Cụ thể, tỉnh hỗ trợ 391.691 người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; 11.285 người có công với cách mạng và thân nhân đang hưởng trợ cấp hàng tháng; 44.500 đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp hàng tháng; còn lại là những lao động không có giao kết hợp đồng, không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, lao động trong doanh nghiệp bị ảnh hưởng và hộ kinh doanh có doanh thu dưới 100 triệu đồng. Kinh phí hỗ trợ các nhóm đối tượng gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 ở Đắk Lắk ước khoảng 700 tỷ đồng.
Các địa phương đang tích cực rà soát, lập danh sách người được hỗ trợ. Đến ngày 7/5 đã có 12/15 đơn vị cấp huyện hoàn thành việc rà soát, lập danh sách đối tượng người có công; 9/15 đơn vị cấp huyện hoàn thành việc rà soát, lập danh sách đối tượng bảo trợ xã hội gửi về Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh và đã trình UBND tỉnh để phê duyệt. Theo kế hoạch, đến ngày 10/5, tỉnh Đắk Lắk sẽ hoàn thành việc lập danh sách 3 nhóm đối tượng là người có công với cách mạng, bảo trợ xã hội và hộ nghèo, hộ cận nghèo. Việc chi trả cho đối tượng người có công với cách mạng sẽ giao về cho Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội cấp huyện thực hiện; các đối tượng thuộc diện được hỗ trợ còn lại sẽ được chi trả qua bưu điện.
Theo ông Trần Phú Hùng, việc hỗ trợ các đối tượng gặp khó khăn do dịch COVID-19 ở Đắk Lắk đang được thực hiện khẩn trương, tuy nhiên khâu rà soát vẫn phải đảm bảo tính chặt chẽ, đúng đối tượng, tránh trùng lặp. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 42, dưới Ban Chỉ đạo có tổ thẩm định, tổ kiểm tra và các phòng chuyên môn tham gia vào việc rà soát, thẩm định, lọc toàn bộ danh sách do các địa phương gửi lên. Để công tác chi trả hoàn thành trong thời gian sớm nhất, trong các ngày cuối tuần và ngày nghỉ lễ, Sở đã cử cán bộ trực, thẩm định danh sách do các địa phương gửi lên.
Tuy nhiên, hiện nay việc rà soát, xác định và phân loại đối tượng được hưởng trợ cấp do bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 gặp nhiều khó khăn, vì thời gian triển khai nghị quyết ngắn mà số lượng đối tượng được hưởng hỗ trợ nhiều, có nhiều loại đối tượng. Riêng đối tượng hộ nghèo và cận nghèo cần phải rà soát thêm một lần nữa, rà từng hộ, từng khẩu để tránh trùng lặp. Đối với 1.405 người bán vé số trên địa bàn tỉnh đã được UBND tỉnh hỗ trợ 450 ngàn đồng/người sẽ được rà soát theo quy định của Nghị quyết 42 (mức 1 triệu đồng/người/tháng) để cấp bù số tiền chênh lệch theo quy định.
Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk kêu gọi, để việc triển khai Nghị quyết 42 đảm bảo đúng tiến độ và đúng đối tượng, ngoài trách nhiệm của các đơn vị và địa phương, người dân cần chủ động liên hệ với chính quyền địa phương để đăng ký kê khai các thông tin theo đúng biểu mẫu quy định để được hỗ trợ kịp thời. Qua thực tế, nhiều người dân chưa tiếp cận hoặc chưa biết đầy đủ về Nghị quyết 42 của Chính phủ, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk cung cấp số điện thoại giải đáp thắc mắc của người dân và hỗ trợ các địa phương gặp khó khăn trong quá trình rà soát. Đối tượng người có công có thắc mắc liên hệ số điện thoại 0262.3950348 hoặc 0914.086.868 (ông Lê Hải Lý). Đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo, hộ cận nghèo có thắc mắc liên hệ số điện thoại 0262.3950344 hoặc 0818.639.999 (ông Nguyễn Duy Tuyết). Đối tượng người lao động, hộ kinh doanh, người sử dụng lao động liên hệ số điện thoại 0262.3950339 hoặc 0933.927.759 (bà Trần Thị Minh Lý). Hoặc tất cả các đối tượng liên hệ tổng đài 111 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội để được tư vấn, giải đáp thắc mắc.
Phát biểu tại phiên họp thường kỳ tháng 4/2020 của UBND tỉnh Đắk Lắk vào ngày 6/5, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị nhấn mạnh: Việc thẩm tra, rà soát các đối tượng được hỗ trợ theo Nghị quyết 42 phải được thực hiện chặt chẽ, tránh trùng lặp đối tượng. Đối tượng nào thuộc diện 2 chế độ thì nhận chế độ cao hơn theo quy định. Hai nhóm đối tượng là người có công với cách mạng và bảo trợ xã hội cơ bản đã có danh sách, cần được chi trả sớm. Việc chi trả phải cẩn thận, tránh trường hợp lợi dụng chính sách, nếu có sai phạm xảy ra thì một ngàn đồng cũng phải xử lý nghiêm.
