Thách thức khi dạy học 2 buổi/ngày
Phân tích thực tiễn giáo dục Tiểu học hiện nay, ông Thái Văn Tài, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết: Giáo dục Tiểu học của Việt Nam được đánh giá cao trong khu vực, tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99%, đứng thứ 2 trong khu vực ASEAN sau Singapore. Tỷ lệ học sinh đi học và hoàn thành chương trình Tiểu học sau 5 năm đạt 92,08%, đứng ở tốp đầu của khối ASEAN. Các mục tiêu quốc gia đối với giáo dục Tiểu học được duy trì, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, tạo nền móng vững chắc cho học sinh tiếp tục học lên Trung học Cơ sở. Giáo dục Tiểu học đã vận dụng các thành tựu về khoa học giáo dục của thế giới vào điều kiện thực tế Việt Nam một cách hiệu quả như phương pháp “Bàn tay nặn bột”, phương pháp dạy học mỹ thuật của Đan Mạch, mô hình trường học mới…
Cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư xây dựng, cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập của trẻ trong độ tuổi và thực hiện đổi mới giáo dục ở cấp Tiểu học. Toàn quốc hiện có 15.525 trường Tiểu học, đạt trung bình 1,39 trường/xã. Trong đó, 9.125 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt 60,6%. Số lượng phòng học kiên cố là 194.204 phòng, đạt 74,1%, phòng bán kiên cố là 61.015 phòng, chiếm 23,28%.
Đội ngũ giáo viên cơ bản đủ về số lượng, đạt chuẩn về trình độ đào tạo và bước đầu được làm quen với nội dung đổi mới phương pháp dạy học. Cả nước có gần 400.000 giáo viên Tiểu học, trong đó tỷ lệ giáo viên biên chế gần 85%. Số giáo viên đạt chuẩn đào tạo và trên chuẩn đạt 99,9% (Đại học và trên Đại học đạt 59,63%). Tỷ lệ giáo viên/lớp, bình quân cả nước đạt 1,42 giáo viên/lớp. Nhưng vẫn có một số tỉnh đạt tỷ lệ giáo viên thấp như Sơn La, Thanh Hóa, Đồng Tháp: 1,3 giáo viên/lớp; Tuyên Quang:1,33 giáo viên/lớp; Hưng Yên: 1,37 giáo viên/lớp… Trong khi đó, yêu cầu của chương trình mới là tỷ lệ giáo viên tiểu học cần đạt 1,5 giáo viên/lớp.
Ông Thái Văn Tài khẳng định, những thành tựu của giáo dục Tiểu học là nền tảng vững chắc để triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới từ năm học 2020-2021.
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới cho biết: So với chương trình giáo dục hiện hành, chương trình giáo dục phổ thông mới ít môn học hơn do thực hiện chủ trương tích hợp cao ở các lớp dưới. Chương trình mới là học 2 buổi/ngày, do đó số tiết học trong một năm học đều tăng lên. Mục tiêu của hoạt động dạy học 2 buổi/ngày là tăng cường giáo dục toàn diện, đặc biệt là tăng cường hoạt động thực hành, rèn luyện thân thể, sinh hoạt văn hóa – nghệ thuật, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Bên cạnh đó, hạn chế tình trạng dạy thêm, học thêm, giảm áp lực học tập và góp phần giảm tải trong việc tổ chức thực hiện chương trình; đáp ứng yêu cầu quản lý, giáo dục học sinh của gia đình và xã hội; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở Tiểu học.
Tuy nhiên, việc dạy học 2 buổi/ngày cũng là một thách thức đối với địa phương có tỷ lệ phòng học/lớp còn thấp, tỷ lệ giáo viên/lớp chưa đáp ứng yêu cầu. Theo thống kê hiện nay, toàn quốc có trên 80% học sinh Tiểu học được học 2 buổi/ngày. Nhiều địa phương đã đạt tỷ lệ 100% học sinh học 2 buổi/ngày như: Nam Định, Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hà Nam… Tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày còn thấp tập trung ở hai khu vực: Các tỉnh miền núi có đông học sinh dân tộc và khu vực tập trung nhiều khu công nghiệp. Những tỉnh có tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày thấp là Tuyên Quang (40,3%), Bình Thuận (41,9%), Cà Mau (48,7%), Trà Vinh (48,3%), An Giang (48,3%), Đồng Nai (30%), Hưng Yên (40%)… Nguyên nhân của việc chưa tổ chức được cho học sinh học 2 buổi/ngày do địa phương có khó khăn về quỹ đất, kinh phí và điều kiện sống của người dân.
