Với diện tích trên 3.100 ha, nằm ở độ cao 250 m so với mực nước biển và được nhiều dòng suối nhỏ mang phù sa bồi đắp như Ngòi Thia, Nặm Đông, Nặm Tộc, cánh đồng Mường Lò, thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) rất thích hợp để trồng các giống lúa đặc sản, đặc biệt là Séng Cù.
Cánh đồng Mường Lò nằm trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái, cách trung tâm tỉnh Yên Bái 80 km về phía Tây Bắc, là cánh đồng rộng lớn thứ 2 khu vực miền núi phía Bắc, sau cánh đồng Mường Thanh, tỉnh Điện Biên như câu ca truyền khẩu để nói về bốn vựa lúa lớn nhất vùng Tây Bắc: "Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc". Đây là nơi sinh sống của 20 dân tộc anh em; trong đó dân tộc Thái chiếm 50%.
Từ khi được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu "Gạo đặc sản Séng cù Than Uyên", những năm qua huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu đã có nhiều giải pháp trong việc quản lý, giữ vững và phát triển thương hiệu gạo Séng cù. Từ đó, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của địa phương ngày càng phát triển và mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân trên địa bàn.
Là niềm tự hào của đồng bào các dân tộc: Mông, Thái, Dao đỏ, Nùng… trên vùng đất Tây Bắc, gạo Séng Cù được trồng tại các tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên... Trong đó, gạo Séng Cù ở 2 huyện Mường Khương và Bát Xát (Lào Cai) được đánh giá là ngon nhất, nhờ hàm lượng dinh dưỡng cao gấp 3 lần các loại gạo thông thường.
Vào những ngày trung tuần tháng 5, người dân cánh đồng Mường Lò thuộc huyện Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) đang tấp nập thu hoạch lúa, bà con nơi đây rất phấn khởi, vui mừng vì chưa vụ mùa nào lúa đạt năng suất cao như vụ này.
Với người dân Lào Cai nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung, gạo Séng Cù đã trở thành niềm tự hào, khi đặc sản của đồng bào dân tộc vùng cao được nhiều người biết đến.