Theo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh, Dự án đường Đạo Nghĩa-Quảng Khê có chiều dài 46 km đi qua các xã Đạo Nghĩa, Nghĩa Thắng, Nhân Đạo, Nhân Cơ, thị trấn Kiến Đức (Đắk R’lấp) và xã Đắk Nia (Gia Nghĩa) có tổng mức đầu tư 1.392 tỷ đồng. Giai đoạn 1 (mở đường để thông tuyến) được đầu tư 867 tỷ đồng từ nguồn vốn trung ương, địa phương và các nguồn vốn khác.
Căn nhà gỗ diện tích hàng trăm mét vuông làm tạm bợ trong vườn cao su |
Xã chưa biết… nhưng dân đã dựng nhà (?!)
Dọc những tuyến đường liên thôn hoặc rải rác trong những khu vườn ở thôn Quảng Bình, xã Nghĩa Thắng, đã có nhiều hộ dân tranh thủ cơi nới, dựng nhà, lều lán mới. Tại thôn Quảng Bình, có hộ dân dựng căn nhà gỗ hai tầng, rộng cả 1.000m2 nằm trong vườn cao su, nhưng không hề có người ở. Dù là ngôi nhà hai tầng, nhưng chỉ được che chắn tạm bợ. Khi đoàn kiểm tra của địa phương vào, cả sàn gỗ rung lắc, rất nguy hiểm…
Tương tự, ở những lô cao su gần kề, nhà tạm cũng được dựng lên với quy mô lớn, trống trơn. Không chỉ dựng nhà, người dân nơi đây còn đào thêm giếng, làm công trình phụ. Theo một cán bộ địa phương, những ngôi nhà này vừa mới dựng, chỉ để mục đích là nhận tiền đền bù Dự án đường Đạo Nghĩa - Quảng Khê, đi qua địa phương.
Theo thống kê của xã Nghĩa Thắng, chỉ một đoạn đường ngắn mới được đơn vị tư vấn thiết kế cắm mốc, kẻ vạch sơn đi qua diện tích đất của 15 hộ thì có đến 19 công trình trái phép. Trong đó, có 8 căn nhà làm trước khi xã nắm được quy hoạch có con đường. Tại sao người dân biết quy hoạch, rồi dựng nhà, trước khi địa phương công bố quy hoạch (?!)
Ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa Thắng cho biết: “Những công trình mới được xây dựng này hoàn toàn không có mục đích sử dụng mà chỉ nhằm trục lợi tiền hỗ trợ, đền bù của Nhà nước. Nguyên nhân là do công ty đo đạc khi vào lập tuyến Đạo Nghĩa-Quảng Khê đã không thông báo với chính quyền địa phương mà tự ý thực hiện... Với việc “để lộ” thông tin (vết sơn đỏ ở thân cây) nên người dân đã tự ý dựng nhà trái phép”.
Theo Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Đắk R’lấp, Dự án đường Đạo Nghĩa-Quảng Khê trực tiếp ảnh hưởng tới 106 hộ; trong đó có 62 hộ có nhà cửa và vật kiến trúc. Nhiều hộ mới nhìn thấy vạch sơn, cắm mốc là đã dựng nhà để chờ đền bù.
Nên bám cơ sở
Cũng theo ông Tùng, về phía xã, sau khi tuyên truyền, vận động thì tất cả người dân đã cam kết sẽ tự tháo những công trình trái phép. Tuy nhiên, nếu địa phương không bám cơ sở quyết liệt thì rất khó cho công tác giải phóng mặt bằng sau này. Bởi vì lấy lý do, nhà làm trước khi địa phương công bố quy hoạch, nên có người chây ì, chờ đền bù mà không chịu di dời.
Ông Lê Đình Sáu, Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Đắk R’lấp xác nhận: “Dự án đường Đạo Nghĩa-Quảng Khê giai đoạn 1, triển khai trên địa bàn các xã: Nhân Cơ, Nhân Đạo và một phần của xã Nghĩa Thắng của huyện Đắk R’lấp. Thực tế có một số căn nhà mới được dựng lên với mục đích chờ đền bù của Nhà nước. Số nhà mới này tuy không nhiều nhưng diện tích lại rất lớn. Vì thế, ngay từ đầu địa phương đã chủ động tuyên truyền, làm quyết liệt, để bà con hiểu rõ giá trị kinh tế-xã hội khi có tuyến đường mới và ủng hộ việc giải phóng mặt bằng”.
Tuy nhiên, cũng theo ông Sáu, để hạn chế tình trạng người dân dựng nhà trái phép trước khi địa phương (cấp xã) công bố quy hoạch làm dự án thì cấp cơ sở phải biết về dự án. Ngoài ra, trong quá trình đo đạc, lập quy hoạch cần có sự tham gia của chính quyền địa phương. Qua đó, từng bước hạn chế tình trạng người dân làm nhà trái phép chờ dự án, góp phần đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng sau này.
