Điện Biên tổ chức khai mạc Lễ hội Hoa Ban năm 2022

Chương trình nghệ thuật tại Lễ khai mạc. Ảnh: Xuân Tư – TTXVN
Chương trình nghệ thuật tại Lễ khai mạc. Ảnh: Xuân Tư – TTXVN

Tối 13/3, tại Quảng trường 7/5 (thành phố Điện Biên Phủ), UBND tỉnh Điện Biên đã khai mạc Lễ hội Hoa Ban năm 2022 với chương trình nghệ thuật đặc sắc theo chủ đề "Lung linh miền Hoa Ban".

Điện Biên tổ chức khai mạc Lễ hội Hoa Ban năm 2022 ảnh 1Chương trình nghệ thuật tại Lễ khai mạc. Ảnh: Xuân Tư – TTXVN

Tham dự buổi lễ có Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh; lãnh đạo bộ, ban, ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cùng đông đảo nhân dân địa phương và du khách.

Phát biểu tại Lễ khai mạc, Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên Nguyễn Văn Thắng cho biết, từ năm 2014, Lễ hội Hoa Ban bắt đầu được tỉnh Điện Biên tổ chức vào trung tuần tháng 3 hằng năm. Đến nay, Lễ hội đã trở thành thương hiệu văn hóa du lịch đặc trưng của tỉnh, được đông đảo người dân du khách cả nước đón đợi, yêu mến. Lễ hội Hoa Ban càng có ý nghĩa khi khai mạc đúng vào ngày 13/3, thời khắc mà cách đây 68 năm, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã nổ phát súng đầu tiên mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ, làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Điện Biên tổ chức khai mạc Lễ hội Hoa Ban năm 2022 ảnh 2Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên Nguyễn Văn Thắng phát biểu khai mạc Lễ hội. Ảnh: Xuân Tư – TTXVN

Không chỉ dừng lại ở việc khoe sắc hoa ban, loài hoa biểu trưng riêng có của núi rừng Tây Bắc, Lễ hội Hoa Ban còn là dịp để tôn vinh, bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống đặc sắc của cộng đồng 19 dân tộc tỉnh Điện Biên; quảng bá vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa và những tiềm năng du lịch của Điện Biên nói riêng, vùng Tây Bắc nói chung tới đông đảo người dân, du khách trong nước và bạn bè quốc tế. Lễ hội còn là cơ hội để Điện Biên tăng cường, mở rộng kết nối với nhiều tỉnh, thành phố, cộng đồng doanh nghiệp trong hợp tác, xúc tiến đầu tư - thương mại, đổi mới các tour tuyến du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các địa phương trong thời gian tới. Sự lan tỏa của Lễ hội Hoa Ban còn góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, tạo động lực cho tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu theo mục tiêu của Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh. Bên cạnh đó, Lễ hội Hoa Ban còn góp phần tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh.

Điện Biên tổ chức khai mạc Lễ hội Hoa Ban năm 2022 ảnh 3Chương trình nghệ thuật tại Lễ khai mạc. Ảnh: Xuân Tư – TTXVN

Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên nhấn mạnh, Điện Biên không chỉ là xứ sở của hoa ban, nơi chứa đựng bản sắc văn hóa phong phú của 19 dân tộc anh em, đây còn là mảnh đất anh hùng gắn với Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Điện Biên được thiên nhiên ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh hùng vĩ, thơ mộng như vựa lúa Tây Bắc Mường Thanh, đèo Pha Đin huyền thoại, Hồ Pá Khoang, cảnh quan sông nước Mường Lay thơ mộng, núi đá hoang sơ Tủa Chùa. Với niềm tự hào, ý thức trách nhiệm, sự đoàn kết một lòng giữa Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc, Điện Biên đã, đang và sẽ tiếp tục bảo tồn, phát huy và lan tỏa những giá trị nội sinh, biến tiềm năng, lợi thế thành động lực thúc đẩy du lịch nói riêng và kinh tế xã hội nói chung phát triển nhanh, bền vững, đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc. Với nhiều tiềm năng, thế mạnh cùng với chính sách cởi mở, thông thoáng, minh bạch; hạ tầng giao thông đường bộ, đường hàng không từng bước được hoàn thiện, tỉnh Điện Biên mong muốn và kêu gọi các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước hãy cùng quan tâm, lựa chọn Điện Biên là điểm đến đầu tư về dịch vụ, du lịch và nhiều lĩnh vực tiềm năng khác. Qua đó, tạo điều kiện để Điện Biên thực sự là điểm đến hấp dẫn, nổi bật trên hành trình khám phá Tây Bắc.

