộ của đơn vị cấp phát, hướng dẫn kê khai những thông tin có liên quan vào tờ khai. Tại đây, PC64 cũng đã chuẩn bị hai dây chuyền cấp thẻ căn cước công dân với 10 bàn phục vụ cùng hệ thống cấp thẻ từ lấy dấu vân tay, chụp ảnh, vào hồ sơ hoàn toàn tự động bằng công nghệ kỹ thuật số sẵn sàng giúp người dân đăng ký căn cước.
Vừa nhiệt tình hướng dẫn người dân làm thủ tục đăng ký, Trung tá Nguyễn Văn Hương, Phó đội trưởng Đội cấp chứng minh nhân dân, PC 64 Công an thành phố Hà Nội, vừa cho biết: Thẻ căn cước 12 số sẽ là giấy tờ tùy thân, thể hiện thông tin cơ bản về lai lịch, nhận dạng của công dân Việt Nam, được sử dụng trong các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. Khi đến đăng ký, người dân chỉ cần mang theo sổ hộ khẩu đến là có đầy đủ thông tin cá nhân để điền vào tờ khai. So với chứng minh thư, có căn cước công dân, người dân sẽ không phải xác nhận qua công an xã, phường… bớt đi lại cho công dân. Sau khi xây dựng được tàng thư căn cước công dân, người dân sẽ không phải mang theo sổ hộ khẩu đến làm căn cước, sẽ rất tiện lợi trong công tác hành chính.
Theo Trung tá Hương, để triển khai thực hiện, PC64 đã tập huấn cho hơn 200 cán bộ chiến sĩ thuộc các quận, huyện tại 31 điểm của thành phố về việc cấp loại thẻ mới này. Về cơ bản, chứng minh thư 12 số và căn cước công dân giống nhau vì cả hai cùng được cấp tại thời điểm công dân đủ từ 14 tuổi trở lên. Tuy nhiên, nội dung trong thẻ với 20 cột mục tại 2 loại giấy tờ này có sự khác nhau ở tên gọi, phần dân tộc được thay bằng quốc tịch; dấu của Bộ Công an được thay bằng Quốc huy nước CHXHCN Việt Nam. Ngoài ra, một điểm khác nhau là hạn sử dụng, hạn của chứng minh thư là 15 năm. Thẻ căn cước sau lần cấp đầu tiên, công dân phải đi đổi vào các năm 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi. Sau 60 tuổi công dân không cần đổi.
"Khi người dân làm thủ tục cấp, đổi chứng minh thư sang thẻ căn cước, cán bộ tiếp nhận sẽ cắt góc chứng minh thư cũ và trả cho người dân giữ. Khi gặp khó khăn trong việc công chứng, hay giao dịch ngân hàng, bảo hiểm... người dân có thể xuất trình chứng minh thư đã bị cắt góc và các cơ quan liên quan phải có trách nhiệm giải quyết như bình thường.
Sau khi đăng ký thông tin xong, người dân sẽ nhận được giấy hẹn. Việc cấp thẻ căn cước sẽ hoàn thành trong 7 ngày", Trung tá Hương cho biết.
Trong thời gian đợi cháu trai 15 tuổi là Nguyễn Việt Tiến, học sinh trường THPT Kim Liên (Hà Nội) làm thủ tục kê khai những mục lục trong tờ khai căn cước công dân, bà Lê Ngọc Châm, 61 tuổi, khu tập thể Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội nhận xét: So với thủ tục cấp đổi Chứng minh nhân dân (9 và 12 chữ số), việc cấp đổi thẻ căn cước công dân có thủ tục khá đơn giản khi người dân chỉ cần ghi đầy đủ thông tin vào tờ khai mà không cần công chứng, xác nhận của địa phương, kèm theo sổ hộ khẩu và đến nơi cư trú để làm thủ tục. Các cán bộ, chiến sỹ công an cũng nhiệt tình hướng dẫn cho người dân. "Việc cấp căn cước công dân không cần phải xác nhận từ cơ sở, rút ngắn thời gian đã tạo điều kiện rất lớn cho người dân đến làm thủ tục", bà Châm nói.
Không giấu được sự hài lòng khi rời khỏi trụ sở PC 64, ông Ngô Văn Chương, 77 tuổi, trú tại Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội - một trong những người dân làm thủ tục đăng ký thẻ căn cước công dân vào chiều 4/1, cho hay: Trước khi đến đây, ông nghĩ thủ tục cấp đổi thẻ căn cước công dân rất phức tạp nên đã chuẩn bị sẵn tinh thần chờ đợi, song thực tế lại khá nhanh chóng, thuận lợi, được cán bộ hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo, trách nhiệm.