Tăng cường cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên
Chia sẻ về tình hình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới ở bậc Tiểu học, đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên cho biết: Điện Biên hiện đạt tỷ lệ 1,48 giáo viên/lớp, năm học 2018-2019, Sở Nội vụ đã tuyển thêm 100 giáo viên để bổ sung giáo viên dạy tiếng Anh. Như vậy, trong thời gian tới, Điện Biên sẽ cố gắng đảm bảo đủ 1,5 giáo viên/lớp. Về tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, năm học 2018-2019, tỉnh Điện Biên có 96,3% học sinh Tiểu học được học 9 buổi/tuần trở lên. Tuy nhiên, quá trình dạy học 2 buổi/ngày còn có một số khó khăn cần khắc phục. Trong đó, đội ngũ giáo viên dạy kỹ năng sống cho học sinh còn hạn chế, giáo viên Tiểu học hiện nay đang triển khai dạy học nội dung này nhưng chưa được tập huấn chuyên sâu. Tỷ lệ học sinh bán trú chỉ đạt khoảng 38%. Bên cạnh đó, số học sinh tăng, số lớp tăng nhưng lại thực hiện tinh giản biên chế, ngành Giáo dục vẫn phải thực hiện tinh giản 10% theo từng giai đoạn. Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần xem xét việc tinh giản biên chế cho phù hợp, đảm bảo số lượng giáo viên theo yêu cầu.
Theo ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, để đạt chuẩn kỹ năng các môn học và đảm bảo chất lượng giáo dục Tiểu học, việc dạy học 2 buổi/ngày là cần thiết. Hà Nội hiện vẫn còn một số trường Tiểu học chỉ học 1 buổi/ngày do chung trường với cấp Trung học Cơ sở. Nếu không kịp tách cấp, phải tính đến phương án thuê cơ sở bên ngoài để dạy buổi 2 cho học sinh.
Để đảm bảo đủ điều kiện cơ sở vật chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục Mầm non và giáo dục Phổ thông giai đoạn 2017-2025. Cụ thể, giai đoạn 2017-2020, đối với Tiểu học, đầu tư xây dựng 5.900 phòng học thay thế các phòng học tạm thời; xây dựng bổ sung 6.000 phòng học, 7.770 phòng chức năng (giáo dục thể chất, nghệ thuật, tin học, ngoại ngữ, thiết bị giáo dục, hỗ trợ giáo dục khuyết tật học hòa nhập); 3.420 phòng thư viện… Đề án cũng đề cập đến việc mua sắm bổ sung 39.070 bộ thiết bị dạy học tối thiểu khối lớp 1 và lớp 2; 258.620 bộ bàn ghế hai chỗ ngồi; 13.910 bộ máy tính; 1.980 bộ thiết bị phòng học ngoại ngữ.
Về việc chuẩn bị đội ngũ giáo viên, ông Thái Văn Tài cho rằng: Số lượng giáo viên dạy các môn học mới ở Tiểu học như môn Tiếng Anh, Tin học hiện chưa đáp ứng yêu cầu. Vì theo chương trình hiện hành, môn Tin học và Tiếng Anh là môn tự chọn nên các địa phương chưa có căn cứ để tuyển giáo viên. Tuy nhiên, trong chương trình mới, môn Tiếng Anh và Tin học là môn học bắt buộc. Đây là căn cứ pháp lý để các địa phương tiến hành tuyển dụng giáo viên theo vị trí việc làm đối với hai môn học này, xây dựng vị trí định biên đủ định mức số tiết quy định. Lộ trình thực hiện bắt đầu từ năm học 2020-2021 và đến năm học 2025-2026 phải đảm bảo đủ số lượng giáo viên theo định mức và đủ giáo viên bộ môn. Các địa phương có tỷ lệ giáo viên thấp cần lên phương án tuyển dụng để đảm bảo thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, đặc biệt ưu tiên tuyển dụng giáo viên Tin học và Tiếng Anh.
Theo quy định, 100% giáo viên giảng dạy lớp 1 năm học 2020-2021 phải được bồi dưỡng để dạy chương trình mới. Cụ thể, các cơ sở giáo dục cần bồi dưỡng cho ba đối tượng: Giáo viên dạy môn chung, giáo viên dạy âm nhạc, giáo viên dạy mỹ thuật (toàn quốc dự kiến năm học 2020-2021 có khoảng 63.500 lớp 1). Với đối tượng này các tỉnh, thành phố chủ động thực hiện bồi dưỡng bằng ngân sách địa phương trước tháng 12/2019, sau đó dành thời gian tập huấn sử dụng sách giáo khoa.
