Ngày 24/2, tại Buôn Đung, xã Ninh Tây, thị xã Ninh Hòa (tỉnh Khánh Hòa), hàng trăm đồng bào dân tộc Ê Đê đã cùng tham dự Lễ hội cúng Bến nước Buôn Đung theo phong tục cổ truyền.
Nhân "Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam" năm 2024, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Ê Đê đến từ tỉnh Đắk Lắk đã mang đến những sắc màu văn hóa trên cao nguyên Đắk Lắk, rộn ràng, say đắm lòng du khách.
Trong khuôn khổ các hoạt động nhân "Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” năm 2024, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Ê đê đến từ tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức tái hiện nghi thức rước rể độc đáo của dân tộc mình.
Lễ hội cúng Bến nước đã tồn tại lâu đời, là một nét đẹp truyền thống của người dân tộc Ê Đê tại Buôn Đung, xã Ninh Tây, thị xã Ninh Hòa (tỉnh Khánh Hòa). Đây là nghi lễ truyền thống, biểu hiện lòng biết ơn và kính trọng của dân làng đối với Thần nước, mang lại may mắn và cầu nguyện cho mùa màng thuận lợi, cầu mong sức khỏe dồi dào cho cộng đồng. Lễ hội thường diễn ra vào tháng Giêng hằng năm.
Từ bao đời nay, nghề dệt thổ cẩm đã ăn sâu vào tiềm thức của người phụ nữ và là nét đẹp trong văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Ê đê. Tâm huyết với nghề dệt thổ cẩm truyền thống, bà H’Blong Knul ở buôn Ja, xã Ea Trul, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk đã nỗ lực giữ gìn, thổi "lửa" đam mê giữ nghề dệt cho bà con tại địa phương.
Chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4) năm 2023, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Ê Đê đến từ tỉnh Đắk Lắk đã tái hiện trích đoạn Lễ cúng ché độc đáo của dân tộc mình.
Đối với đồng bào các dân tộc M'nông, Mạ, Ê đê... nói riêng và đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung, dệt thổ cẩm là một nghề thủ công truyền thống và luôn gắn liền với cuộc sống, sinh hoạt trở thành nét tinh hoa đặc sắc. Bằng tình yêu, tâm huyết với nghề, nhiều nghệ nhân vẫn nỗ lực gìn giữ, duy trì và tìm đầu ra cho sản phẩm thổ cẩm.
Trăn trở khi thấy nghề dệt thổ cẩm truyền thống có nguy cơ bị mai một, bà H’Yam Bkrông (sinh năm 1965), buôn Tơng Jú, xã Ea Kao, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, đã khởi xướng thành lập Hợp tác xã Dệt thổ cẩm Tơng Bông. Đến nay, sau 17 năm thành lập và phát triển, hợp tác xã có đầu ra ổn định, giữ gìn được nghề truyền thống của dân tộc Êđê, giúp nâng cao đời sống hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số tại chỗ.
Người Ê Đê là cư dân đã có mặt lâu đời ở miền trung Tây nguyên. Dấu vết về nguồn gốc hải đảo của dân tộc Ê Đê đã phản ánh lên từ các sử thi và trong nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật tạo hình dân gian. Cho đến nay, cộng đồng Ê Đê vẫn còn là một xã hội đang tồn tại những truyền thống đậm nét mẫu hệ ở nước ta.
Một cô gái đã “nhắm” một chàng trai nào đó, sẽ nhờ ông mối đem chiếc vòng đồng sang nhà trai để hỏi chồng. Chàng trai thấy "ưng bụng" thì sờ tay vào chiếc vòng đồng ấy, rồi làm lễ nhận vòng. Khi đó họ có quyền tìm hiểu nhau trước khi đi đến hôn nhân…