Điện Biên tổ chức khai mạc Lễ hội Hoa Ban năm 2022 ảnh 4Chương trình nghệ thuật tại Lễ khai mạc. Ảnh: Xuân Tư – TTXVN

Ngay sau Lễ khai mạc là chương trình nghệ thuật với chủ đề "Lung linh miền Hoa Ban", bao gồm 3 chương: Lung linh miền Hoa Ban, Vũ khúc miền Tây Bắc, Điện Biên xin chào. Chương trình nghệ thuật gồm 13 tiết mục dàn dựng công phu, hoành tráng với sự tham gia của các nghệ sỹ nổi tiếng như: Tùng Dương, Minh Quân, Sèn Hoàng Mỹ Lam cùng hơn 200 ca sĩ, diễn viên đến từ các đơn vị nghệ thuật Trung ương và địa phương cùng lực lượng quần chúng đến từ các trường học, lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh.

Điện Biên tổ chức khai mạc Lễ hội Hoa Ban năm 2022 ảnh 5Chương trình nghệ thuật tại Lễ khai mạc. Ảnh: Xuân Tư – TTXVN

Thông qua các cảnh diễn, hợp xướng hát múa, bức tranh nghệ thuật mang đậm nét văn hóa của đồng bào các dân tộc ở Điện Biên đã được tái hiện, xuyên suốt. Trong đó là hình ảnh hoa ban gắn bó mật thiết với đời sống văn hóa, tinh thần của con người nơi đây; thể hiện nét đẹp từ huyền thoại, lịch sử đến hiện tại, tương lai của miền đất hoa ban - Điện Biên, một mảnh đất với khát vọng phát triển, đẹp đẽ, tỏa sáng, tạo sức hút cho nhà đầu tư và khách du lịch; góp phần quảng bá các giá trị văn hóa, nét đẹp thiên nhiên và tiềm năng du lịch Điện Biên.

Điện Biên tổ chức khai mạc Lễ hội Hoa Ban năm 2022 ảnh 6Chương trình nghệ thuật tại Lễ khai mạc. Ảnh: Xuân Tư – TTXVN

Lễ hội Hoa Ban năm 2022 diễn ra từ ngày 12-14/3. Do dịch bệnh, tỉnh Điện Biên đã điều chỉnh quy mô tổ chức Lễ hội Hoa Ban, chỉ tổ chức Lễ khai mạc, các hoạt động trưng bày, triển lãm mà không tổ chức Cuộc thi người đẹp hoa ban hay các hoạt động phần hội để đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm và an toàn phòng, chống dịch.

Điện Biên tổ chức khai mạc Lễ hội Hoa Ban năm 2022 ảnh 7Chương trình nghệ thuật tại Lễ khai mạc. Ảnh: Xuân Tư – TTXVN

Xuân Tư - Xuân Tiến

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Ấn tượng “Tết của người trồng cà phê”

Ấn tượng “Tết của người trồng cà phê”

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột được xem là “Tết của người trồng cà phê”, là dịp tôn vinh người trồng, chăm sóc, chế biến và xuất khẩu cà phê. Sự kiện kinh tế, văn hóa lớn này còn là ngày hội của 49 dân tộc anh em trên địa bàn tỉnh, là dịp để người dân buôn làng khoe những bộ trang phục truyền thống, ẩm thực của dân tộc mình.