Phân tích thực tiễn giáo dục Tiểu học hiện nay, ông Thái Văn Tài, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết: Giáo dục Tiểu học của Việt Nam được đánh giá cao trong khu vực, tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99%, đứng thứ 2 trong khu vực ASEAN sau Singapore. Tỷ lệ học sinh đi học và hoàn thành chương trình Tiểu học sau 5 năm đạt 92,08%, đứng ở tốp đầu của khối ASEAN. Các mục tiêu quốc gia đối với giáo dục Tiểu học được duy trì, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, tạo nền móng vững chắc cho học sinh tiếp tục học lên Trung học Cơ sở. Giáo dục Tiểu học đã vận dụng các thành tựu về khoa học giáo dục của thế giới vào điều kiện thực tế Việt Nam một cách hiệu quả như phương pháp “Bàn tay nặn bột”, phương pháp dạy học mỹ thuật của Đan Mạch, mô hình trường học mới…
Cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư xây dựng, cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập của trẻ trong độ tuổi và thực hiện đổi mới giáo dục ở cấp Tiểu học. Toàn quốc hiện có 15.525 trường Tiểu học, đạt trung bình 1,39 trường/xã. Trong đó, 9.125 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt 60,6%. Số lượng phòng học kiên cố là 194.204 phòng, đạt 74,1%, phòng bán kiên cố là 61.015 phòng, chiếm 23,28%.
Đội ngũ giáo viên cơ bản đủ về số lượng, đạt chuẩn về trình độ đào tạo và bước đầu được làm quen với nội dung đổi mới phương pháp dạy học. Cả nước có gần 400.000 giáo viên Tiểu học, trong đó tỷ lệ giáo viên biên chế gần 85%. Số giáo viên đạt chuẩn đào tạo và trên chuẩn đạt 99,9% (Đại học và trên Đại học đạt 59,63%). Tỷ lệ giáo viên/lớp, bình quân cả nước đạt 1,42 giáo viên/lớp. Nhưng vẫn có một số tỉnh đạt tỷ lệ giáo viên thấp như Sơn La, Thanh Hóa, Đồng Tháp: 1,3 giáo viên/lớp; Tuyên Quang:1,33 giáo viên/lớp; Hưng Yên: 1,37 giáo viên/lớp… Trong khi đó, yêu cầu của chương trình mới là tỷ lệ giáo viên tiểu học cần đạt 1,5 giáo viên/lớp.
Ông Thái Văn Tài khẳng định, những thành tựu của giáo dục Tiểu học là nền tảng vững chắc để triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới từ năm học 2020-2021.
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới cho biết: So với chương trình giáo dục hiện hành, chương trình giáo dục phổ thông mới ít môn học hơn do thực hiện chủ trương tích hợp cao ở các lớp dưới. Chương trình mới là học 2 buổi/ngày, do đó số tiết học trong một năm học đều tăng lên. Mục tiêu của hoạt động dạy học 2 buổi/ngày là tăng cường giáo dục toàn diện, đặc biệt là tăng cường hoạt động thực hành, rèn luyện thân thể, sinh hoạt văn hóa – nghệ thuật, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Bên cạnh đó, hạn chế tình trạng dạy thêm, học thêm, giảm áp lực học tập và góp phần giảm tải trong việc tổ chức thực hiện chương trình; đáp ứng yêu cầu quản lý, giáo dục học sinh của gia đình và xã hội; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở Tiểu học.
Tuy nhiên, việc dạy học 2 buổi/ngày cũng là một thách thức đối với địa phương có tỷ lệ phòng học/lớp còn thấp, tỷ lệ giáo viên/lớp chưa đáp ứng yêu cầu. Theo thống kê hiện nay, toàn quốc có trên 80% học sinh Tiểu học được học 2 buổi/ngày. Nhiều địa phương đã đạt tỷ lệ 100% học sinh học 2 buổi/ngày như: Nam Định, Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hà Nam… Tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày còn thấp tập trung ở hai khu vực: Các tỉnh miền núi có đông học sinh dân tộc và khu vực tập trung nhiều khu công nghiệp. Những tỉnh có tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày thấp là Tuyên Quang (40,3%), Bình Thuận (41,9%), Cà Mau (48,7%), Trà Vinh (48,3%), An Giang (48,3%), Đồng Nai (30%), Hưng Yên (40%)… Nguyên nhân của việc chưa tổ chức được cho học sinh học 2 buổi/ngày do địa phương có khó khăn về quỹ đất, kinh phí và điều kiện sống của người dân.
