Du lịch Vĩnh Phúc tiếp tục khởi sắc

Du lịch Vĩnh Phúc tiếp tục khởi sắc
Các bình, đĩa gốm sứ đời Lê, Nguyễn do ông Trường sưu tầm được đều đem gắn lên cổng nhà. Ảnh: Nguyễn Thảo – TTXVN
Các bình, đĩa gốm sứ đời Lê, Nguyễn do ông Trường sưu tầm được đều đem gắn lên cổng nhà. Ảnh: Nguyễn Thảo – TTXVN

Năm 2016, du lịch Vĩnh Phúc đón 3,8 triệu lượt du khách, trong đó, có 28.000 lượt khách quốc tế. Năm 2017, tỉnh đón 4,42 triệu lượt khách, trong đó, có 33.500 lượt khách quốc tế; doanh thu từ du lịch đạt 1.420 tỷ đồng. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2018, tổng lượt khách du lịch đến Vĩnh Phúc ước đạt 2,6 triệu lượt người, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2017.

Du lịch phát triển đã tạo việc làm và thu nhập ổn định cho cả ngàn lao động, hàng loạt nhà hàng, nhà nghỉ, kiốt…được xây dựng để phục vụ du khách.

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng Chương trình hành động với mục tiêu đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch của tỉnh có tính cạnh tranh cao, bền vững, phát huy lợi thế về du lịch văn hóa - tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng và sinh thái. Đồng thời, Vĩnh Phúc nâng cao chất lượng các dịch vụ, sản phẩm du lịch và hạ tầng du lịch theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp; phát huy lợi thế liên kết vùng để đẩy mạnh phát triển thị trường khách du lịch nội địa, khai thác hiệu quả thị trường khách quốc tế. Vĩnh Phúc phấn đấu đến năm 2020, du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Tỉnh đang cơ cấu lại ngành du lịch bảo đảm tính chuyên nghiệp, hiện đại và phát triển bền vững, huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, nhất là các khu du lịch trọng điểm. Bên cạnh các khu du lịch, điểm du lịch vốn có đã đi vào hoạt động hiệu quả như: Khu danh thắng Tây Thiên. Khu nghỉ mát thị trấn Tam Đảo, hồ Đại Lải…, tỉnh kêu gọi đầu tư theo hướng xây dựng loại hình nghỉ dưỡng cao cấp, gắn kết với các điểm du lịch hồ Xạ Hương, Làng Hà, thác Bản Long…kết nối với du lịch các vùng phụ cận của tỉnh và mở ra các tỉnh lân cận.
Con chó đá được ông Trường trang trí bằng tiền xu cổ trước cửa nhà. Ảnh: Nguyễn Thảo – TTXVN
Con chó đá được ông Trường trang trí bằng tiền xu cổ trước cửa nhà. Ảnh: Nguyễn Thảo – TTXVN

Bên cạnh đó, Vĩnh Phúc cải thiện hạ tầng viễn thông, cấp điện nước, hình thành một số xe buýt; khuyến khích các nhà đầu tư chiến lược đầu tư hình thành các khu dịch vụ du lịch phức hợp, các trung tâm mua sắm hệ thống khách sạn cao cấp, khu giải trí chất lượng cao, nhằm tạo sức hút khách đến tỉnh. Hiện, trên địa bàn có 338 cơ sở lưu trú du lịch với 5.358 buồng, công suất sử dụng phòng tại các cơ sở lưu trú du lịch ước đạt 46%. Trong đó, toàn tỉnh có 12 đơn vị hoạt động kinh doanh lữ hành và 6 văn phòng đại diện du lịch.

Vĩnh Phúc cũng tăng cường hoạt động xúc tiến, quảng bá hình ảnh đất và người Vĩnh Phúc đến du khách trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, công tác thu hút, triển khai dự án đầu tư vào du lịch cũng được tỉnh quan tâm, nhiều dự án du lịch đầu tư vào địa bàn đang triển khai như: Dự án đầu tư Khu du lịch sinh thái Tam Đảo 2, Khu Trung tâm lễ hội Tây Thiên, Khu du lịch Đại Lải…hứa hẹn du khách đến Vĩnh Phúc ngày càng tăng cao.  Vĩnh Phúc phấn đấu đến năm 2020, toàn tỉnh thu hút 50.000 lượt khách quốc tế và 6,5 triệu lượt khách nội địa; tăng trưởng khách quốc tế đạt 18%/năm, nội địa đạt 21%/năm./.
Nguyễn Trọng Lịch 
TTXVN

Có thể bạn quan tâm