Dịch COVID-19: Dù vất vả nhưng nếu đồng lòng, Việt Nam sẽ chiến thắng dịch bệnh

Dịch COVID-19: Dù vất vả nhưng nếu đồng lòng, Việt Nam sẽ chiến thắng dịch bệnh
Quang cảnh buổi họp trực tuyến. Ảnh: Danh Lam-TTXVN
Quang cảnh buổi họp trực tuyến. Ảnh: Danh Lam-TTXVN

Tại cuộc họp, các bộ, ngành, địa phương đã thảo luận, góp ý dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới; nêu rõ sự cần thiết phải ban hành Chỉ thị mới, đồng thời góp ý một số nội dung cụ thể để hoàn thiện dự thảo.

Tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo

Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định: Dịch COVID-19 chắc chắn còn kéo dài, dù sẽ có từng nơi, từng thời điểm lắng xuống nhưng chỉ tới khi nào có thuốc đặc trị hoặc có vaccine mới có thể coi là cơ bản hết dịch. Thời gian đó chắc chắn không tính bằng tuần, phải tính ít nhất bằng tháng. Vì vậy, cả nước phải tiếp tục chống dịch, tuyệt đối không được chủ quan, không để dịch lan rộng nhưng đồng thời cũng phải ổn định để phát triển kinh tế. Quá trình thực hiện mục tiêu kép vẫn phải quán triệt tuyệt đối việc kiểm soát được dịch bệnh, không để lây lan, để tử vong.

Ở một nước đang phát triển như Việt Nam, nếu để nhiều người lây nhiễm như một số nước, chắc chắn tỷ lệ tử vong sẽ cao hơn. Hiện chỉ có một số bệnh nhân nặng, các chuyên gia hàng đầu đều dồn trí lực, sức lực cứu chữa. Trên thế giới,  rất nhiều nước có nền y tế phát triển hơn Việt Nam, giàu có hơn Việt Nam nhưng có tới hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn người nhiễm bệnh và hàng ngàn, hàng chục ngàn người tử vong, dẫn đến không chỉ thiệt hại về tính mạng con người, về xã hội, thiệt hại kinh tế cũng lớn hơn rất nhiều.

Do đó, Việt Nam vẫn phải quán triệt mục tiêu kép đồng thời hướng tới kiểm soát dịch bệnh, tiến tới chung sống an toàn, thúc đẩy sự điều chỉnh tích cực của xã hội. Kiểm soát được dịch bệnh ở đây cần đặt trong bối cảnh dịch bệnh còn kéo dài và hoàn toàn có thể sẽ có những ca bệnh mới. Vấn đề là cần kiểm soát được ngay, không để lây lan rộng, thành những ổ dịch lớn, vượt khả năng kiểm soát, điều trị của nước ta. Vì vậy, toàn dân phải tiếp tục kiên định, quyết liệt tiếp tục thực hiện thật nghiêm, thật tốt Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, hướng dẫn của Bộ Y tế; luôn bám sát nguyên tắc "Ngăn chặn – Phát hiện – Cách ly – Khoanh vùng – Dập dịch" - Phó Thủ tướng nói.

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, đối với biện pháp đầu tiên: Ngăn chặn, cần tiếp tục kiểm soát chặt chẽ việc xuất, nhập cảnh ở đường hàng không, đường thủy, đường bộ. Tuy nhiên, kiểm soát chặt chẽ không đơn giản là đóng hết; vẫn phải tiếp nhận người nhập cảnh vì mục đích ngoại giao, công vụ và thực hiện các dự án lớn, hợp tác đầu tư, sản xuất kinh doanh và những người Việt Nam có nguyện vọng chính đáng từ nước ngoài về. Tinh thần chung là phải kiểm soát chặt chẽ để chủ động điều phối, đảm bảo an toàn. Không chỉ lực lượng Công an, Biên phòng, chính quyền các địa phương phải vào cuộc, sát sao tới từng doanh nghiệp, từng cơ sở cách ly, từng cơ sở điều trị sao cho việc nhập cảnh, cách ly, theo dõi y tế từ sức khỏe, đi lại, ăn ở, làm việc, tiếp xúc được tuyệt đối an toàn. Điều quan trọng nhất khi phát hiện ra người mắc bệnh là cần lập tức tiến hành điều tra dịch tễ, xác định cách ly và khoanh vùng ngay. Đây là năng lực rất quan trọng với các địa phương, nhất là những địa phương chưa có người nhiễm bệnh.