Dự án đường Đạo Nghĩa-Quảng Khê được triển khai sẽ góp phần thúc đẩy đời sống kinh tế-xã hội các huyện Đắk R’lấp, Đắk Glong và thị xã Gia Nghĩa. Tuy nhiên, với việc người dân dựng nhà cửa trái phép, không chỉ có nguy cơ làm chậm tiến độ dự án, mà còn ảnh hưởng đến chính đời sống của đông đảo người dân trong vùng.
Dọc những tuyến đường liên thôn hoặc rải rác trong những khu vườn ở thôn Quảng Bình, xã Nghĩa Thắng, đã có nhiều hộ dân tranh thủ cơi nới, dựng nhà, lều lán mới. Tại thôn Quảng Bình, có hộ dân dựng căn nhà gỗ hai tầng, rộng cả 1.000m2 nằm trong vườn cao su, nhưng không hề có người ở. Dù là ngôi nhà hai tầng, nhưng chỉ được che chắn tạm bợ. Khi đoàn kiểm tra của địa phương vào, cả sàn gỗ rung lắc, rất nguy hiểm…
Tương tự, ở những lô cao su gần kề, nhà tạm cũng được dựng lên với quy mô lớn, trống trơn. Không chỉ dựng nhà, người dân nơi đây còn đào thêm giếng, làm công trình phụ. Theo một cán bộ địa phương, những ngôi nhà này vừa mới dựng, chỉ để mục đích là nhận tiền đền bù Dự án đường Đạo Nghĩa - Quảng Khê, đi qua địa phương.
Theo thống kê của xã Nghĩa Thắng, chỉ một đoạn đường ngắn mới được đơn vị tư vấn thiết kế cắm mốc, kẻ vạch sơn đi qua diện tích đất của 15 hộ thì có đến 19 công trình trái phép. Trong đó, có 8 căn nhà làm trước khi xã nắm được quy hoạch có con đường. Tại sao người dân biết quy hoạch, rồi dựng nhà, trước khi địa phương công bố quy hoạch (?!)
Ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa Thắng cho biết: “Những công trình mới được xây dựng này hoàn toàn không có mục đích sử dụng mà chỉ nhằm trục lợi tiền hỗ trợ, đền bù của Nhà nước. Nguyên nhân là do công ty đo đạc khi vào lập tuyến Đạo Nghĩa-Quảng Khê đã không thông báo với chính quyền địa phương mà tự ý thực hiện... Với việc “để lộ” thông tin (vết sơn đỏ ở thân cây) nên người dân đã tự ý dựng nhà trái phép”.
Theo Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Đắk R’lấp, Dự án đường Đạo Nghĩa-Quảng Khê trực tiếp ảnh hưởng tới 106 hộ; trong đó có 62 hộ có nhà cửa và vật kiến trúc. Nhiều hộ mới nhìn thấy vạch sơn, cắm mốc là đã dựng nhà để chờ đền bù.
Nên bám cơ sở
Cũng theo ông Tùng, về phía xã, sau khi tuyên truyền, vận động thì tất cả người dân đã cam kết sẽ tự tháo những công trình trái phép. Tuy nhiên, nếu địa phương không bám cơ sở quyết liệt thì rất khó cho công tác giải phóng mặt bằng sau này. Bởi vì lấy lý do, nhà làm trước khi địa phương công bố quy hoạch, nên có người chây ì, chờ đền bù mà không chịu di dời.
Ông Lê Đình Sáu, Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Đắk R’lấp xác nhận: “Dự án đường Đạo Nghĩa-Quảng Khê giai đoạn 1, triển khai trên địa bàn các xã: Nhân Cơ, Nhân Đạo và một phần của xã Nghĩa Thắng của huyện Đắk R’lấp. Thực tế có một số căn nhà mới được dựng lên với mục đích chờ đền bù của Nhà nước. Số nhà mới này tuy không nhiều nhưng diện tích lại rất lớn. Vì thế, ngay từ đầu địa phương đã chủ động tuyên truyền, làm quyết liệt, để bà con hiểu rõ giá trị kinh tế-xã hội khi có tuyến đường mới và ủng hộ việc giải phóng mặt bằng”.
Tuy nhiên, cũng theo ông Sáu, để hạn chế tình trạng người dân dựng nhà trái phép trước khi địa phương (cấp xã) công bố quy hoạch làm dự án thì cấp cơ sở phải biết về dự án. Ngoài ra, trong quá trình đo đạc, lập quy hoạch cần có sự tham gia của chính quyền địa phương. Qua đó, từng bước hạn chế tình trạng người dân làm nhà trái phép chờ dự án, góp phần đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng sau này.
Dự án đường Đạo Nghĩa-Quảng Khê được triển khai sẽ góp phần thúc đẩy đời sống kinh tế-xã hội các huyện Đắk R’lấp, Đắk Glong và thị xã Gia Nghĩa. Tuy nhiên, với việc người dân dựng nhà cửa trái phép, không chỉ có nguy cơ làm chậm tiến độ dự án, mà còn ảnh hưởng đến chính đời sống của đông đảo người dân trong vùng.
Báo Đắk Nông