Theo kết quả phân tích định lượng các chất khoáng và vitamin thì cứ 100 g dưa lưới có chứa: Acid Folic (21 μg), Nianci (0,734 mg), beta-carotene (2020 μg), Magiê (12 mg), sắt (0,21 mg), canxi (9 mg), Vitamin C (36,7 mg), vitamin A (169 μg), năng lượng (34 kcal).
Dưa lưới là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, được biết tới là một loại thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe con người như: phòng chống ung thư; có lợi cho hệ tiêu hóa, hệ tim mạch; làm đẹp; giảm stress…
Hiện nay, dưa lưới được trồng khắp nơi trên thế giới, trong đó ở Việt Nam tập trung tại các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Tiền Giang, Bến Tre, Hậu Giang...
Tiền Giang là tỉnh có nhiều loại cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế cao như sầu riêng, vú sữa, xoài cát, thanh long,... trong đó phải kể tới dưa lưới.
Tuy mới được trồng từ năm 2014 đến nay, nhưng dưa lưới được đánh giá là hiệu quả cao so với việc canh tác các loại cây trồng khác trên cùng diện tích canh tác. Doanh thu khoảng 2-3 tỷ đồng/1 ha (các loại cây trồng khác chỉ ở khoảng 400-600 triệu đồng/1 ha).
Tại tỉnh Tiền Giang, dưa lưới được trồng ở huyện Gò Công Đông, TP Mỹ Tho và huyện Chợ Gạo.
Năm 2014, Trung tâm Kỹ thuật và Công nghệ Sinh học Tiền Giang(TT KT&CNSH TG) là nơi nhận chuyển giao công nghệ trồng dưa lưới từ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao TP Hồ Chí Minh và đã canh tác liên tục đến nay.
Trong quá trình canh tác, đã có nhiều cải tiến về kỹ thuật và mang lại hiệu quả cao, với lợi nhuận 15-20 triệu đồng/1 vụ (thời gian 1 vụ trồng là 2,5 tháng)/mô hình 500 m2. Hiện nay, Trung tâm đã hoàn toàn làm chủ công nghệ trồng dưa lưới trong nhà màng áp dụng phương pháp tưới nhỏ giọt và cũng đã chuyển giao cho nhiều nơi trong và ngoài tỉnh.
Các mô hình nhận chuyển giao kỹ thuật trồng dưa lưới từ Trung tâm Kỹ thuật và Công nghệ Sinh học Tiền Giang gồm: 2 mô hình tại huyện Chợ Gạo và TP Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang), 1 mô hình tại huyện Châu Thành A (tỉnh Hậu Giang), 1 mô hình tại huyện Hàm Tân (tỉnh Bình Thuận). Năng suất của các mô hình đều đạt 1,3-1,6 tấn/vụ/mô hình 500 m2 và doanh thu đạt 33-44 triệu đồng, với giá bán 26.000-28.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí sản xuất, lợi nhuận đạt được 15-20 triệu đồng /một vụ trồng với thời gian trồng là 2,5 tháng.
Canh tác dưa lưới trong nhà màng áp dụng phương pháp tưới nhỏ giọt đã và đang mang lại hiệu quả cao, góp phần đa dạng thêm chủng loại cây ăn quả trong tỉnh Tiền Giang và mở ra một hướng phát triển mới trong canh tác nông nghiệp áp dụng công nghệ cao.
Canh tác dưa lưới trong nhà màng đã hạn chế được sâu bệnh, giảm thiểu đến mức tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, qua đó tạo ra một dòng sản phẩm nông sản sạch và an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Canh tác nông nghiệp công nghệ cao cũng đã giảm sức lao động cho nông dân, nâng cao giá trị nông sản và mang lại doanh thu vượt trội so với phương pháp canh tác theo truyền thống trên cùng một diện tích.
Dưa lưới là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, được biết tới là một loại thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe con người như: phòng chống ung thư; có lợi cho hệ tiêu hóa, hệ tim mạch; làm đẹp; giảm stress…
Ảnh minh họa |
Hiện nay, dưa lưới được trồng khắp nơi trên thế giới, trong đó ở Việt Nam tập trung tại các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Tiền Giang, Bến Tre, Hậu Giang...
Tiền Giang là tỉnh có nhiều loại cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế cao như sầu riêng, vú sữa, xoài cát, thanh long,... trong đó phải kể tới dưa lưới.
Tuy mới được trồng từ năm 2014 đến nay, nhưng dưa lưới được đánh giá là hiệu quả cao so với việc canh tác các loại cây trồng khác trên cùng diện tích canh tác. Doanh thu khoảng 2-3 tỷ đồng/1 ha (các loại cây trồng khác chỉ ở khoảng 400-600 triệu đồng/1 ha).
Tại tỉnh Tiền Giang, dưa lưới được trồng ở huyện Gò Công Đông, TP Mỹ Tho và huyện Chợ Gạo.
Năm 2014, Trung tâm Kỹ thuật và Công nghệ Sinh học Tiền Giang(TT KT&CNSH TG) là nơi nhận chuyển giao công nghệ trồng dưa lưới từ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao TP Hồ Chí Minh và đã canh tác liên tục đến nay.
Trong quá trình canh tác, đã có nhiều cải tiến về kỹ thuật và mang lại hiệu quả cao, với lợi nhuận 15-20 triệu đồng/1 vụ (thời gian 1 vụ trồng là 2,5 tháng)/mô hình 500 m2. Hiện nay, Trung tâm đã hoàn toàn làm chủ công nghệ trồng dưa lưới trong nhà màng áp dụng phương pháp tưới nhỏ giọt và cũng đã chuyển giao cho nhiều nơi trong và ngoài tỉnh.
Các mô hình nhận chuyển giao kỹ thuật trồng dưa lưới từ Trung tâm Kỹ thuật và Công nghệ Sinh học Tiền Giang gồm: 2 mô hình tại huyện Chợ Gạo và TP Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang), 1 mô hình tại huyện Châu Thành A (tỉnh Hậu Giang), 1 mô hình tại huyện Hàm Tân (tỉnh Bình Thuận). Năng suất của các mô hình đều đạt 1,3-1,6 tấn/vụ/mô hình 500 m2 và doanh thu đạt 33-44 triệu đồng, với giá bán 26.000-28.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí sản xuất, lợi nhuận đạt được 15-20 triệu đồng /một vụ trồng với thời gian trồng là 2,5 tháng.
Canh tác dưa lưới trong nhà màng áp dụng phương pháp tưới nhỏ giọt đã và đang mang lại hiệu quả cao, góp phần đa dạng thêm chủng loại cây ăn quả trong tỉnh Tiền Giang và mở ra một hướng phát triển mới trong canh tác nông nghiệp áp dụng công nghệ cao.
Canh tác dưa lưới trong nhà màng đã hạn chế được sâu bệnh, giảm thiểu đến mức tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, qua đó tạo ra một dòng sản phẩm nông sản sạch và an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Canh tác nông nghiệp công nghệ cao cũng đã giảm sức lao động cho nông dân, nâng cao giá trị nông sản và mang lại doanh thu vượt trội so với phương pháp canh tác theo truyền thống trên cùng một diện tích.