Việt Nam đã trải qua mấy tháng chống dịch, các tổ chức, cá nhân đã hiểu hơn về dịch bệnh, cơ chế lây nhiễm, biện pháp phòng dịch. Năng lực đảm bảo từ khẩu trang, sinh phẩm xét nghiệm tới đội ngũ đã được nâng lên. Có thể nói, mức độ sẵn sàng của cả hệ thống, của cộng đồng đã được nâng cao rất nhiều. Tinh thần cơ bản trong thời gian tới là cần có giải pháp phù hợp với từng địa bàn, từng nhóm đối tượng, từng nhóm ngành nghề để đảm bảo vừa kiểm soát được dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.

Việt Nam đã hình thành được mô hình dự báo nguy cơ theo địa bàn từng tỉnh, thành phố để phân ra làm 3 nhóm: Nguy cơ cao, có nguy cơ và nguy cơ thấp. Mức độ nguy cơ được xác định thông qua các nhóm chỉ số có tính khách quan (như giao thông, mật độ dân cư, giao lưu quốc tế)… và nhóm chỉ số có tính chủ quan (như năng lực tổ chức thực hiện các Chỉ thị của Đảng, chính quyền, hướng dẫn của ngành Y tế; năng lực sẵn sàng phát hiện, rà soát khi có người mắc, nghi mắc; năng lực của y tế cơ sở trong quản lý sức khỏe, thăm khám tại nhà nhất là với nhóm người cao tuổi người có bệnh nền...).

Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Phải tiếp tục chia được nhóm đến cấp huyện, cấp xã, thậm chí đến cấp thôn… để có thể điều hành sát sao, linh hoạt, kịp thời và trên hết là hiệu quả hơn trong thực hiện mục tiêu kép. Vì vậy, các địa phương phải có bộ phận cập nhật số liệu, theo dõi hàng ngày.

Chung sống và bảo đảm các nguyên tắc về an toàn, không chủ quan

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, do dịch COVID -19 còn dài nên cần xác định chung sống nhưng nhất thiết phải đảm bảo an toàn, tuyệt đối không được chủ quan. Muốn chung sống an toàn, cần hiểu về dịch bệnh này, sự nguy hiểm và cơ chế lây lan, từ đó quán triệt thực hiện thật tốt tất cả các quy định, hướng dẫn liên quan đến cơ chế lây lan của virus SARS-CoV-2. Cụ thể như: Người dân cần đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, giữ khoảng cách, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn, không tập trung đông người… Những giải pháp này hết sức quan trọng vì cơ chế lây lan của virus chủ yếu qua đường giọt bắn từ nước bọt hoặc trực tiếp vào mắt, mũi, miệng người tiếp xúc gần hoặc nước bọt dính trên bề mặt rồi dính vào tay, từ tay lên miệng, mũi, mắt.

Chung sống an toàn phải đi vào từng lĩnh vực cụ thể. Đầu tiên, trong lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, mỗi người cần lưu ý từ việc ăn, ở hợp vệ sinh, lau chùi, giữ nhà cửa thông thoáng, luyện tập thể dục thể thao, tinh thần… đến việc đảm bảo an toàn trong khám chữa bệnh. Người dân chỉ tới cơ sở y tế khám, chữa bệnh khi thực sự cần thiết, sau khi đã liên hệ với bác sĩ hoặc cơ sở y tế. Các cơ sở y tế phải quán triệt tinh thần coi người đến khám là người có nguy cơ lây nhiễm (F1) để có giải pháp đảm bảo an toàn cho người khám, người tới khám và tất cả mọi bệnh nhân, nhân viên trong cơ sở y tế.

Điểm thứ hai là học tập an toàn. Bộ Giáo dục và Đào tạo, các địa phương cần chuẩn bị kỹ lưỡng việc học tập an toàn với các giải pháp rất cụ thể cho từng vùng, từng cấp học, từng loại hình trường lớp. Mấy tháng qua, Bộ đã có các hướng dẫn, chuẩn bị, hiện giờ cần rà soát, bổ sung, thực hiện phù hợp để khi dịch bệnh kiểm soát, để an toàn  khi đi học trở lại.