Các địa phương đang tích cực rà soát, lập danh sách người được hỗ trợ. Đến ngày 7/5 đã có 12/15 đơn vị cấp huyện hoàn thành việc rà soát, lập danh sách đối tượng người có công; 9/15 đơn vị cấp huyện hoàn thành việc rà soát, lập danh sách đối tượng bảo trợ xã hội gửi về Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh và đã trình UBND tỉnh để phê duyệt. Theo kế hoạch, đến ngày 10/5, tỉnh Đắk Lắk sẽ hoàn thành việc lập danh sách 3 nhóm đối tượng là người có công với cách mạng, bảo trợ xã hội và hộ nghèo, hộ cận nghèo. Việc chi trả cho đối tượng người có công với cách mạng sẽ giao về cho Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội cấp huyện thực hiện; các đối tượng thuộc diện được hỗ trợ còn lại sẽ được chi trả qua bưu điện.
Theo ông Trần Phú Hùng, việc hỗ trợ các đối tượng gặp khó khăn do dịch COVID-19 ở Đắk Lắk đang được thực hiện khẩn trương, tuy nhiên khâu rà soát vẫn phải đảm bảo tính chặt chẽ, đúng đối tượng, tránh trùng lặp. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 42, dưới Ban Chỉ đạo có tổ thẩm định, tổ kiểm tra và các phòng chuyên môn tham gia vào việc rà soát, thẩm định, lọc toàn bộ danh sách do các địa phương gửi lên. Để công tác chi trả hoàn thành trong thời gian sớm nhất, trong các ngày cuối tuần và ngày nghỉ lễ, Sở đã cử cán bộ trực, thẩm định danh sách do các địa phương gửi lên.
Tuy nhiên, hiện nay việc rà soát, xác định và phân loại đối tượng được hưởng trợ cấp do bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 gặp nhiều khó khăn, vì thời gian triển khai nghị quyết ngắn mà số lượng đối tượng được hưởng hỗ trợ nhiều, có nhiều loại đối tượng. Riêng đối tượng hộ nghèo và cận nghèo cần phải rà soát thêm một lần nữa, rà từng hộ, từng khẩu để tránh trùng lặp. Đối với 1.405 người bán vé số trên địa bàn tỉnh đã được UBND tỉnh hỗ trợ 450 ngàn đồng/người sẽ được rà soát theo quy định của Nghị quyết 42 (mức 1 triệu đồng/người/tháng) để cấp bù số tiền chênh lệch theo quy định.
Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk kêu gọi, để việc triển khai Nghị quyết 42 đảm bảo đúng tiến độ và đúng đối tượng, ngoài trách nhiệm của các đơn vị và địa phương, người dân cần chủ động liên hệ với chính quyền địa phương để đăng ký kê khai các thông tin theo đúng biểu mẫu quy định để được hỗ trợ kịp thời. Qua thực tế, nhiều người dân chưa tiếp cận hoặc chưa biết đầy đủ về Nghị quyết 42 của Chính phủ, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk cung cấp số điện thoại giải đáp thắc mắc của người dân và hỗ trợ các địa phương gặp khó khăn trong quá trình rà soát. Đối tượng người có công có thắc mắc liên hệ số điện thoại 0262.3950348 hoặc 0914.086.868 (ông Lê Hải Lý). Đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo, hộ cận nghèo có thắc mắc liên hệ số điện thoại 0262.3950344 hoặc 0818.639.999 (ông Nguyễn Duy Tuyết). Đối tượng người lao động, hộ kinh doanh, người sử dụng lao động liên hệ số điện thoại 0262.3950339 hoặc 0933.927.759 (bà Trần Thị Minh Lý). Hoặc tất cả các đối tượng liên hệ tổng đài 111 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội để được tư vấn, giải đáp thắc mắc.
Phát biểu tại phiên họp thường kỳ tháng 4/2020 của UBND tỉnh Đắk Lắk vào ngày 6/5, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị nhấn mạnh: Việc thẩm tra, rà soát các đối tượng được hỗ trợ theo Nghị quyết 42 phải được thực hiện chặt chẽ, tránh trùng lặp đối tượng. Đối tượng nào thuộc diện 2 chế độ thì nhận chế độ cao hơn theo quy định. Hai nhóm đối tượng là người có công với cách mạng và bảo trợ xã hội cơ bản đã có danh sách, cần được chi trả sớm. Việc chi trả phải cẩn thận, tránh trường hợp lợi dụng chính sách, nếu có sai phạm xảy ra thì một ngàn đồng cũng phải xử lý nghiêm.
Hoài Thu