Trung tâm huyện Di Linh. |
Huyện đẩy mạnh phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, thực hiện thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện từng vùng, trong đó, tập trung phát triển các loại cây trồng chủ lực là cà phê và chè. Mỗi năm, huyện phấn đấu chuyển đổi, thay thế từ 1.000 - 1.500 ha cà phê thoái hóa, năng suất thấp bằng giống mới chất lượng cao.
Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Di Linh làm thủ tục cho đồng bào vay vốn sản xuất với lãi suất ưu đãi.
|
Trong sản xuất lâm nghiệp, ngoài diện tích rừng do các đơn vị trực tiếp quản lý, Di Linh còn giao khoán cho các hộ quản lý, bảo vệ gần 40.000 ha rừng, duy trì độ che phủ rừng ổn định trên 57%, đồng thời tạo thu nhập từ rừng cho đồng bào.Lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án, huyện tập trung xây dựng, nâng cấp hệ thống giao thông, các công trình hồ đập, kênh mương thủy lợi; hỗ trợ các hộ nghèo, cận nghèo phát triển trồng trọt, chăn nuôi, nghề truyền thống. Hàng năm, huyện giải quyết việc làm cho trên 3.000 lao động.
Nhân rộng mô hình sản xuất cà phê bền vững gắn với xây dựng và quảng bá thương hiệu cà phê Di Linh.
|
Nhờ thực hiện hiệu quả, đồng bộ các chính sách dân tộc, năm 2015, thu nhập bình quân trong huyện đạt 37,4 triệu đồng/người, tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số hiện còn 4,96%.
Mô hình nuôi cá bè đã giúp nhiều hộ đồng bào trong huyện có thu nhập cao. |
Để đảm bảo lương thực tại chỗ, huyện đã hỗ trợ đồng bào khai hoang mở rộng diện tíchtrồng lúa nước.
|
Công tác giáo dục, nâng cao dân trí cho con em đồng bào dân tộc được quan tâm. |
Mạng lưới y tế cơ sở của huyện từng bước nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe đồng bào.
|