Những ngày giáp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, không khí đón Tết, vui xuân đang tràn ngập trên khắp các bản làng ở tỉnh Sơn La nói chung, đồng bào tái định cư nơi đây nói riêng, với tinh thần phấn khởi và cuộc sống no ấm, đầy đủ trên quê hương mới.
Bà Điêu Thị Tiến ở xóm 5, xã Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai, cho biết: Năm nay đã hơn 10 năm gia đình bà vui xuân, đón Tết trên quê hương mới. Trước đây, gia đình bà ở bản Nghe Tỏng, xã Mường Chiên, huyện Quỳnh Nhai. Năm 2008, thực hiện chương trình di dân, tái định cư thủy điện Sơn La, gia đình bà chuyển đến nơi ở mới cũng mang tên bản Nghe Tỏng nhưng xã Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai. Tiếp đó, thực hiện chương trình sáp nhập bản thì hai bản Nghe Tỏng và Chẩu Quân, xã Mường Giàng gộp làm một và đổi tên thành xóm 5.
“Hồi đầu chuyển đến nơi ở mới ngay trung tâm huyện Quỳnh Nhai, chúng tôi gặp một số khó khăn, nhất là không có ruộng, nương để phát triển sản xuất như nơi ở cũ. Nhưng sau vài năm được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương đã tạo điều kiện cho người dân vay vốn để sản xuất, kinh doanh, buôn bán nhỏ lẻ nên bây giờ nơi ở mới thấy đỡ vất vả hơn so với nơi ở cũ. Cuộc sống của chúng tôi ngày càng thoải mái và đàng hoàng hơn; đồng thời, được hiểu biết nhiều hơn về các chương trình, công tác xã hội hiện nay. Chúng tôi bây giờ yên tâm tư tưởng, vui vẻ, phấn đấu làm ăn tại nơi ở mới”, bà Điêu Thị Tiến chia sẻ.
Bà Điêu Thị Tiến ở xóm 5, xã Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai, cho biết: Năm nay đã hơn 10 năm gia đình bà vui xuân, đón Tết trên quê hương mới. Trước đây, gia đình bà ở bản Nghe Tỏng, xã Mường Chiên, huyện Quỳnh Nhai. Năm 2008, thực hiện chương trình di dân, tái định cư thủy điện Sơn La, gia đình bà chuyển đến nơi ở mới cũng mang tên bản Nghe Tỏng nhưng xã Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai. Tiếp đó, thực hiện chương trình sáp nhập bản thì hai bản Nghe Tỏng và Chẩu Quân, xã Mường Giàng gộp làm một và đổi tên thành xóm 5.
“Hồi đầu chuyển đến nơi ở mới ngay trung tâm huyện Quỳnh Nhai, chúng tôi gặp một số khó khăn, nhất là không có ruộng, nương để phát triển sản xuất như nơi ở cũ. Nhưng sau vài năm được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương đã tạo điều kiện cho người dân vay vốn để sản xuất, kinh doanh, buôn bán nhỏ lẻ nên bây giờ nơi ở mới thấy đỡ vất vả hơn so với nơi ở cũ. Cuộc sống của chúng tôi ngày càng thoải mái và đàng hoàng hơn; đồng thời, được hiểu biết nhiều hơn về các chương trình, công tác xã hội hiện nay. Chúng tôi bây giờ yên tâm tư tưởng, vui vẻ, phấn đấu làm ăn tại nơi ở mới”, bà Điêu Thị Tiến chia sẻ.
Một góc điểm tái định cư thủy điện Sơn La ở xóm 5, xã Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La. Ảnh: Nguyễn Cường - TTXVN |
Khu dân cư xóm 5 là địa bàn cư trú mới của trên 200 hộ đồng bào các dân tộc Thái và Kinh. Hầu hết số hộ gia đình trong xóm thuộc diện di dân từ trung tâm huyện Quỳnh Nhai cũ nhường đất cho thủy điện Sơn La. Thời gian qua, cộng đồng khu dân cư xóm 5 luôn đoàn kết, chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Cơ sở hạ tầng của xóm 5 được đầu tư xây dựng khá đồng bộ, 100% đường giao thông được bê tông hóa. Đời sống của nhân dân trong xóm ổn định và từng bước phát triển. Ông Điêu Chính Đại, Trưởng xóm 5, xã Mường Giàng, cho biết: Qua hơn 10 năm trên quê hương mới, đến nay, đời sống các hộ dân xóm 5 tương đối ổn định, không vất vả như nơi ở cũ và đang từng bước phát triển đồng đều. Từ khi chuyển đến nơi ở mới, người dân các điểm, khu tái định cư ở Sơn La luôn đoàn kết, khắc phục mọi khó khăn, cùng đồng lòng, quyết tâm vươn lên thoát nghèo. Mỗi người dân, từng hộ gia đình luôn nêu cao ý thức công dân, nghiêm chỉnh chấp hành mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước cũng như quy định của địa phương. Minh chứng cho điều đó, ngay sau khi hoàn thành di dân, tái định cư Thủy điện Sơn La, Đảng bộ, chính quyền xã Chiềng Bằng, huyện Quỳnh Nhai đã tập trung ổn định đời sống người dân và chuyển đổi cơ cấu sản xuất, khai thác hiệu quả diện tích mặt nước hồ thủy điện để nuôi trồng, đánh bắt thủy sản.
Mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Sơn La của người dân tái định cư ở xã Chiềng Bằng, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La. Ảnh: Nguyễn Cường - TTXVN |
Ông Lò Văn Khặm, xã Chiềng Bằng - một trong những người tiên phong nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Sơn La, bộc bạch: Sau khi có lòng hồ thủy điện Thủy điện Sơn La, gia đình ông đã chuyển đổi ngành nghề sang nuôi trồng thủy sản và cho thu nhập khá hơn so với làm ruộng, nương. Làm ăn hiệu quả, năm 2012, ông đã quyết định thành lập Hợp tác xã thủy sản Chiềng Bằng với 18 thành viên do ông làm giám đốc. Sau gần 8 năm hoạt động, đến nay, hợp tác xã đã có 46 thành viên, với trên 960 lồng cá. Nhờ nuôi trồng thủy sản, gia đình ông cũng như các thành viên trong hợp tác xã đã có cuộc sống khá giả. Riêng gia đình ông trung bình mỗi năm thu nhập khoảng 600 đến 800 triệu đồng/năm từ nuôi cá lồng trên lòng hồ. “Về nơi ở mới, các hộ dân trong bản đã có điện, đường, trường, trạm, nước sinh hoạt sử dụng nên cuộc sống tương đối ổn định. Do đó, chúng tôi yên tâm gắn bó với nơi ở mới cũng như nuôi trồng thủy sản” – ông Lò Văn Khặm chia sẻ. Chiềng Bằng hôm nay đã trở thành một mẫu hình nông thôn mới. Ông Mè Văn Phái, Chủ tịch UBND xã Chiềng Bằng, cho biết, sau hơn 10 năm chuyển từ huyện Thuận Châu về huyện Quỳnh Nhai, đến nay, đời sống người dân trong xã đã cơ bản ổn định. Hiện nay, người dân chủ yếu nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Sơn La và nuôi bò nhốt chuồng. "Xã hiện có 1.422 hộ, với 6.682 nhân khẩu. Thu nhập bình quân đầu người của xã đạt từ 31 đến 32 triệu đồng/người/năm. Toàn xã hiện chỉ còn 28 hộ nghèo và 15 hộ cận nghèo. Tuy vậy, địa phương mong muốn Đảng và Nhà nước tiếp tục quan tâm hơn nữa để người dân tái định cư có cuộc sống ngày càng ổn định", Chủ tịch UBND xã Chiềng Bằng đề nghị.
Mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Sơn La của người dân tái định cư ở xã Chiềng Bằng, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La. Ảnh: Nguyễn Cường - TTXVN
|
Ông Lò Thanh Thủy, Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Nhai, thông tin: Thực hiện Dự án di dân, tái định cư thủy điện Sơn La, Quỳnh Nhai là huyện có số hộ di chuyển nhiều nhất tỉnh Sơn La. Sau khi thực hiện Dự án, huyện Quỳnh Nhai đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế và ổn định đời sống của nhân dân. Trong đó, huyện Quỳnh Nhai đã tập trung phát triển các mô hình kinh tế như nuôi cá lồng gắn với việc nuôi trồng thủy sản trên lòng hồ thủy điện Sơn La. Cùng với đó, một nhiệm vụ trọng tâm nữa của huyện Quỳnh Nhai là thành lập và phát triển các hợp tác xã. Hiện nay, toàn huyện Quỳnh Nhai có 63 hợp tác xã; trong đó có 46 hợp tác xã thủy sản, với 6.998 lồng cá. Năm 2019, tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản của huyện Quỳnh Nhai đạt 1.700 tấn. Đặc biệt, với sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Quỳnh Nhai, năm 2018, địa phương đã thoát nghèo theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Cùng với đó, sự đổi mới của huyện Quỳnh Nhai còn được minh chứng qua việc một số xã đạt chuẩn nông thôn mới; đời sống của nhân dân sau tái định cư đã phát triển nhanh và có thu nhập ổn định đạt trên 36 triệu đồng/người/năm. Tuy nhiên, người dân tái định cư ở Quỳnh Nhai hiện đang gặp một số khó khăn như: thiếu đất sản xuất và chuyển đổi những ngành nghề, đặc biệt là vấn đề việc làm. Do đó, huyện Quỳnh Nhai mong muốn các cấp tiếp tục quan tâm, sớm bố trí nguồn vốn để triển khai Đề án “Ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư thủy điện Sơn La” theo Quyết định 666/QĐ-TTg ngày 31/5/2018 phê duyệt Đề án ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư thủy điện Sơn La đã được Thủ tướng phê duyệt. Bởi, đây là một đề án lớn giúp người dân vùng tái định cư tiếp tục ổn định đời sống. Đến các bản tái định cư ở Quỳnh Nhai vào dịp này, có thể nhận thấy không khí vui tươi của một mùa xuân mới đang tràn ngập khắp nơi. Chung niềm vui đón xuân Canh Tý, UBND huyện Quỳnh Nhai đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà các hộ dân tái định cư và các điểm tái định cư trên địa bàn.
Nguyễn Cường – Hữu Quyết