Hỗ trợ nông dân Yên Bái cải tạo đất sản xuất nông nghiệp sau bão Yagi

Hỗ trợ nông dân Yên Bái cải tạo đất sản xuất nông nghiệp sau bão Yagi

Ngày 13/3, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) phối hợp với Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc (FAO) tại Việt Nam tổ chức hỗ trợ tài chính cho các hộ gia đình tham gia cải tạo đất sản xuất nông nghiệp bị vùi lấp sau bão Yagi ở huyện Trấn Yên (Yên Bái). Hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ khẩn cấp cho các nông hộ nhỏ dễ bị tổn thương, mất khả năng đảm bảo an ninh lương thực do ảnh hưởng của lũ lụt bởi bão Yagi tại khu vực phía Bắc do Tổ chức FAO tại Việt Nam tài trợ.

Vùng chảo lửa huyện Krông Pa (Gia Lai) phát triển vùng chuyên canh mía. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN

Gia Lai tạo thuận lợi thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Theo ông Đoàn Ngọc Có, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai, toàn tỉnh hiện có hơn 845.000 ha đất sản xuất nông nghiệp thích hợp với nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao thuộc nhóm mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Đây là điểm mạnh thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư lĩnh vực nông nghiệp trong và ngoài nước.
Góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) tại Quảng Nam: Kéo dài thời hạn đất sản xuất nông nghiệp ở miền núi

Góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) tại Quảng Nam: Kéo dài thời hạn đất sản xuất nông nghiệp ở miền núi

Tại tỉnh Quảng Nam, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã và đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ các cấp chính quyền, cơ quan chức năng, chuyên gia cũng như đông đảo tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. Nhiều ý kiến đề xuất cho thấy tính bức thiết cần phải điều chỉnh, sửa đổi luật để đưa chính sách pháp luật đất đai sát hơn với thực tiễn đời sống…
Hộ nông dân Hoàng Văn Trào ở xã Tích Giang, huyện Phúc Thọ (Hà Nội) chuyển đổi hơn 1.000 mét vuông đất lúa kém hiệu quả kinh tế sang trồng hoa cây cảnh trong nhà lưới cho thu nhập hơn 500 triệu đồng/sào/năm.

Phúc Thọ có trên 1.719 ha cây trồng cho giá trị kinh tế cao

Huyện Phúc Thọ (Hà Nội) vừa qua đã chuyển đổi được trên 1.719 ha đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng cho năng suất và giá trị kinh tế cao. Qua đó đã hình thành các vùng chuyên canh hoa cây cảnh, vùng chuyên canh cây ăn quả, vùng chuyên canh rau phù hợp với từng địa phương, đem lại hiệu quả kinh tế ổn định từ 300 đến 500 triệu đồng/ha/năm.