Thứ ba là đi lại phải an toàn. Người dân cần hạn chế ra ngoài, đi lại khi không thật sự cần thiết nhưng khi cần thiết phải đi lại phải an toàn. Cần có quy định thật cụ thể khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng từ máy bay, tàu hỏa, tàu thủy, xe khách tới taxi, xe ôm...

Thứ tư là sản xuất, kinh doanh an toàn. Từ nhà máy, xí nghiệp lớn tới các tổ hợp tác, các cơ sở sản xuất kinh doanh gia đình, nhỏ lẻ, lao động tự do đều phải có các hướng dẫn rất cụ thể ở từng địa phương. Đặc biệt, đối với các hộ kinh doanh cá thể, người hành nghề tự do cần có quy định hướng dẫn kể cả khi cầm tiền, thanh toán… thế nào cho an toàn.

Thứ năm là các hoạt động của các cơ quan công quyền an toàn; đặc biệt, việc tổ chức các sự kiện cần có nhiều người tham gia phải có phương án thật chi tiết đảm bảo đúng các hướng dẫn về phòng dịch.

Thứ sáu là sinh hoạt vui chơi, văn hóa, thể thao, du lịch: Trước mắt chúng ta chưa cho phép tập trung đông người. Các hoạt động bắt buộc phải làm như hiếu, hỉ cần tuân thủ quy định về số người tham gia cùng các biện pháp đảm bảo an toàn. Các cơ sở lưu trú không chỉ phải đáp ứng các yêu cầu về y tế thuần túy mà cả các yêu cầu về khai báo lưu trú… đáp ứng yêu cầu chống dịch.

Ngành Văn hóa, thể thao, du lịch cần chủ động hoàn thiện các quy định, hướng dẫn để sẵn sàng khi tình hình dịch được kiểm soát tốt sẽ từng bước mở lại các hoạt động trên tinh thần phải đảm bảo an toàn. Tinh thần chung là phải chung sống an toàn trên từng lĩnh vực, từng ngõ ngách, từng cấp độ nhưng tuyệt đối không chủ quan - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Cần những thay đổi tích cực

Phó Thủ tướng cho rằng Việt Nam hiện đã, đang có những điều chỉnh, thay đổi ở các cấp độ, lĩnh vực đời sống xã hội, từ trong các cơ quan Đảng, công quyền ra ngoài xã hội; từ cấp độ toàn xã hội đến tập thể nhỏ, gia đình, cá nhân. Điều dễ nhận thấy trong phòng, chống dịch thời gian qua, bên cạnh những vất vả trong công tác phòng, chống dịch, nhiều thay đổi tích cực đã diễn ra, mang lại những hiệu quả và cả những giá trị rất đáng trân trọng.

Đó là lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, tinh thần dân tộc, ý thức cộng đồng, cống hiến, hy sinh, tương trợ lẫn nhau… đã được khơi dậy, nhân lên. Đó là hình ảnh, uy tín của hệ thống chính trị, của đất nước trong kiểm soát dịch bệnh, trong hợp tác quốc tế; đặc biệt dù còn nghèo, Việt Nam cũng sẵn sàng chia sẻ, hợp tác, hỗ trợ các nước. Thời gian tới, cần tiếp tục đề cao tinh thần kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm của mỗi tổ chức, cá nhân. Bên cạnh những gói hỗ trợ của nhà nước, cần tiếp tục khơi dậy, nhân lên mạnh mẽ truyền thống tương thân tương ái. Đặc biệt, cần thúc đẩy những thay đổi tích cực đã được nhận ra từ lâu và cũng đã có thay đổi nhưng chậm khi không có dịch nhưng trong điều kiện dịch bệnh đã thay đổi nhanh hơn, tích cực hơn.

