Đắk Lắk tăng cường kiểm soát dịch bệnh sốt xuất huyết

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (KSBT) tỉnh Đắk Lắk, từ đầu năm tới nay, toàn tỉnh ghi nhận trên 2.700 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 15/15 huyện, thị xã, thành phố. Tình hình dịch bệnh gia tăng rất nhanh trong tháng 7 và tháng 8. Đặc biệt, ngày 28/9 vừa qua, tại thị xã Buôn Hồ, ghi nhận trường hợp tử vong thứ hai do sốt xuất huyết.

2.1-nguyendung-sot xuat huyet-dak lak.JPG
Lực lượng Y tế tỉnh Đắk Lắk phối hợp với đội ngũ cộng tác viên cơ sở kiểm tra, đôn đốc người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh lây lan. Ảnh: Nguyên Dung

Theo ông Hoàng Hải Phúc, Giám đốc Trung tâm KSBT tỉnh Đắk Lắk, hiện sốt xuất huyết đang gia tăng rất nhanh với nhiều ổ dịch. Đây là điều đáng báo động. Nguyên nhân chủ yếu là do Tây Nguyên vào mùa mưa, chu kỳ sinh sôi của muỗi phát triển dẫn đến tình trạng số người mắc bệnh tăng cao. Người dân các vùng, miền đổ về giao thương hàng hóa, kéo theo dịch bệnh tăng nếu không kiểm soát được. Bên cạnh đó, ý thức của người dân chưa cao cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến nguy cơ dịch bệnh thêm phức tạp.

1-nguyendung-sot xuat huyet-dak lak.JPG
Cán bộ y tế thường xuyên xuống cơ sở để tuyên truyền các biện pháp phòng tránh bệnh sốt xuất huyết. Ảnh: Nguyên Dung
5-sot xuat huyet-dak lak-nguyen dung.jpg
Bác sĩ Hoàng Ngọc Anh Tuấn, Trưởng khoa Hồi sức - Cấp cứu Nhi và Nhi sơ sinh, Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên tư vấn điều trị cho bệnh nhi bị sốt xuất huyết nặng. Ảnh: Nguyên Dung
4-nguyendung-sot xuat huyet-dak lak.JPG
Từ đầu năm tới nay, tỉnh Đắk Lắk ghi nhận trên 2.700 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 15/15 huyện, thị xã, thành phố. Ảnh: Nguyên Dung

Trước tình hình dịch sốt xuất huyết tăng cao, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã có công văn giao Sở Y tế tỉnh chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, địa phương tăng cường giám sát chỉ đạo tuyến, hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật, thực hiện các hoạt động phòng, chống sốt xuất huyết. Đặc biệt, chú trọng việc đánh giá nguy cơ diễn biến tình hình dịch bệnh trên địa bàn; thực hiện phun hóa chất diệt muỗi chủ động tại các địa bàn trọng điểm, địa bàn có nguy cơ cao xảy ra dịch; hỗ trợ các đơn vị xử lý dịch diện rộng, xử lý triệt để các ổ dịch bệnh kéo dài tại các địa phương.

Nguyên Dung

(Báo ảnh Dân tộc và Miền núi)

Có thể bạn quan tâm