Từ năm 2019 đến năm 2023, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Kon Tum đã thực hiện ký 42 hợp đồng và ký các phụ lục hợp đồng ủy thác chi trả dịch vụ môi trường rừng với các đơn vị sử dụng dịch vụ môi trường rừng có lưu vực nội tỉnh nhằm đảm bảo thực hiện đúng theo quy định. Qua đó, mang lại nguồn thu hơn 1.590 tỷ đồng, tương đương gần 320 tỷ đồng/năm.
Nhờ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng được triển khai hiệu quả, tỷ lệ che phủ rừng tại Điện Biên đã liên tục tăng trong những năm qua. Chính sách này không những nâng cao được trách nhiệm của người dân đối với quản lý, bảo vệ rừng mà còn còn góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, cải thiện cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số.
Loại hình chi trả dịch vụ môi trường rừng đã chứng minh hiệu quả tại nhiều địa phương trong việc nâng cao hiệu quả bảo vệ, phát triển rừng, tạo thu nhập và sinh kế cho nhiều cộng đồng miền núi. Theo các chuyên gia môi trường, cơ chế này cần mở rộng áp dụng với các hệ sinh thái khác nhằm tạo nguồn thu cho việc bảo tồn, phục hồi các hệ sinh thái và các loài hoang dã.
Qua 10 năm thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Yên Bái có nhiều chuyển biến tích cực, mang lại hiệu quả rõ rệt. Cuộc sống của người làm nghề rừng được cải thiện đáng kể, góp phần quan trọng xóa đói giảm nghèo cho người dân vùng cao.
Thông qua chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, nhiều hộ gia đình, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng. Qua đó, góp phần giữ vững “lá phổi xanh” và có thêm nguồn thu nhập bền vững từ rừng, từng bước nâng cao kinh tế, vươn lên thoát nghèo.
Tỉnh Kon Tum hiện có độ che phủ rừng khoảng 63%, cao nhất ở khu vực Tây Nguyên. Đây là nguồn tài nguyên quý giá, dồi dào và cần được bảo vệ. Nhận thức rõ về điều này, những năm qua, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Kon Tum đã thực hiện chính sách giao đất, giao rừng và chi trả dịch vụ môi trường rừng cho người dân sinh sống trên địa bàn. Nhờ vậy, ý thức bảo vệ rừng của bà con nhân dân được nâng lên, giảm tình trạng phá rừng, góp phần giảm nghèo, nhất là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Để bảo vệ và phát triển rừng, tỉnh Kon Tum đã triển khai nhiều dự án nhằm khuyến khích người dân chung tay cùng chính quyền giữ vững “lá phổi xanh” trên địa bàn; trong đó, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng được tỉnh Kon Tum triển khai đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của người dân. Nhiều hộ gia đình, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số đã tham gia bảo vệ, phát triển rừng và có thêm nguồn thu nhập bền vững từ rừng, từng bước nâng cao kinh tế, vươn lên thoát nghèo.
Ông Tô Xuân Quý, Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Yên Bái cho biết, sau hơn 8 năm thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Yên Bái, đã có 56.332 hộ gia đình, cá nhân được hưởng lợi, góp phần nâng cao thu nhập, chất lượng sống của người dân vùng cao.
Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn Lâm Đồng được triển khai 10 năm qua, thí điểm từ năm 2009 theo Quyết định 380/QĐ-TTg ngày 10/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ. Đến nay, chính sách này đã thu được nhiều kết quả, nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số tại địa bàn.
Tính đến cuối tháng 6/2019, 100% chủ rừng là tổ chức nhà nước và UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã trực tiếp mở tài khoản ngân hàng cho người dân nhận khoán bảo vệ rừng và chuyển trả tiền dịch vụ môi trường rừng qua tài khoản. Theo đó, gần 2.000 tài khoản thuộc một số ngân hàng trên địa bàn đã được mở cho các đối tượng này với tổng số tiền chi trả hơn 50 tỷ đồng.
Liên quan đến tình trạng 8 nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh Kon Tum nợ tiền dịch vụ môi trường rừng từ năm 2011 với tổng số tiền hơn 11 tỷ đồng, đến nay đã có Nhà máy Thủy điện Đăk Ne cam kết trả nợ và Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển thủy điện Đăk Psi phản hồi những nội dung phóng viên chúng tôi đã phản ánh.
Theo Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), đến cuối tháng 4/2018, cả nước đã thu được trên 888 tỷ đồng dịch vụ môi trường rừng, đạt trên 38% kế hoạch năm và tăng 68 % so với cùng kỳ năm 2017 (thu tăng so với cùng kỳ 361 tỷ đồng); trong đó, Quỹ Trung ương thu được trên 713 tỷ đồng; quỹ tỉnh thu được gần 175 tỷ đồng.