Theo Đại tá Lê Học Thu, Trưởng Phòng PC64, trong ngày đầu thực hiện cấp căn cước công dân, đã có gần 400 trường hợp đến trụ sở đơn vị để làm các thủ tục đăng ký tờ khai căn cước công dân. Tính trên toàn địa bàn thành phố, đến chiều ngày 4/1, đã có khoảng hơn 1.000 người đăng ký thẻ làm căn cước công dân. Các cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị đã đón tiếp, chỉ dẫn tận tình cho từng trường hợp, đảm bảo đúng quy trình, quy định, chính xác, thuận lợi. "Tuy nhiên, tại thời điểm hiện nay, do chứng minh nhân dân loại 9 và 12 chữ số vẫn có giá trị sử dụng như thẻ căn cước công dân, người dân không nên đổ dồn đi làm thẻ nếu chưa thực sự cần thiết để tránh tình trạng quá tải, mất thời gian. Ngoài ra người dân cũng không nhất thiết đi xét nghiệm máu vì thông tin này có cũng được, không có cũng được", Đại tá Thu khẳng định.
|
Tại khu vực làm thủ tục đăng ký căn cước công dân của tiếp dân của Phòng Cảnh sát quản lý hành chính và trật tự xã hội, hàng trăm người dân ngồi tại 20 hàng ghế và 3 dãy bàn ở khu vực quy định chờ lần lượt được cán bộ của đơn vị cấp phát, hướng dẫn kê khai những thông tin có liên quan vào tờ khai. Tại đây, PC64 cũng đã chuẩn bị hai dây chuyền cấp thẻ căn cước công dân với 10 bàn phục vụ cùng hệ thống cấp thẻ từ lấy dấu vân tay, chụp ảnh, vào hồ sơ hoàn toàn tự động bằng công nghệ kỹ thuật số sẵn sàng giúp người dân đăng ký căn cước.
Vừa nhiệt tình hướng dẫn người dân làm thủ tục đăng ký, Trung tá Nguyễn Văn Hương, Phó đội trưởng Đội cấp chứng minh nhân dân, PC 64 Công an thành phố Hà Nội, vừa cho biết: Thẻ căn cước 12 số sẽ là giấy tờ tùy thân, thể hiện thông tin cơ bản về lai lịch, nhận dạng của công dân Việt Nam, được sử dụng trong các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. Khi đến đăng ký, người dân chỉ cần mang theo sổ hộ khẩu đến là có đầy đủ thông tin cá nhân để điền vào tờ khai. So với chứng minh thư, có căn cước công dân, người dân sẽ không phải xác nhận qua công an xã, phường… bớt đi lại cho công dân. Sau khi xây dựng được tàng thư căn cước công dân, người dân sẽ không phải mang theo sổ hộ khẩu đến làm căn cước, sẽ rất tiện lợi trong công tác hành chính.
|
"Khi người dân làm thủ tục cấp, đổi chứng minh thư sang thẻ căn cước, cán bộ tiếp nhận sẽ cắt góc chứng minh thư cũ và trả cho người dân giữ. Khi gặp khó khăn trong việc công chứng, hay giao dịch ngân hàng, bảo hiểm... người dân có thể xuất trình chứng minh thư đã bị cắt góc và các cơ quan liên quan phải có trách nhiệm giải quyết như bình thường.
Sau khi đăng ký thông tin xong, người dân sẽ nhận được giấy hẹn. Việc cấp thẻ căn cước sẽ hoàn thành trong 7 ngày", Trung tá Hương cho biết.
Trong thời gian đợi cháu trai 15 tuổi là Nguyễn Việt Tiến, học sinh trường THPT Kim Liên (Hà Nội) làm thủ tục kê khai những mục lục trong tờ khai căn cước công dân, bà Lê Ngọc Châm, 61 tuổi, khu tập thể Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội nhận xét: So với thủ tục cấp đổi Chứng minh nhân dân (9 và 12 chữ số), việc cấp đổi thẻ căn cước công dân có thủ tục khá đơn giản khi người dân chỉ cần ghi đầy đủ thông tin vào tờ khai mà không cần công chứng, xác nhận của địa phương, kèm theo sổ hộ khẩu và đến nơi cư trú để làm thủ tục. Các cán bộ, chiến sỹ công an cũng nhiệt tình hướng dẫn cho người dân. "Việc cấp căn cước công dân không cần phải xác nhận từ cơ sở, rút ngắn thời gian đã tạo điều kiện rất lớn cho người dân đến làm thủ tục", bà Châm nói.
Không giấu được sự hài lòng khi rời khỏi trụ sở PC 64, ông Ngô Văn Chương, 77 tuổi, trú tại Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội - một trong những người dân làm thủ tục đăng ký thẻ căn cước công dân vào chiều 4/1, cho hay: Trước khi đến đây, ông nghĩ thủ tục cấp đổi thẻ căn cước công dân rất phức tạp nên đã chuẩn bị sẵn tinh thần chờ đợi, song thực tế lại khá nhanh chóng, thuận lợi, được cán bộ hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo, trách nhiệm.
Theo Đại tá Lê Học Thu, Trưởng Phòng PC64, trong ngày đầu thực hiện cấp căn cước công dân, đã có gần 400 trường hợp đến trụ sở đơn vị để làm các thủ tục đăng ký tờ khai căn cước công dân. Tính trên toàn địa bàn thành phố, đến chiều ngày 4/1, đã có khoảng hơn 1.000 người đăng ký thẻ làm căn cước công dân. Các cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị đã đón tiếp, chỉ dẫn tận tình cho từng trường hợp, đảm bảo đúng quy trình, quy định, chính xác, thuận lợi. "Tuy nhiên, tại thời điểm hiện nay, do chứng minh nhân dân loại 9 và 12 chữ số vẫn có giá trị sử dụng như thẻ căn cước công dân, người dân không nên đổ dồn đi làm thẻ nếu chưa thực sự cần thiết để tránh tình trạng quá tải, mất thời gian. Ngoài ra người dân cũng không nhất thiết đi xét nghiệm máu vì thông tin này có cũng được, không có cũng được", Đại tá Thu khẳng định.