Độc đáo Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam

Độc đáo Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là lễ hội dân gian truyền thống độc đáo của An Giang nói chung và Châu Đốc nói riêng. Lễ hội chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc, khát vọng của cộng đồng hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống và được lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Khám phá không gian văn hóa vùng cao, lịch sử đồng bào Thái Tây Bắc ở Điện Biên

Khám phá không gian văn hóa vùng cao, lịch sử đồng bào Thái Tây Bắc ở Điện Biên

Tối 13/3, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa và Thông tin du lịch Điện Biên Phủ, UBND tỉnh Điện Biên tổ chức lễ khai mạc Không gian văn hóa vùng cao; hoạt động trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa, du lịch tại Lễ hội Hoa Ban năm 2025 và Ngày hội Văn hóa, thể thao, du lịch các dân tộc tỉnh Điện Biên lần thứ VIII.

Nuôi dưỡng tình yêu văn hóa Khmer cho thế hệ trẻ

Nuôi dưỡng tình yêu văn hóa Khmer cho thế hệ trẻ

Đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh) tiền thân là Đoàn văn công Khmer Ánh Bình Minh, được thành lập năm 1963 tại xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đoàn là một đơn vị nghệ thuật có tầm ảnh hưởng lớn với người dân, nhất là cộng đồng người Khmer Nam Bộ.

Kích cầu du lịch Phú Thọ qua lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Kích cầu du lịch Phú Thọ qua lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Hàng năm, mỗi dịp tháng 3 (Âm lịch), điểm Di tích lịch sử Đền Hùng thu hút hàng triệu lượt du khách tham quan, hành hương về Đất Tổ và tham dự lễ hội lớn nhất cả nước tại Phú Thọ. Với đa dạng các hoạt động diễn ra, mùa lễ hội Giỗ Tổ là cơ hội quảng bá, thu hút đông đảo hơn du khách đến với Phú Thọ. Địa phương đang tập trung mọi nguồn lực, triển khai các hoạt động thu hút du khách cũng như đảm bảo an toàn trong thời gian diễn ra lễ hội.

Lễ hội Ánh sáng - "Thế giới cà phê - Bừng sáng Ban Mê"

Lễ hội Ánh sáng - "Thế giới cà phê - Bừng sáng Ban Mê"

Tối 12/3, tại Quảng trường 10/3, thành phố Buôn Ma Thuột diễn ra Lễ hội Ánh sáng với chủ đề "Thế giới cà phê - Bừng sáng Ban Mê". Đây là hoạt động trong khuôn khổ chào mừng kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10/3/1975 - 10/3/2025) và Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025. Sự kiện thu hút hàng nghìn người dân và du khách tham gia.

Đặc sắc Hội voi Buôn Đôn

Đặc sắc Hội voi Buôn Đôn

Ngày 12/3/2025, tại xã biên giới Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk diễn ra Hội voi Buôn Đôn năm 2025. Đây là chuỗi hoạt động trong khuôn khổ chào mừng kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10/3/1975 - 10/3/2025) và Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025.

Lễ hội phước biển của đồng bào Khmer hấp dẫn du khách

Lễ hội phước biển của đồng bào Khmer hấp dẫn du khách

Từ ngày 12-14/3, tại chùa Sê rây Cro Săng (Phường 2, thị xã Vĩnh Châu), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND thị xã Vĩnh Châu tổ chức lễ cúng phước biển năm 2025. Đây là lễ hội của đồng bào Khmer xứ biển Vĩnh Châu thể hiện lòng biết ơn các bậc tiền nhân đã có công khai hoang mở cõi, cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu…

Lượng hóa giá trị Quần thể danh thắng Tràng An: Khẳng định tiềm năng khác biệt, lợi thế nổi trội, độc đáo của di sản

Lượng hóa giá trị Quần thể danh thắng Tràng An: Khẳng định tiềm năng khác biệt, lợi thế nổi trội, độc đáo của di sản

Tỉnh Ninh Bình luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với sự phát triển của ngành Du lịch, Văn hóa, trong đó đặc biệt quan tâm tới công tác bảo tồn, phát huy di sản Tràng An. Hội thảo Quốc tế “Lượng hóa giá trị Quần thể danh thắng Tràng An và Phát triển thương hiệu của điểm đến Di sản thế giới” mới đây đánh giá Tràng An có hàm chứa những giá trị nổi bật về thiên nhiên, văn hóa và được coi là một trong những dự án đầu tiên ở Việt Nam triển khai định lượng giá trị kinh tế tổng thể của một di sản thế giới.

