Tại Ninh Thuận, xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất ngày càng được các hộ nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp trên địa bàn quan tâm. Tiêu biểu như các mô hình trồng dưa lưới ứng dụng công nghệ cao mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội đang mở ra hướng phát triển mới cho nông nghiệp của địa phương.
UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành các quyết định thu hồi Giấy chứng nhận 3 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) trên địa bàn tỉnh do cơ sở sản xuất, kinh doanh đã giải thể và không có kế hoạch sản xuất lại sản phẩm.
Do dịch COVID- 19 đang diễn biến phức tạp trên địa bàn thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi nên lượng lớn dưa lưới đến kỳ thu hoạch ở xã Phổ Thuận, thị xã Đức Phổ không có thương lái thu mua dẫn đến ùn ứ, nông dân có nguy cơ lỗ nặng. Trước tình hình đó, được sự cho phép của các ban, ngành, địa phương, Câu lạc bộ Thiện Nhân Quảng Ngãi đã đứng ra hỗ trợ tiêu thụ cho người nông dân, giúp họ vượt qua phần nào khó khăn, ổn định cuộc sống.
Trồng dưa lưới trong nhà màng ở Hưng Yên vài năm gần đây mang lại nguồn thu lớn gấp nhiều lần so với các cây ăn quả khác. Tuy nhiên, mô hình này đòi hỏi kỹ thuật thâm canh cao, cách làm thận trọng, chi phí đầu tư lớn nên nhiều nhà vườn còn ngần ngại, khó mở rộng diện tích.
Với mức thu từ 1,5 đến 2 tỷ đồng/ha mỗi năm, mô hình trồng dưa lưới và dưa vàng thơm trong nhà màng ở Hưng Yên đang mở ra triển vọng lớn trong sản xuất nông nghiệp. Đây cũng là điểm sáng đang thu hút nông dân nâng cao trình độ sản xuất nông nghiệp theo công nghệ hiện đại.
Hàng chục ha dưa lưới của bà con nông dân xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc (vùng chuyên canh trồng dưa hấu và dưa lưới lớn nhất của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) đang đến thời thu hoạch, nhưng bà con lại đứng ngồi không yên khi giá đã giảm, sức tiêu thụ chậm khiến nhiều trái đã bị hư thối tại vườn.
Nhiều nông dân tỉnh Bình Phước đã nắm bắt tốt cơ hội thời nông nghiệp thông minh, nông nghiệp công nghệ cao để biến vùng đất ít ai quan tâm thành nơi cho kinh tế cao, mở ra hướng làm giàu chính đáng. Đơn cử như mô hình nhà kính trồng dưa lưới; xây trại gà tự động hoá hoàn toàn theo công nghệ của Đức, trở thành “đại gia” nông nghiệp ở vùng đất đỏ Bình Phước.
Thạc sĩ Vương Thị Mỹ Thanh, Phó Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật và Công nghệ sinh học, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tiền Giang cho biết: Trung tâm đang chuyển giao rộng rãi kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà màng ứng dụng phương pháp tưới nhỏ giọt theo công nghệ Israel, nhằm nhân rộng mô hình, giúp nông dân chuyển đổi sản xuất theo hướng xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, mang lại hiệu quả kinh tế lớn, phù hợp với địa bàn đất hẹp, người đông.
Ngày càng có nhiều nông dân ở Nghệ An áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Mô hình trồng dưa lưới trong nhà kính bằng công nghệ Israel của anh Trương Vũ Hoàng ở thôn 2, xã Hội Sơn, Anh Sơn, tỉnh Nghệ An cho năng suất cao chứng minh cho thấy sự thành công trong việc thay đổi cách thức sản xuất thích ứng với khí hậu khắc nghiệt ở miền Trung.
Sản xuất nông nghiệp luôn chịu ảnh hưởng trực tiếp điều kiện bất lợi như: thời tiết nắng nóng gây hạn hán, xâm nhập mặn; mưa to, gió lớn gây úng lụt; dịch hại bùng phát…Đây là những yếu tố từ thiên nhiên gây ra, con người rất khó chủ động phòng tránh để bảo vệ thành quả lao động của mình. Để khắc phục những khó khăn, hạn chế thiệt hại nêu trên, mô hình sản xuất trong nhà lưới, nhà màng, nhà kính đã xuất hiện và giải quyết phần nào những bất cập nêu trên.
Với quyết tâm hướng sản phẩm rau quả sạch, an toàn cho người tiêu dùng, cuối năm 2016, ông Nguyễn Hữu Thọ ở ấp Phú Thành, xã Thanh Phú, thị xã Bình Long (Bình Phước) đã mạnh dạn đầu tư 1,2 tỷ đồng để xây dựng hệ thống nhà màng khép kín trồng 0,4 ha (4 sào đất) trồng dưa lưới.
Dưa lưới là một loại quả thuộc họ bầu bí, quả hình tròn hoặc dài, da màu xanh, khi chín thì ngả vàng hoặc xám nhạt và có các đường gân trắng đan xen như lưới. Thịt quả dưa lưới màu xanh nhạt hoặc nghiêng vàng đỏ giống đu đủ trông rất hấp dẫn, ăn giòn, mát và thơm ngọt.
Ông Phạm Trung Việt (60 tuổi), ở thôn Nhơn Hòa 2, xã Bình Tân (Bình Sơn, Quảng Ngãi) đã đầu tư 120 triệu đồng để gieo trồng dưa lưới cho hiệu quả kinh tế cao. Sản lượng dưa đạt 1,8 tấn/sào, thu lãi khoảng 7 triệu đồng/sào. Đây là hướng đi mới cho người nông dân Quảng Ngãi phát triển kinh tế.