Khám phá không gian văn hóa vùng cao, lịch sử đồng bào Thái Tây Bắc ở Điện Biên

Khám phá không gian văn hóa vùng cao, lịch sử đồng bào Thái Tây Bắc ở Điện Biên

Tối 13/3, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa và Thông tin du lịch Điện Biên Phủ, UBND tỉnh Điện Biên tổ chức lễ khai mạc Không gian văn hóa vùng cao; hoạt động trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa, du lịch tại Lễ hội Hoa Ban năm 2025 và Ngày hội Văn hóa, thể thao, du lịch các dân tộc tỉnh Điện Biên lần thứ VIII.

Lợi ích kép từ mô hình du lịch cộng đồng ở miền Tây Nghệ An

Lợi ích kép từ mô hình du lịch cộng đồng ở miền Tây Nghệ An

Nhờ cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, ẩm thực và nét văn hóa đặc sắc, những năm gần đây mô hình du lịch cộng đồng đang được các địa phương miền Tây Nghệ An chú trọng phát triển. Không chỉ tạo ra sinh kế mới, giúp người dân bản địa có công ăn việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống, du lịch cộng đồng còn góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Sắc màu văn hóa độc đáo tại chợ phiên Mường Chon

Sắc màu văn hóa độc đáo tại chợ phiên Mường Chon

Từ tháng 11/2020, chợ phiên Mường Chon đi vào hoạt động, bày bán các sản phẩm đặc trưng trong đời sống, sinh hoạt của cộng đồng các dân tộc tại các huyện Con Cuông, Quỳ Hợp, Tương Dương và là nơi bảo lưu, trao truyền, phát huy những giá trị văn hóa độc đáo mang đậm sắc màu văn hóa vùng cao miền Tây xứ Nghệ.

Nghệ An: Phát triển du lịch cộng đồng góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Nghệ An: Phát triển du lịch cộng đồng góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Với vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ cùng hệ thống danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Thác Khe Kèm, Đập Pha Lài, Khe nước mọc, Sông Giăng cùng kho tàng văn hoá - lịch sử còn lưu giữ trong các bản làng của đồng bào Thái…, những năm qua du lịch cộng đồng đang được chính quyền địa phương, người dân huyện Con Cuông, Nghệ An đầu tư, phát triển. Không chỉ giúp người dân có thêm thu nhập, việc phát triển du lịch cộng đồng còn giúp đồng bào nơi đây khôi phục, giữ gìn những bản sắc văn hóa dân tộc.
Ăn Tết Độc lập cùng đồng bào Thái ở Quế Phong

Ăn Tết Độc lập cùng đồng bào Thái ở Quế Phong

Tết Độc lập là cái Tết lớn nhất của đồng bào Thái ở Quế Phong (Nghệ An), thường kéo dài từ mùng 2 đến mùng 5/9 hàng năm. Trong những ngày này, ai cũng vui vẻ, tránh nói những lời không hay, dân bản cùng nhau mổ lợn, mổ gà, uống rượu cần, múa lăm vông… vui Tết Độc lập.
Lễ Xăng Khan trong tâm thức của đồng bào Thái Nghệ An

Lễ Xăng Khan trong tâm thức của đồng bào Thái Nghệ An

Lễ Xăng Khan có từ thời gian nào hiện nay không còn ai nhớ đến, chỉ nghe các cụ già ở bản kể rằng: Khi “phèn đín tọ bở ba, phèn phà tọ kết hỏi, nơ pu nơ pạ to họi cày thườn, cà mí xăng khản”, nghĩa là: Khi mặt đất bằng lá đa, bầu trời bằng vảy con ốc, núi rừng bằng dấu chân con gà ri thì đã có Xăng Khan.
Múa xòe - vũ điệu đặc sắc của đồng bào Thái

Múa xòe - vũ điệu đặc sắc của đồng bào Thái

Múa xòe là một sinh hoạt văn hoá đặc sắc, một điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái Tây Bắc. Múa xòe còn có tên khác là "Xe khăm khen" (múa cầm tay). Múa xòe biểu hiện sự đoàn kết thân thiện gắn bó, có tính tập thể, dân chủ cao nên mọi người Thái đều biết múa xòe và yêu thích nghệ thuật xòe của dân tộc. Múa xòe là di sản văn hoá quý giá của người Thái có sức sống bền vững trong nhân dân.
Thơm ngọt vị chè đâm Quỳ Hợp

Thơm ngọt vị chè đâm Quỳ Hợp

Chè xanh đâm đã trở thành một thức uống quen thuộc không chỉ với đồng bào Thái (Nghệ An) mà được nhiều du khách ưa chuộng. Không ít khách miền xuôi mỗi lần lên huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An đều mang chè xanh đâm Thung Mây về uống và làm quà cho người thân.
Bánh Khẩu Xén - đặc sản ngày Tết của người Thái Mường Lay

Bánh Khẩu Xén - đặc sản ngày Tết của người Thái Mường Lay

Cứ mỗi độ Xuân về, khắp các bản làng người dân tộc Thái trắng ở thị xã Mường Lay (tỉnh Điện Biên) lại rộn rã tiếng chày giã bánh Khẩu Xén - một loại bánh phồng cổ truyền - để đãi khách, làm quà biếu cho bà con, bạn bè từ phương xa tới chúc Tết.
Nhớ vị cơm nếp quê nhà

Nhớ vị cơm nếp quê nhà

Vị cơm nếp thân quen là một phần đời sống ẩm thực của đồng bào Thái, để rồi khi đi xa, các hộ đồng bào vẫn giữ cho mình tập tục ăn cơm nếp hằng ngày như để xua tan nỗi nhớ quê nhà và nồi cơm nếp vẫn bốc khói thơm nức trong mỗi bữa ăn của các hộ đồng bào vào lập nghiệp tại thôn Thái Sơn, xã N’Thôl Hạ, Đức Trọng (Lâm Đồng)