Tăng cường cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên
Chia sẻ về tình hình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới ở bậc Tiểu học, đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên cho biết: Điện Biên hiện đạt tỷ lệ 1,48 giáo viên/lớp, năm học 2018-2019, Sở Nội vụ đã tuyển thêm 100 giáo viên để bổ sung giáo viên dạy tiếng Anh. Như vậy, trong thời gian tới, Điện Biên sẽ cố gắng đảm bảo đủ 1,5 giáo viên/lớp. Về tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, năm học 2018-2019, tỉnh Điện Biên có 96,3% học sinh Tiểu học được học 9 buổi/tuần trở lên. Tuy nhiên, quá trình dạy học 2 buổi/ngày còn có một số khó khăn cần khắc phục. Trong đó, đội ngũ giáo viên dạy kỹ năng sống cho học sinh còn hạn chế, giáo viên Tiểu học hiện nay đang triển khai dạy học nội dung này nhưng chưa được tập huấn chuyên sâu. Tỷ lệ học sinh bán trú chỉ đạt khoảng 38%. Bên cạnh đó, số học sinh tăng, số lớp tăng nhưng lại thực hiện tinh giản biên chế, ngành Giáo dục vẫn phải thực hiện tinh giản 10% theo từng giai đoạn. Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần xem xét việc tinh giản biên chế cho phù hợp, đảm bảo số lượng giáo viên theo yêu cầu.
Theo ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, để đạt chuẩn kỹ năng các môn học và đảm bảo chất lượng giáo dục Tiểu học, việc dạy học 2 buổi/ngày là cần thiết. Hà Nội hiện vẫn còn một số trường Tiểu học chỉ học 1 buổi/ngày do chung trường với cấp Trung học Cơ sở. Nếu không kịp tách cấp, phải tính đến phương án thuê cơ sở bên ngoài để dạy buổi 2 cho học sinh.
Để đảm bảo đủ điều kiện cơ sở vật chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục Mầm non và giáo dục Phổ thông giai đoạn 2017-2025. Cụ thể, giai đoạn 2017-2020, đối với Tiểu học, đầu tư xây dựng 5.900 phòng học thay thế các phòng học tạm thời; xây dựng bổ sung 6.000 phòng học, 7.770 phòng chức năng (giáo dục thể chất, nghệ thuật, tin học, ngoại ngữ, thiết bị giáo dục, hỗ trợ giáo dục khuyết tật học hòa nhập); 3.420 phòng thư viện… Đề án cũng đề cập đến việc mua sắm bổ sung 39.070 bộ thiết bị dạy học tối thiểu khối lớp 1 và lớp 2; 258.620 bộ bàn ghế hai chỗ ngồi; 13.910 bộ máy tính; 1.980 bộ thiết bị phòng học ngoại ngữ.
Về việc chuẩn bị đội ngũ giáo viên, ông Thái Văn Tài cho rằng: Số lượng giáo viên dạy các môn học mới ở Tiểu học như môn Tiếng Anh, Tin học hiện chưa đáp ứng yêu cầu. Vì theo chương trình hiện hành, môn Tin học và Tiếng Anh là môn tự chọn nên các địa phương chưa có căn cứ để tuyển giáo viên. Tuy nhiên, trong chương trình mới, môn Tiếng Anh và Tin học là môn học bắt buộc. Đây là căn cứ pháp lý để các địa phương tiến hành tuyển dụng giáo viên theo vị trí việc làm đối với hai môn học này, xây dựng vị trí định biên đủ định mức số tiết quy định. Lộ trình thực hiện bắt đầu từ năm học 2020-2021 và đến năm học 2025-2026 phải đảm bảo đủ số lượng giáo viên theo định mức và đủ giáo viên bộ môn. Các địa phương có tỷ lệ giáo viên thấp cần lên phương án tuyển dụng để đảm bảo thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, đặc biệt ưu tiên tuyển dụng giáo viên Tin học và Tiếng Anh.
Theo quy định, 100% giáo viên giảng dạy lớp 1 năm học 2020-2021 phải được bồi dưỡng để dạy chương trình mới. Cụ thể, các cơ sở giáo dục cần bồi dưỡng cho ba đối tượng: Giáo viên dạy môn chung, giáo viên dạy âm nhạc, giáo viên dạy mỹ thuật (toàn quốc dự kiến năm học 2020-2021 có khoảng 63.500 lớp 1). Với đối tượng này các tỉnh, thành phố chủ động thực hiện bồi dưỡng bằng ngân sách địa phương trước tháng 12/2019, sau đó dành thời gian tập huấn sử dụng sách giáo khoa.
Việt Hà