Trước hết, là các giải pháp thực hiện chuyển đổi số để tận dụng thời cơ của thời đại số hóa, của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Từ việc hội họp trực tuyến, dịch vụ công trực tuyến, học trực tuyến đến tư vấn khám bệnh trực tuyến, thanh toán điện tử... sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ hơn. Hay, lâu nay người Việt rất khó hình thành thói quen cập nhật, ý thức chia sẻ dữ liệu nhưng tới đây phải tiếp tục làm mạnh. Bên cạnh đó, trong cuộc sống, trong sinh hoạt có rất nhiều lề thói, phong tục không còn phù hợp dù đã cố gắng yêu cầu, kêu gọi thay đổi nhưng vẫn còn chậm, như: chen lấn, không xếp hàng, ồn ào nơi công cộng; tình trạng xô bồ, thiếu văn minh, không đúng với các lễ tiết tôn giáo, tín ngưỡng, truyền thống ở các lễ hội... Thậm chí,  không ít thói quen có tính gia đình, cá nhân cũng nên được thay đổi, như: bắt tay nhau khi đang ăn uống, dùng chung bát, đĩa… không phù hợp với nếp sống văn minh, hiện đại.

Chính trong lúc dịch bệnh này, cần bình tĩnh nhìn lại để thúc đẩy những điều chỉnh tích cực ở mọi tầng, từng nấc, từng quy mô từ trong cơ quan công quyền ra doanh nghiệp, cộng đồng; từ quy mô toàn xã hội, tập thể, gia đình tới từng cá nhân. Kiểm soát được dịch bệnh, chung sống an toàn, điều chỉnh tích cực - làm được điều này, Việt Nam sẽ chống dịch thành công, vẫn phát triển kinh tế-xã hội trong điều kiện có dịch bệnh, đồng thời thúc đẩy những sự thay đổi, sự điều chỉnh tích cực, nhanh hơn theo hướng đúng đắn. Mong rằng các bộ ngành, địa phương cùng nhau thống nhất hành động. Mặc dù còn khó khăn, vất vả nhưng chắc chắn sẽ thành công - Phó Thủ tướng đúc kết./.

Phúc Hằng
TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Liên tiếp xảy ra 6 trận động đất tại khu vực huyện Kon Plông (Kon Tum)

Liên tiếp xảy ra 6 trận động đất tại khu vực huyện Kon Plông (Kon Tum)

Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, Viện Các khoa học Trái đất (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) thông tin, liên tiếp xảy ra 6 trận động đất tại khu vực huyện Kon Plông (Kon Tum) có độ lớn từ 2.6 đến 3.4. Trận động đất mới nhất có độ lớn 3.4 xảy ra lúc 12 giờ 32 phút 38 giây ngày 4/4 (giờ Hà Nội) có tọa độ 14.790 độ Vĩ Bắc-108.275 độ Kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 8.1 km; độ rủi ro thiên tai cấp 0.

Hai cuộc đời được tiếp nối từ nghĩa cử hiến tạng của chàng trai người Nùng

Hai cuộc đời được tiếp nối từ nghĩa cử hiến tạng của chàng trai người Nùng

Sáng 4/4, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, hai bệnh nhân được ghép thận từ chàng trai người Nùng hiến tặng đã khỏe mạnh, xuất viện về nhà sau hơn 1 tháng phẫu thuật. Đây là hai ca ghép thận từ người cho chết não đầu tiên được thực hiện tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định, đánh dấu bước tiến quan trọng trong lĩnh vực ghép tạng của đơn vị.

Ninh Thuận ưu tiên bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển bền vững

Ninh Thuận ưu tiên bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển bền vững

Xác định vai trò quan trọng của đa dạng sinh học đối với sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, tỉnh Ninh Thuận triển khai đồng bộ các giải pháp tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn. Các nỗ lực này tập trung vào việc bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên, môi trường sống, nâng cao nhận thức và sự tham gia đóng góp của cộng đồng.

áp thấp nhiệt đới, vùng áp thấp, thời tiết ngày 14/2, gió mạnh, sóng biển, ngư dân, chủ tàu thuyền, ứng phó thời tiết

Thời tiết ngày 4/4/2025: Nam Bộ có nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, dự báo ngày và đêm 4/4, khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-36 độ C, có nơi trên 36 độ C, độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 45-50%. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ vẫn rét vào sáng sớm và đêm, nhưng ngày có nơi lên đến 29 độ C.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo lý giải cách quy đổi điểm tương đương trong xét tuyển đại học

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo lý giải cách quy đổi điểm tương đương trong xét tuyển đại học

Một trong những điểm mới của Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm nay đó là, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở đào tạo sử dụng nhiều phương thức tuyển sinh phải xác định quy tắc quy đổi tương đương ngưỡng đầu vào và điểm trúng tuyển của các phương thức xét tuyển để đảm bảo công bằng, minh bạch với tất cả thí sinh. Chiều 3/4, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí để làm rõ các thông tin liên quan đến quy định này.

