Công tác ở địa bàn đặc biệt khó khăn nhưng cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Ea H’leo (Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk) không chỉ xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia mà còn tiên phong trong hỗ trợ, “tiếp sức” cho nhân dân khu vực biên giới xã Ia Lốp (huyện Ea Súp) phát triển kinh tế, ổn định đời sống.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Lắk, từ ngày 15-16/10, địa bàn huyện Ea Súp, Ea H’leo có mưa to, gây ngập lụt cục bộ và thiệt hại. Chính quyền địa phương cùng người dân đang khẩn trương khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra để sớm ổn định cuộc sống.
Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh, trong thời gian qua các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã đẩy mạnh các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, tệ nạn ma túy. Tuy nhiên, tình hình tội phạm, tệ nạn ma túy trên địa bàn tỉnh tiếp tục diễn biến phức tạp. Đáng chú ý, tình trạng trồng cây có chứa chất ma túy trên địa bàn tỉnh gia tăng.
Ngày 29/7, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội thảo tham vấn đánh giá thực trạng và xây dựng chiến lược giảm thiểu xung đột giữa voi và người tại tỉnh Đắk Lắk.
Chính thức được đưa vào vận hành từ ngày 13/4, “ATM gạo nghĩa tình” ở Đắk Lắk nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các cấp chính quyền, các tổ chức, đơn vị, nhà hảo tâm xa gần và nhân dân trên địa bàn. Từ một trạm "ATM gạo nghĩa tình" đầu tiên ở đường sách cà phê (thành phố Buôn Ma Thuột), hiện nay, Ban Tổ chức đã xây dựng được thêm 10 "ATM gạo nghĩa tình" khác để đưa gạo đến tận tay người nghèo, người yếu thế vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và vào tận buôn đồng bào dân tộc.
Bác sĩ Phạm Văn Lào, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đắk Lắk, cho biết, bệnh sởi đang diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh khi số ca mắc bệnh có dấu hiệu tăng nhanh tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa của địa phương.
Trong 2 ngày 27, 28/11, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk đã về tiếp xúc cử tri ở các địa bàn vùng khó khăn của các huyện Krông Búk, Ea H’leo, M’Đrắk, Ea Kar.
Theo UBND tỉnh Đắk Lắk, niên vụ cà phê 2018-2019, mặc dù diện tích cà phê kinh doanh cho thu hoạch giảm xuống chỉ còn 187.279 ha, giảm 4.204 ha nhưng tỉnh vẫn ước đạt trên 464.175 tấn cà phê nhân, tăng 4.390 tấn so với niên vụ trước.
Theo ông Hoàng Hải Phúc, Giám đốc Trung tâm Phòng chống Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng tỉnh Đắk Lắk, hiện nay, số ca mắc sốt rét trên địa bàn tỉnh có dấu hiệu tăng nhanh nhưng ngành Y tế Đắk Lắk đang gặp khó khăn trong công tác phòng chống và kiểm soát bệnh sốt rét.
Đắk Lắk đã triển khai thực hiện nhiều biện pháp tích cực trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, đất rừng nên số vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh xảy ra 735 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, giảm 69 vụ so với cùng kỳ này năm ngoái; trong đó, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật xảy ra 30 vụ, diện tích thiệt hại hơn 40,5 ha, tập trung nhiều nhất ở các huyện Buôn Đôn, Ea H’leo, M’Đ’rắk, Ea Súp, Vườn Quốc gia Yok Đôn, Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô…
Qua kiểm tra, rà soát của địa phương, hiện tỉnh Đắk Lắk không còn quỹ đất hoặc còn nhưng lại "vướng" các thủ tục về thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nên không thể hỗ trợ giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo tại chỗ.
Hiện nay, tại các huyện Ea Súp, Buôn Đôn, Krông Năng, Ea H’leo (Đắk Lắk)... đang diễn ra tình trạng người dân mua, bán đất rừng trái phép nhưng các cấp chính quyền chưa có biện pháp ngăn chặn, xử lý hiệu quả, làm cho an ninh nông thôn diễn biến phức tạp.
Tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo các đơn vị chức năng, các địa phương, các chủ rừng như: Công ty TNHH MTV, 2 thành viên lâm nghiệp, Vườn quốc gia… trên địa bàn kiên quyết thu hồi toàn bộ đất lâm nghiệp do các hộ dân lấn chiếm trái phép kể cả phá bỏ các loại cây trồng, những công trình xây dựng để trồng lại rừng theo đúng quy hoạch của Nhà nước đã phê duyệt.
Theo Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk, hiện toàn tỉnh có hơn 40 “điểm lõm” trong tiêm chủng, tập trung tại các huyện vùng sâu, vùng xa như Ea Súp, M’Đrắk, Krông Bông, Ea H’Leo và thành phố Buôn Ma Thuột.
Hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên đang vào mùa cao điểm của mùa nắng nóng, khô hanh, các nông hộ, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê đã tập trung lao động, phương tiện, vật tư… tưới nước, bón phân, chăm sóc nhằm tạo điều kiện để cây cà phê không những phát triển, cho năng suất cao mà còn đảm bảo chất lượng hạt cà phê ngay trong mùa khô.
UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các chủ rừng kiểm tra lại toàn bộ diện tích rừng tự nhiên bị phá, bị lấn chiếm trái phép (theo diện tích kiểm kê rừng từ năm 2014 trở lại đây), xác định rõ diện tích, tiểu khu, lô, khoảnh, trạng thái rừng trước khi bị phá, trạng thái rừng hiện tại, xác định nguyên nhân, thiết lập biên bản đối với diện tích chưa được thiết lập văn bản.
Theo đánh giá của Chi cục Kiểm lâm Đắk Lắk, tỉnh có diện tích rừng, đất rừng giao, cho thuê tương đối lớn nhưng việc quản lý bảo vệ rừng của các địa phương, đơn vị, hộ gia đình, cộng đồng còn lỏng lẻo. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp được thuê rừng còn buông lỏng quản lý bảo vệ rừng làm cho diện tích rừng, đất rừng bị chặt phá, lấn chiếm trái phép ngày càng gia tăng.
Theo Chi cục Kiểm lâm vùng IV, hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng) đã bước vào mùa khô hanh, nắng nóng kéo dài của năm 2018 nên các địa phương sớm chủ động công tác phòng chống cháy rừng nhằm hạn chế thiệt hại thấp nhất do cháy rừng gây ra.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk, chuẩn bị cho năm học 2017-2018, tỉnh huy động các nguồn vốn đầu tư gần 300 tỷ đồng để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị trường học.
Những năm qua, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Ea Tir, huyện Ea H’Leo (Đắk Lắk) đã mạnh dạn trồng sả lấy tinh dầu trên diện tích đất căn cỗi. Cây sả đã mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế, góp phần làm đổi thay đời sống của người dân vùng đất cằn sỏi đá.