Khai mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột: Diễn đàn mang tầm vóc toàn cầu

Khai mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột: Diễn đàn mang tầm vóc toàn cầu

Tối 10/3, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 với chủ đề “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới” chính thức khai mạc tại Quảng trường 10/3, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố; Đại sứ, Tổng Lãnh sự các nước; đại diện tổ chức quốc tế, nhà tài trợ, doanh nghiệp cùng đông đảo du khách trong, ngoài nước và nhân dân các dân tộc tỉnh Đắk Lắc đã tham dự.

Đặc sắc trò chơi pháo đất Ninh Giang

Đặc sắc trò chơi pháo đất Ninh Giang

Với người dân Ninh Giang, Hải Dương, đặc biệt là bà con làng Trịnh Xuyên, xã Nghĩa An, hội thi pháo đất trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu tại mỗi kỳ lễ hội Xuân ở địa phương.

 Người "giữ hồn" thổ cẩm ở vùng cao Yên Bái

Người "giữ hồn" thổ cẩm ở vùng cao Yên Bái

Trong tín ngưỡng, văn hóa của đồng bào Mông, thổ cẩm truyền thống là hồn cốt dân tộc, đóng vai trò quan trọng trong đời sống. Thổ cẩm gắn bó với mỗi cộng đồng trong suốt vòng đời, từ lúc sinh ra, lập gia đình và những lúc cuối đời. Với mong muốn gìn giữ, phát triển các sản phẩm thổ cẩm, nghệ nhân vẽ sáp ong Lý Thị Ninh (xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải) đã kết nối, mang thổ cẩm truyền thống của đồng bào Mông vươn ra thế giới và trở thành người "giữ hồn" thổ cẩm dân tộc.

Lễ trao Giải thưởng Cống hiến lần thứ 19 – 2025: Vinh danh các nghệ sỹ, vận động viên thể thao xuất sắc

Lễ trao Giải thưởng Cống hiến lần thứ 19 – 2025: Vinh danh các nghệ sỹ, vận động viên thể thao xuất sắc

Tối 5/3, Lễ trao Giải thưởng Cống hiến 2025 do Báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) tổ chức đã diễn ra trang trọng tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Đến dự và trao các danh hiệu danh giá cho các nghệ sỹ và vận động viên có Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam Vũ Việt Trang, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông cùng đông đảo các khách mời.

20 năm Giải thưởng Cống hiến đồng hành cùng sự phát triển của âm nhạc đại chúng Việt

20 năm Giải thưởng Cống hiến đồng hành cùng sự phát triển của âm nhạc đại chúng Việt

Tối nay, 5/3, Lễ trao Giải thưởng Cống hiến sẽ diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Năm nay cũng là năm đánh dấu tròn 20 năm Giải thưởng Cống hiến ra đời và phát triển để trở thành một "hệ sinh thái" Cống hiến, trở thành giải thưởng lớn, ghi nhận, tôn vinh và làm "bệ phóng" cho hàng trăm nghệ sỹ...

Hòa Bình bảo tồn nghề dệt thổ cẩm độc đáo gắn với phát triển du lịch vùng cao

Hòa Bình bảo tồn nghề dệt thổ cẩm độc đáo gắn với phát triển du lịch vùng cao

Nhiều năm qua, tỉnh Hòa Bình đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát triển làng nghề thổ cẩm truyền thống của các dân tộc Mường, Thái, Dao…, tạo nhiều cơ hội việc làm, giúp người dân tăng thêm thu nhập, từng bước nâng cao đời sống. Việc bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống đã được các cấp, ngành quan tâm và triển khai hiệu quả, gắn với giá trị văn hóa địa phương, phát triển du lịch.