Giá xăng dầu tiếp tục tăng từ 15h chiều nay 3/4

Giá xăng dầu tiếp tục tăng từ 15h chiều nay 3/4

Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa quyết định điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu từ 15h chiều nay 3/4. Theo đó, giá xăng tiếp tục được điều chỉnh tăng cùng với giá dầu điêzen, dầu hoả, dầu madút.

Xác định nguyên nhân, khắc phục lúa chết bất thường cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau

Xác định nguyên nhân, khắc phục lúa chết bất thường cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau

Trước thông tin một số báo chí phản ánh, cánh đồng lúa vụ Đông Xuân của huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang ở hai bên đường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau đang thi công bị thiệt hại do công trình bơm cát đắp nền, do hai bên cao tốc không có mương thoát nước nên phèn và nước mặn tràn thấm xuống ruộng.

Yên Bái tiếp nhận 36 tỷ đồng để xóa nhà tạm

Yên Bái tiếp nhận 36 tỷ đồng để xóa nhà tạm

Chiều 2/4, Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh Yên Bái tổ chức Chương trình tiếp nhận hỗ trợ kinh phí chung tay xóa nhà tạm, dột nát năm 2025 từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép gần 5 tấn chất độc ở Lào Cai

Phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép gần 5 tấn chất độc ở Lào Cai

Chiều 2/4, Công an tỉnh Lào Cai thông tin, lực lượng chức năng của đơn vị vừa đấu tranh triệt phá thành công một đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất độc (xyanua) với số lượng lớn; tàng trữ trái phép vật liệu nổ; vi phạm quy định về khai thác tài nguyên tại huyện Văn Bàn và bắt quả tang 47 đối tượng liên quan.

Đề nghị điều tra, xử lý vụ hành hung bác sỹ tại Gia Lai

Đề nghị điều tra, xử lý vụ hành hung bác sỹ tại Gia Lai

Ngày 2/4, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có công văn gửi Giám đốc Sở Y tế Gia Lai về vụ việc bác sỹ tại đơn vị Hồi sức cấp cứu, Trung tâm Y tế huyện Chư Sê, bị hành hung ngày 31/3. Vụ việc đã gây mất an ninh, trật tự, ảnh hưởng tiêu cực công tác khám, chữa bệnh, an toàn của người bệnh và nhân viên y tế.

Quảng Nam tái định cư, chống sạt lở cho đồng bào ở vùng “trước núi sau sông”

Quảng Nam tái định cư, chống sạt lở cho đồng bào ở vùng “trước núi sau sông”

Do địa hình có độ dốc cao, sông suối chia cắt mạnh cùng với phong tục tập quán, nhiều khu dân cư của đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam nằm rải rác ở lưng chừng núi. Nhiều nơi nằm trong vùng “trước núi sau sông” hoặc “trước sông sau núi” nên thường xuyên đối mặt với nguy cơ sạt lở núi và lũ quét. Nhiều năm qua, cùng với đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Quảng Nam đã nỗ lực ứng phó hiệu quả với thiên tai, ổn định cuộc sống lâu dài cho đồng bào.

Thêm thu nhập, tăng động lực cho người dân tích cực bảo vệ rừng ở Điện Biên

Thêm thu nhập, tăng động lực cho người dân tích cực bảo vệ rừng ở Điện Biên

Nhờ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng được triển khai hiệu quả, tỷ lệ che phủ rừng tại Điện Biên đã liên tục tăng trong những năm qua. Chính sách này không những nâng cao được trách nhiệm của người dân đối với quản lý, bảo vệ rừng mà còn còn góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, cải thiện cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số.

