Ngày 17/2, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Nông xác nhận vừa ban hành quyết định thi hành kỷ luật Đảng bằng hình thức khiển trách đối với 3 đảng viên và 1 tổ chức Đảng.
Chiều 4/2, bờ sông nhà Lê (đoạn chảy qua thôn Đoài Đông, xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) xuất hiện tình trạng sạt lở nghiêm trọng với chiều dài khoảng 40 mét, gây ảnh hưởng đến đất đai và tài sản của người dân sống quanh khu vực.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định các trường hợp khác được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định tại khoản 2 Điều 157 Luật Đất đai và sửa đổi, bổ sung một số nội dung về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, quỹ phát triển đất tại Nghị định số 103/2024/NĐ-CP và Nghị định số 104/2024/NĐ-CP của Chính phủ.
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh, một trong những mục tiêu quan trọng nhất của Bộ Xây dựng trong thời gian tới là triển khai Đề án 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội. Đây là một phần trong chiến lược phát triển nhà ở xã hội, giúp giải quyết vấn đề thiếu hụt nhà ở cho người dân có thu nhập thấp và trung bình.
Trong tháng 8/2024, có nhiều chính sách mới quan trọng ảnh hưởng lớn đến người dân cả nước như các nghị định quy định về giá đất; về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất...
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt của ngành nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt. Tuy nhiên, diện tích đất đang bị thoái hoá, suy kiệt do canh tác quá mức hoặc ảnh hưởng biến đổi khí hậu ngày càng lớn, cần có giải pháp để cải thiện “sức khoẻ” cho đất.
Ông Hồ Văn Mười, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông cho biết, việc đẩy nhanh tiến độ các công trình đầu tư công trong năm 2023 đã gặp quá nhiều khó khăn, vướng mắc liên quan tới vấn đề đất đai, quy hoạch; trong đó, vướng mắc lớn nhất là quy hoạch bô xít.
Tiếp tục chương trình phiên họp giữa hai đợt của Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, sáng 16/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp cho ý kiến về dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì phiên họp.
Từ năm 2019, hàng chục hộ dân xã Tú Lý, huyện Đà Bắc (Hòa Bình) đã nộp hàng trăm triệu đồng cho chính quyền UBND xã và Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh nhưng đến nay họ vẫn chưa nhận được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp.
Theo chương trình làm việc Kỳ họp thứ 5, Quốc hội dành cả ngày 21/6 để thảo luận ở hội trường về dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện gồm 16 chương, 263 điều, trong đó tăng 5 mục (mục 3 Chương IV, mục 1 Chương VII; mục 1, 2, 3 chương XVI), bổ sung mới 40 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến nhân dân. Liên quan đến nội dung này, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân đã có cuộc trao đổi với báo chí.
Tiếp tục Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, chiều 30/10, Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu; đồng thời nhấn mạnh “ba ranh giới” và “bốn khu vực” trong quy hoạch sử dụng đất đai.
Mới đây, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã ban hành Quyết định 1686/QĐ-BTNMT về công bố thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính được; thủ tục hành chính thay thế trong lĩnh vực đất đai thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Bộ.
Ngày 25/8, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo “Quan điểm và định hướng quản lý, sử dụng đất đai ở Việt Nam trong bối cảnh mới”.
Quy hoạch phát triển bền vững phải gắn với việc khai thác hợp lý tài nguyên, đảm bảo quá trình tái tạo tự nhiên, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, quy hoạch cả tầng ngầm, mặt đất và trên không, gắn với quy hoạch đô thị, mật độ và hệ số sử dụng đất. Do đó, việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất đòi hỏi phải có một tầm nhìn dài hạn và tuân thủ các nguyên tắc phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, thích ứng biến đổi khí hậu.
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, vấn đề quản lý và sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên, được nhấn mạnh với nhiều nội dung quan trọng. Trong đó, định hướng là khai thác, sử dụng và quản lý hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, nhất là việc xác định cơ cấu đất đai, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả. Do đó, việc tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 31/10/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về "Tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa" là hết sức cần thiết, qua đó tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai, nhằm phát huy hiệu quả nguồn lực đất đai đối với sự phát triển đất nước trong thời gian tới.
Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật. Nghị quyết 19-NQ/TW ngày 31/10/2012 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về "Tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hóa theo hướng hiện đại" đã chỉ rõ định hướng tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước.
Ngày 28/6, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Ban Cán sự Đảng Tòa án nhân dân tối cao tổ chức Hội thảo “Tổng kết thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI: Thực trạng vi phạm pháp luật về đất đai và kiến nghị sửa đổi chính sách, pháp luật về đất đai".
Tại hội nghị Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 30-NQ/TW của Bộ Chính trị về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp, sáng 18/11, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, các bộ, ngành, địa phương, đơn vị tập trung chỉ đạo thực hiện và hoàn thành việc sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp trong năm 2020.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu đề xuất sửa đổi Luật Đất đai năm 2013.
Những năm gần đây, đồng bào Vân Kiều, Pa Cô ở huyện miền núi Hướng Hóa và ĐaKrông, tỉnh Quảng Trị đã biết khai thác tiềm năng đất đai, trồng các loại cây, đặc biệt là cây sắn, nên hầu như gia đình nào cũng có thu nhập ổn định, nhiều hộ trở nên giàu có.