“Để Đề án đạt mục tiêu, trước tiên cần tập trung vào xây dựng cơ chế chính sách, các văn bản hướng dẫn lập kế hoạch triển khai”, Thứ trưởng Trần Văn Tùng nhấn mạnh.
Đồng tình với quan điểm này, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông cũng cho rằng, trước hết “phải tạo hành lang pháp lý để thu hút dòng vốn tư nhân cho doanh nghiệp khởi nghiệp”, đồng thời “phải có nhận thức đúng về khởi nghiệp, về hệ sinh thái khởi nghiệp cũng như khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”. Khi có cùng một nền nhận thức, chúng ta sẽ hiểu và xác định được những gì mà doanh nghiệp khởi nghiệp cần, vai trò tham gia của Nhà nước đến đâu và tư nhân sẽ làm gì, Thứ trưởng Đặng Huy Đông khẳng định.
Hiện nay, phong trào khởi nghiệp đã diễn ra rộng khắp trên cả nước và được nhiều Bộ, ngành, địa phương quan tâm. Điểm nhấn và cũng là điểm khác biệt của Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 (được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 18/5/2016 và giao cho Bộ KH&CN chủ trì) là hoạt động khởi nghiệp sẽ gắn với đổi mới sáng tạo, dựa trên tài sản trí tuệ để tạo sự tăng trưởng nhanh, chuyển đổi mô hình tăng trưởng dựa trên trí tuệ con người thông qua đổi mới sáng tạo, có đơn vị trung gian để kết nối nhà đầu tư với doanh nghiệp khởi nghiệp.
Trên cơ sở góp ý tại Phiên họp đầu tiên, Bộ KH&CN đã xây dựng Quy chế hoạt động của Ban Điều hành, trong đó đề xuất thành lập Văn phòng Đề án - bộ phận giúp việc thường xuyên cho Ban Điều hành. Tại cuộc họp lần này, các đại biểu tiếp tục bàn về Quy chế hoạt động của Ban Điều hành để hoàn thiện, trình Bộ trưởng Bộ KH&CN xem xét và quyết định. Các đại biểu cũng thảo luận về Kế hoạch triển khai tổng thể của Đề án, theo đó, trong thời gian tới sẽ tập trung triển khai các nhiệm vụ như: Hỗ trợ nâng cao năng lực cho các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST; Liên kết các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST; Sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách cho phù hợp với việc hoạt động, hỗ trợ và đầu tư cho khởi nghiệp ĐMST.
Nhận xét về Kế hoạch triển khai, ông Trương Gia Bình (Tập đoàn FPT) cho rằng, nhiệm vụ trước mắt sẽ rất khó khăn, thách thức cũng không nhỏ. Theo ông, Bộ KH&CN cần có vai trò “khuấy động” phong trào khởi nghiệp ĐMST. Đồng quan điểm với lãnh đạo Tập đoàn FPT, đại diện của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cũng đề nghị “Bộ KH&CN cần có mô hình mẫu về hoạt động khởi nghiệp ĐMST”, đồng thời đề nghị Bộ KH&CN “phối hợp chặt chẽ với Trung ương Đoàn để hoạt động khởi nghiệp của Đoàn Thanh niên đi đúng định hướng”.
Ban Điều hành Đề án dự kiến sẽ họp định kỳ vào quý I và quý IV hằng năm để thông qua Kế hoạch và đánh giá kết quả triển khai thực hiện; thông qua Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện trong năm và Kế hoạch tổng thể triển khai các hoạt động trong năm kế tiếp của Đề án.
Đồng tình với quan điểm này, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông cũng cho rằng, trước hết “phải tạo hành lang pháp lý để thu hút dòng vốn tư nhân cho doanh nghiệp khởi nghiệp”, đồng thời “phải có nhận thức đúng về khởi nghiệp, về hệ sinh thái khởi nghiệp cũng như khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”. Khi có cùng một nền nhận thức, chúng ta sẽ hiểu và xác định được những gì mà doanh nghiệp khởi nghiệp cần, vai trò tham gia của Nhà nước đến đâu và tư nhân sẽ làm gì, Thứ trưởng Đặng Huy Đông khẳng định.
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Bộ KH&CN |
Hiện nay, phong trào khởi nghiệp đã diễn ra rộng khắp trên cả nước và được nhiều Bộ, ngành, địa phương quan tâm. Điểm nhấn và cũng là điểm khác biệt của Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 (được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 18/5/2016 và giao cho Bộ KH&CN chủ trì) là hoạt động khởi nghiệp sẽ gắn với đổi mới sáng tạo, dựa trên tài sản trí tuệ để tạo sự tăng trưởng nhanh, chuyển đổi mô hình tăng trưởng dựa trên trí tuệ con người thông qua đổi mới sáng tạo, có đơn vị trung gian để kết nối nhà đầu tư với doanh nghiệp khởi nghiệp.
Trên cơ sở góp ý tại Phiên họp đầu tiên, Bộ KH&CN đã xây dựng Quy chế hoạt động của Ban Điều hành, trong đó đề xuất thành lập Văn phòng Đề án - bộ phận giúp việc thường xuyên cho Ban Điều hành. Tại cuộc họp lần này, các đại biểu tiếp tục bàn về Quy chế hoạt động của Ban Điều hành để hoàn thiện, trình Bộ trưởng Bộ KH&CN xem xét và quyết định. Các đại biểu cũng thảo luận về Kế hoạch triển khai tổng thể của Đề án, theo đó, trong thời gian tới sẽ tập trung triển khai các nhiệm vụ như: Hỗ trợ nâng cao năng lực cho các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST; Liên kết các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST; Sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách cho phù hợp với việc hoạt động, hỗ trợ và đầu tư cho khởi nghiệp ĐMST.
Nhận xét về Kế hoạch triển khai, ông Trương Gia Bình (Tập đoàn FPT) cho rằng, nhiệm vụ trước mắt sẽ rất khó khăn, thách thức cũng không nhỏ. Theo ông, Bộ KH&CN cần có vai trò “khuấy động” phong trào khởi nghiệp ĐMST. Đồng quan điểm với lãnh đạo Tập đoàn FPT, đại diện của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cũng đề nghị “Bộ KH&CN cần có mô hình mẫu về hoạt động khởi nghiệp ĐMST”, đồng thời đề nghị Bộ KH&CN “phối hợp chặt chẽ với Trung ương Đoàn để hoạt động khởi nghiệp của Đoàn Thanh niên đi đúng định hướng”.
Ban Điều hành Đề án dự kiến sẽ họp định kỳ vào quý I và quý IV hằng năm để thông qua Kế hoạch và đánh giá kết quả triển khai thực hiện; thông qua Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện trong năm và Kế hoạch tổng thể triển khai các hoạt động trong năm kế tiếp của Đề án.