Bạc Liêu tập trung xóa nhà tạm, nhà dột nát cho 3 nhóm đối tượng

Bạc Liêu tập trung xóa nhà tạm, nhà dột nát cho 3 nhóm đối tượng

Chung tay cùng cả nước, tỉnh Bạc Liêu đã huy động tối đa nguồn lực từ sự hỗ trợ của các ban, bộ, ngành Trung ương, doanh nghiệp, nhà hảo tâm, triển khai thực hiện chương trình “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát”, góp phần mang lại “mái ấm” kiên cố cho người dân trong tỉnh vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Kiểm tra hiện trường, xử lý hố sụt lớn trên quốc lộ 3B

Kiểm tra hiện trường, xử lý hố sụt lớn trên quốc lộ 3B

Ngày 1/4, Giám đốc Ban Quản lý, Bảo trì công trình đường bộ Bắc Kạn (Sở Xây dựng tỉnh Bắc Kạn) Phùng Đức Hạnh cho biết, để đảm bảo an toàn cho người và các phượng tiện tham gia giao thông, đặc biệt là dân sinh sống gần khu vực sụt lún, Sở Xây dựng tỉnh Bắc Kạn đã đề nghị UBND huyện Na Rì chỉ đạo, tuyên truyền cho người dân không đi lại, chăn thả gia súc vào gần khu vực sụt lún, đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản; theo dõi và tuyên truyền cho người dân sống gần khu vực sụt lún; nếu hố lún tiếp tục phát triển và mở rộng thêm, mất an toàn cho người dân sống trong khu vực, phải có phương án di dời người dân.

Tri ân các Anh hùng, Liệt sĩ Thông tấn xã Giải phóng

Tri ân các Anh hùng, Liệt sĩ Thông tấn xã Giải phóng

Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), ngày 1/4, Đoàn nguyên cán bộ là phóng viên chiến trường của Thông tấn xã Giải phóng (nay là Thông tấn xã Việt Nam) tổ chức chương trình về nguồn và Lễ dâng hương tri ân các Anh hùng, Liệt sỹ tại Khu di tích Thông tấn xã Giải phóng: Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát (xã Tân Bình, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh).

Lời cảnh tỉnh từ cạm bẫy “việc nhẹ, lương cao”

Lời cảnh tỉnh từ cạm bẫy “việc nhẹ, lương cao”

Lực lượng chức năng tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ đưa 3 công dân trú tại xã Đăk Na (huyện Tu Mơ Rông) về nhà an toàn vào ngày 24/3, sau khi bị lừa sang Campuchia với chiêu trò “việc nhẹ, lương cao”. Đây chính là lời cảnh tỉnh cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số khi nhẹ dạ, cả tin theo những lời mời gọi hấp dẫn của các đối tượng lừa đảo.

Cháy xe chở dầu trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai khiến 2 người thương vong

Cháy xe chở dầu trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai khiến 2 người thương vong

Ông Lê Đức Bình, Đội trưởng Đội vận hành số 2, Trung tâm Điều hành đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai cho biết, vào 7 giờ ngày 1/4, tại Km 124+500 trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai, thuộc địa phận xã Y Can, huyện Trấn Yên (Yên Bái) xảy ra vụ cháy xe chở dầu khiến một người tử vong, một người bị thương và xe ô tô bị cháy rụi.

Miền núi Khánh Hòa - nghèo đã là chuyện cũ (Bài 2)

Miền núi Khánh Hòa - nghèo đã là chuyện cũ (Bài 2)

Chính thức thoát khỏi danh sách huyện nghèo toàn quốc giai đoạn 2021 - 2025 vào đầu năm 2025, hai huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh đã có định hướng quan trọng để phát triển thành các tiểu đô thị sinh thái núi rừng, phát triển nông nghiệp cây trồng có giá trị cao gắn với bản sắc văn hóa truyền thống.

Miền núi Khánh Hòa - nghèo đã là chuyện cũ (Bài 1)

Miền núi Khánh Hòa - nghèo đã là chuyện cũ (Bài 1)

Tháng 2/2025, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công bố 2 huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh thoát nghèo. Đây là kết quả, thành tích lớn của toàn hệ thống chính trị tỉnh Khánh Hòa sau chặng đường dài nỗ lực. 

​Thời tiết ngày 1/4/2025: Bắc Bộ ấm lên

​Thời tiết ngày 1/4/2025: Bắc Bộ ấm lên

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, không khí lạnh suy yếu dần khiến Bắc Bộ đang tăng nhiệt. Dự báo ngày và đêm 1/4, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét, có nơi rét đậm dưới 13 độ C, kèm với có mưa vài nơi.