Đổi thay trên quê hương Cờ Đỏ

Huyện Cờ Đỏ là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, là nơi thành lập Chi bộ An nam Cộng sản Đảng đầu tiên của thành phố Cần Thơ. Từ vùng đất đầy gian khó, Cờ Đỏ hôm nay phát triển vượt bậc, đời sống vật chất, tinh thần người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao…

Bao anh Dan toc va mien nui 01.JPG
Thị trấn Cờ Đỏ, huyện Cờ Đỏ ngày nay phát triển sầm uất với trung tâm thương mại, nhà cao tầng, cửa hàng san sát bán nhiều loại hàng hóa. Ảnh: Thu Hiền

Phát huy truyền thống cách mạng, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Cờ Đỏ đã đoàn kết, chung tay xây dựng nông thôn mới (NTM), nâng cao đời sống người dân. Đến với Cờ Đỏ hôm nay, dễ dàng nhận thấy những tuyến đường giao thông từ trung tâm huyện đến các ấp đều được trải nhựa hoặc bê tông hóa. Các công trình Tỉnh lộ 921, 922, cầu Kênh Ngang, cầu Cờ Đỏ, hệ thống thủy lợi và phòng, chống thiên tai… đều được xây dựng, nâng cấp, đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Bao anh dan toc va mien nui 15.JPG
Lớp dạy chữ Khmer cho trẻ em vào mùa hè ở ấp Thới Trường 1, xã Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ. Ảnh: Thu Hiền

Khai thác thế mạnh về nông nghiệp, Cờ Đỏ đã chú trọng xây dựng các mô hình kinh tế tập thể, kinh tế vườn, thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã (HTX) liên kết với doanh nghiệp… để hình thành các vùng chuyên canh, sản xuất đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Cờ Đỏ hiện có hai sản phẩm là thanh nhãn và xoài tượng da xanh được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Hoa Kỳ và Australia.

Bao anh dan toc va mien nui 22.JPG
Trạm y tế xã nông thôn mới nâng cao Đông Thắng, huyện Cờ Đỏ được đầu tư khang trang. Ảnh: Thu Hiền
Bao anh dan toc va mien nui 12.JPG
Vợ chồng ông Thạch Sung (bên phải) ở ấp Thới Trường 2, xã Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ là một trong những hộ đồng bào Khmer điển hình có kinh tế ổn định nhờ chăn nuôi và canh tác lúa. Ảnh: Thu Hiền

Xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ là vùng đất nổi tiếng với các loại trái cây như thanh nhãn, mãng cầu xiêm, xoài tượng da xanh, xoài cát Hòa Lộc… Tận dụng lợi thế này, xã đã hình thành các vùng chuyên canh, liên kết với doanh nghiệp để xuất khẩu. Theo ông Võ Trung Cảnh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Thới Hưng, nhờ các mô hình kinh tế hiệu quả nên đến nay, xã không còn hộ nghèo, thu nhập bình quân đạt 75,69 triệu đồng/ người/năm.

Bao anh dan toc va mien nui 08.JPG
Nông dân xã Thạnh Phú, huyện Cờ Đỏ ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất lúa. Ảnh: Thu Hiền

Năm 2019, sau khi đạt chuẩn huyện NTM, Cờ Đỏ tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí, hướng tới mục tiêu huyện NTM nâng cao. Với nhiều cách làm năng động, sáng tạo, phù hợp, đến nay toàn bộ 9 xã của huyện đã đạt chuẩn NTM nâng cao, trong đó hai xã Đông Hiệp và Thới Hưng đạt NTM kiểu mẫu.

Bao anh dan toc va mien nui 26.JPG
Ông Phạm Văn Hiểu (ngoài cùng, bên phải), Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Cần Thơ thăm vùng trồng thanh nhãn của Hợp tác xã thanh nhãn Hữu Tâm ở xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ. Ảnh: Thu Hiền
Bao anh dan toc va mien nui 17.JPG
Tuyến đường liên huyện nối xã Thới Hưng (huyện Cờ Đỏ) với phường Long Hưng (quận Ô Môn) được trải nhựa kiên cố. Ảnh: Thu Hiền

Theo ông Nguyễn Ngọc Thanh, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Cờ Đỏ, Cờ Đỏ là địa phương có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Nhờ nỗ lực xây dựng NTM, đến nay đời sống người dân, nhất là đời sống đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) được cải thiện rõ rệt. Nhiều hộ đồng bào được Nhà nước hỗ trợ đã mở rộng sản xuất và vươn lên làm giàu. Toàn huyện hiện chỉ còn 10 hộ đồng bào DTTS thuộc diện nghèo.

Thu Hiền

(̣Báo ảnh Dân tộc và Miền núi)

Có thể bạn quan tâm