Ông Lê Trọng Yên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông vừa ký văn bản yêu cầu các ngành chức năng, đơn vị, địa phương tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng dịp lễ, Tết. Qua đó, chủ động ngăn chặn các hành vi vi phạm lâm luật, giảm thiểu thiệt hại về rừng trong thời điểm lễ, Tết và cùng với đó là bắt đầu cao điểm mùa khô.
Theo thống kê của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk, 11 tháng của năm 2024, lực lượng kiểm lâm lập biên bản, xử lý 1.010 vụ vi phạm lâm luật (tăng 26 vụ so với cùng kỳ năm trước), đã xử lý 961 vụ, trong đó, xử lý hành chính 951 vụ, xử lý hình sự 10 vụ; tịch thu trên 260m3 gỗ và 192 phương tiện các loại. Tổng số tiền nộp ngân sách hơn 1,5 tỷ đồng.
Thời gian gần đây, tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy diễn biến phức tạp trên lâm phần của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp Krông Bông (Công ty Lâm nghiệp Krông Bông). Mặc dù, chính quyền địa phương và chủ rừng đã triển khai nhiều biện pháp ngăn chặn nhưng vẫn chưa thể “hạ nhiệt” tình hình. Trong khi đó, việc phá rừng, lấn chiếm đất rừng diễn ra ngày càng tinh vi, âm ỉ kéo dài khiến tài nguyên rừng luôn đứng trước nguy cơ bị xâm hại.
Tiếp tục Chương trình kỳ họp, sáng 13/11, Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy trình bày trước Quốc hội dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Từ ngày 17/11, đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở Bình Định không có đất ở hoặc thiếu đất ở so với hạn mức giao đất thì được giao đất theo hạn mức giao đất ở do UBND tỉnh quy định hoặc được chuyển mục đích sử dụng đất từ loại đất khác (trừ đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng) đang sử dụng hợp pháp sang đất ở trong hạn mức giao đất theo quy định của pháp luật về đất đai và được miễn tiền sử dụng đất đối với địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Đây là một nội dung quan trọng của Nghị quyết Về Chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở tỉnh Bình Định vừa được HĐND tỉnh thông qua.
Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum vừa thông qua 12 nghị quyết chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh. Đây được xem là giải pháp để các chủ đầu tư có thể thực hiện các dự án trong bối cảnh tỉnh Kon Tum đang có tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công ở mức khá thấp so với bình quân chung của cả nước, khi đến hết tháng 8, tỉnh này mới giải ngân được hơn 32%.
Ngày 16/5, tại tỉnh Quảng Trị, Đoàn khảo sát của Ủy ban Kinh tế Quốc hội do ông Nguyễn Minh Sơn, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với đại diện các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi về mục đích chuyển đổi sử dụng rừng, đất rừng, đất lúa của Dự án cao tốc đường bộ Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.
Không sử dụng đất rừng đặc dụng, rừng ngập mặn và các khu vực lấn biển để phát triển công nghiệp; không khuyến khích thu hút đầu tư đối với những dự án công nghệ thấp, không thân thiện môi trường; không khuyến khích thu hút các dự án thâm dụng lao động, nguồn nước, nguồn năng lượng, mất an ninh trật tự… Đây là ý kiến chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh tại cuộc họp giao ban mới đây.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký ban hành Quyết định số 10/2022/QĐ-TTg quy định về trình tự, thủ tục chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 2 vụ trở lên với quy mô dưới 500 ha; đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ đầu nguồn dưới 50 ha thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho HĐND 4 tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An và Cần Thơ tại các Nghị quyết được Quốc hội khóa XV thông qua.
Lợi dụng dịp nghỉ Tết Dương lịch 2022 và sự buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương, trong những ngày qua, nhiều đối tượng đã ồ ạt đào đất rừng ở thôn Chấp Bắc, xã Vĩnh Chấp, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị rồi vận chuyển ra khỏi địa bàn để bán cho những người có nhu cầu san lấp mặt bằng.
Hàng trăm diện tích cao su vô chủ mọc trên đất rừng đã nhiều năm, qua 3 "đời" Trưởng ban Ban Quản lý rừng phòng hộ… nhưng vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
Tỉnh Phú Yên đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp quản lý bảo vệ rừng. Mặc dù vậy, tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp vẫn xảy ra, hủy hoại, gây thất thoát tài nguyên, tạo nhiều bức xúc trong dư luận. Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh cần được quan tâm đúng mức để rừng không còn bị chảy máu, đồng thời, phát huy hiệu quả tài nguyên rừng, đất rừng.
Chiều 6/11, tiếp tục chương trình chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 10 của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội chất vấn liên quan đến các lĩnh vực Bộ quản lý.
Ngày 5/11, tại giao ban báo chí của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lâm Đồng, ông Nguyễn Vĩnh Phúc, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo đề nghị UBND huyện Lạc Dương khẩn trương vào cuộc điều tra làm rõ thông tin đồi thông, nằm trong Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà (thuộc địa giới hành chính thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương) bị cày xới.
Để đồng bào tái định cư thủy điện Tuyên Quang ổn định cuộc sống, Nhà nước đã có chính sách giao đất lâm nghiệp cho các hộ di dân. Tuy nhiên, tại thôn Bản Ba 2, Bản Ba 1, xã Trung Hà, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) xuất hiện tình trạng, hàng chục hộ dân vô tình trở thành "con nợ" từ khi được giao đất rừng để sản xuất.