Dịch COVID-19: Không ghi nhận F0 tử vong trong ngày 7/5, số ca mắc mới giảm nhẹ

Dịch COVID-19: Không ghi nhận F0 tử vong trong ngày 7/5, số ca mắc mới giảm nhẹ

Bộ Y tế cho biết, tính từ 16 giờ ngày 6/5 đến 16 giờ ngày 7/5, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 3.345 ca mắc mới trong nước (giảm 474 ca so với ngày trước đó) tại 55 tỉnh, thành phố (có 2.263 ca trong cộng đồng).

Dịch COVID-19: Không ghi nhận F0 tử vong trong ngày 7/5, số ca mắc mới giảm nhẹ ảnh 1Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ 11 đến dưới 12 tuổi tại Trường Trung học cơ sở Yên Định, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Ảnh: Văn Đạt - TTXVN

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (630 ca), Vĩnh Phúc (222 ca), Phú Thọ (179 ca), Bắc Ninh (153 ca), Tuyên Quang (148 ca), Nghệ An (143 ca), Bắc Giang (136 ca), Quảng Ninh (121 ca), Yên Bái (105 ca), Quảng Bình (97 ca), Nam Định (95 ca), Lào Cai (90 ca), Bắc Kạn (87 ca), Gia Lai (80 ca), Thái Bình (79 ca), Lâm Đồng (67 ca), Đà Nẵng (66 ca), Hải Dương (58 ca), Ninh Bình (53 ca), Thái Nguyên (51 ca), Hà Giang, Lai Châu (mỗi tỉnh 49 ca), Quảng Trị, Sơn La (mỗi tỉnh 46 ca), Hòa Bình (42 ca), Lạng Sơn (41 ca), Thành phố Hồ Chí Minh (39 ca), Hưng Yên (37 ca), Cao Bằng (36 ca), Hà Nam (35 ca), Hà Tĩnh (31 ca), Hải Phòng (29 ca), Bình Định (25 ca), Bình Phước (24 ca), Thanh Hóa (20 ca), Tây Ninh (17 ca), Vĩnh Long, Điện Biên (mỗi tỉnh 13 ca), Bình Dương (11 ca), Đồng Tháp (10 ca), Đắk Nông, Quảng Nam (mỗi tỉnh 8 ca), Cà Mau, Khánh Hòa, Bình Thuận (mỗi tỉnh 7 ca), Thừa Thiên Huế (6 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre (mỗi tỉnh 5 ca), Long An, An Giang (mỗi tỉnh 4 ca), Trà Vinh, Đồng Nai, Bạc Liêu (mỗi tỉnh 3 ca), Kiên Giang, Hậu Giang (mỗi tỉnh 1 ca).

Các địa phương ghi nhận số ca mắc giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Phú Thọ (113 ca), Đắk Nông (65 ca), Hà Nội (43 ca).

Các địa phương ghi nhận số ca mắc tăng cao nhất so với ngày trước đó: Gia Lai (80 ca), Lâm Đồng (67 ca), Lai Châu (27 ca).

Trung bình số ca mắc mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 3.444 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.673.915 ca mắc, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca mắc/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 107.874 ca mắc).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca mắc ghi nhận trong nước là 10.666.165 ca, trong đó có 9.315.708 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.591.093 ca), Thành phố Hồ Chí Minh (608.699 ca), Nghệ An (482.493 ca), Bắc Giang (385.717 ca), Bình Dương (383.507 ca).

Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 2.288 ca, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 9.318.525 ca.

Số bệnh nhân đang thở ô xy là 473 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ 381 ca; thở ô xy dòng cao HFNC 49 ca; thở máy không xâm lấn 9 ca; thở máy xâm lấn 32 ca; ECMO 2 ca.

Trong ngày 7/5 không có ca tử vong do COVID-19.

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 2 ca/ngày.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.055 ca, chiếm 0,4% so với tổng số ca mắc.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Trong ngày 6/5 có 188.703 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 215.539.479 liều, trong đó: Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 196.345.129 liều: mũi 1 là 71.446.614 liều; mũi 2 là 68.656.909 liều; mũi 3 là 1.505.952 liều; mũi bổ sung là 15.224.296 liều; mũi nhắc lại là 39.511.358 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi là 17.384.111 liều: mũi 1 là 8.911.406 liều; mũi 2 là 8.472.705 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi là 1.810.239 liều (mũi 1).

Theo tài liệu "Hướng dẫn triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi" do Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia xây dựng, khi thấy một trong các dấu hiệu sau:

Ở miệng thấy có cảm giác tê quanh môi hoặc lưỡi;

Ở da thấy có phát ban hoặc nổi mẩn đỏ hoặc tím tái hoặc đỏ da hoặc chảy máu, xuất huyết dưới da;

Ở họng có cảm giác ngứa, căng cứng, nghẹn họng, nói khó;

Về thần kinh có triệu chứng đau đầu kéo dài hoặc dữ dội, li bì; ngủ gà, lú lẫn, hôn mê, co giật;

Về tim mạch có dấu hiệu đau tức ngực, hồi hộp đánh trống ngực kéo dài, ngất;

Đường tiêu hóa dấu hiệu nôn, đau quặn bụng hoặc tiêu chảy;

Đường hô hấp có dấu hiệu khó thở, thở rít, khò khè, tím tái;

Toàn thân: Chóng mặt, choáng, xây xẩm, cảm giác muốn ngã, mệt bất thường; đau dữ dội bất thường tại một hay nhiều nơi không do va chạm, sang chấn; sốt cao liên tục trên 39 độ C mà không đáp ứng thuốc hạ sốt.

Các gia đình hãy liên hệ với đội cấp cứu lưu động hoặc đưa trẻ đến thẳng bệnh viện.

Dịch COVID-19: Không ghi nhận F0 tử vong trong ngày 7/5, số ca mắc mới giảm nhẹ ảnh 2

PV

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm