Bộ Y tế cho biết, từ 16 giờ ngày 12/4 đến 16 giờ ngày 13/4, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 24.623 ca mắc mới trong nước (tăng 1.819 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố (có 19.823 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (1.727 ca), Phú Thọ (1.627 ca), Vĩnh Phúc (1.147 ca), Nghệ An (989 ca), Yên Bái (972 ca), Đắk Lắk (943 ca), Quảng Ninh (914 ca), Hải Dương (897 ca), Bắc Kạn (850 ca), Thành phố Hồ Chí Minh (848 ca), Tuyên Quang (779 ca), Lào Cai (752 ca), Bắc Giang (730 ca), Thái Nguyên (566 ca), Lâm Đồng (562 ca), Cao Bằng (548 ca), Lạng Sơn (513 ca), Thái Bình (511 ca), Quảng Bình (472 ca), Hưng Yên (464 ca), Bắc Ninh (434 ca), Sơn La (425 ca), Hòa Bình (422 ca), Nam Định (390 ca), Đà Nẵng (383 ca), Tây Ninh (357 ca), Quảng Trị (336 ca), Lai Châu (316 ca), Gia Lai (287 ca), Cà Mau (286 ca), Hà Tĩnh (286 ca), Bình Dương (260 ca), Bình Phước (255 ca), Vĩnh Long (248 ca), Ninh Bình (245 ca), Quảng Nam (239 ca), Hà Nam (238 ca), Quảng Ngãi (237 ca), Điện Biên (235 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (228 ca), Bình Định (169 ca), Hải Phòng (169 ca), Bình Thuận (149 ca), Thanh Hóa (136 ca), Đắk Nông (136 ca), Bến Tre (135 ca), Hà Giang (118 ca), Thừa Thiên Huế (116 ca), Khánh Hòa (98 ca), Phú Yên (88 ca), Kiên Giang (81 ca), An Giang (61 ca), Long An (59 ca), Trà Vinh (58 ca), Bạc Liêu, Đồng Tháp (mỗi tỉnh 32 ca), Kon Tum (22 ca), Sóc Trăng (17 ca), Đồng Nai (15 ca), Cần Thơ, Ninh Thuận (mỗi tỉnh 4 ca), Hậu Giang, Tiền Giang (mỗi tỉnh 3 ca).
Các địa phương ghi nhận số ca mắc giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bắc Giang (282 ca), Lào Cai (236 ca), Hà Nội (215 ca).
Các địa phương ghi nhận số ca mắc tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hải Dương (377 ca), Phú Thọ (243 ca), Vĩnh Phúc (232 ca).
Trung bình số ca mắc mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 31.181 ca/ngày.
Từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 10.297.587 ca mắc, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca mắc/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 110/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 104.128 ca mắc).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca mắc ghi nhận trong nước là 10.289.840 ca, trong đó 8.768.177 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.527.942 ca), Thành phố Hồ Chí Minh (603.976 ca), Nghệ An (418.676 ca), Bình Dương (382.112 ca), Bắc Giang (377.326 ca).
Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 13.887 ca, nâng tổng số được điều trị khỏi lên 8.770.994 ca.
Số bệnh nhân đang thở ô xy là 1.205 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 897 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 115 ca; Thở máy không xâm lấn: 32 ca; Thở máy xâm lấn: 158 ca; ECMO: 3 ca.
Số bệnh nhân tử vong trong ngày là 20 ca.
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 24 ca/ngày.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.878 ca, chiếm 0,4% tổng số ca mắc.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Trong ngày 12/4 có 214.550 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 208.810.706 liều, trong đó:
Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 191.580.356 liều: mũi 1 là 71.384.931 liều; mũi 2 là 68.497.377 liều; mũi 3 là 1.505.597 liều; mũi bổ sung là 15.019.368 liều; mũi nhắc lại là 35.173.083 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.230.350 liều: mũi 1 là 8.824.064 liều; mũi 2 là 8.406.286 liều.
* Hai kịch bản phòng, chống dịch COVID-19 thời gian tới
Đây là ý kiến của Giáo sư, Tiến sĩ Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, tại cuộc gặp mặt báo chí cung cấp thông tin y tế sáng 13/4.
Kịch bản thứ nhất, biến thể Omicron xuất hiện phổ biến trong cộng đồng và sẽ dần giảm bớt độc lực. Bên cạnh đó, với miễn dịch có sẵn từ việc tiêm vaccine phòng COVID-19 và mắc bệnh, số trường hợp chuyển nặng và tử vong sẽ giảm. Đây là kịch bản có xu thế xảy ra nhiều hơn.
Với kịch bản này, chúng ta chuyển sang trạng thái bình thường mới, tức là đưa COVID-19 sang bệnh lưu hành. Các hoạt động xã hội có thể trở về bình thường.
Kịch bản thứ 2, đến nay hiểu biết về virus SARS-CoV-2 vẫn chưa được toàn diện. Khi giao lưu đi lại nhiều, việc xuất hiện liên tục các biến thể mới vẫn có khả năng xảy ra.
Các chủng này có thể hình thành do sự tương tác giữa các biến thể đã xuất hiện hoặc là chủng khác mới hơn. Chủng SARS-CoV-2 mới khi xuất hiện sẽ làm giảm đi hiệu lực bảo vệ của vaccine, có thể làm lây lan mạnh hơn và tăng nguy cơ chuyển nặng.
Với kịch bản thứ hai này, Việt Nam sẽ triển khai lại các biện pháp phòng dịch cấp bách như đã từng thực hiện.
Mặc dù thời điểm này, chúng ta đã có nhiều "vũ khí" như vaccine, thuốc điều trị, kinh nghiệm điều trị và các biện pháp phòng chống dịch, tuy nhiên ngành y tế phải thường xuyên cập nhật hơn nữa, kể cả về thuốc điều trị và đặc biệt là công nghệ vaccine.
PV