Ngay sau khi xuất hiện trường hợp tử vong nghi do bệnh bạch hầu cùng nhiều ca bệnh có triệu chứng tương tự, ngành Y tế Đắk Lắk đã nhập gấp 10.000 cơ số thuốc đặc trị phòng bệnh bạch hầu để phát cho người dân trong vùng và phục vụ công tác phòng chống lâu dài. Chính quyền địa phương và ngành y tế đã cắm biển cảnh báo cách ly, hạn chế người dân đi vào vùng có người mắc bệnh để bao vây, khống chế bệnh.
Đối với 11 người trong xã Ea H’Đing, huyện Cư M’gar được đưa tới Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, hiện có 3 ca dương tính với bệnh bạch hầu. Ngành y tế đã tổ chức cách ly tuyệt đối, chăm lo toàn bộ từ vật dụng sinh hoạt đến việc ăn uống. Đồng thời chỉ đạo Bệnh viên đa khoa huyện Cư M’gar sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân, tổ chức cách ly và điều trị ngay tại tuyến cơ sở, hạn chế việc vận chuyển bệnh nhân làm tăng nguy cơ lây lan.
Ngành Y tế Đắk Lắk cũng chỉ đạo các Trung tâm Y tế dự phòng các cấp tăng cường giám sát chủ động phòng chống bệnh trong toàn tỉnh, phát hiện sớm những trường hợp mắc bệnh, nghi ngờ mắc bệnh, mang mầm bệnh để kịp thời tổ chức cách ly, điều trị và xử lý triệt để; đảm bảo đủ thuốc, hóa chất, vật tư chuyên dụng phục vụ cho công tác phòng chống bệnh.
Đối với các cơ sở điều trị bệnh nhân trên địa bàn tỉnh, chuẩn bị cơ số thuốc, trang thiết bị y tế, sẵn sàng khu vực cách ly để tiếp nhận và điều trị người bệnh bạch hầu, hoặc nghi ngờ bạch hầu để chủ động trong công tác điều trị, phòng chống lây chéo trong bệnh viện, hạn chế di chứng và tử vong do bệnh bạch hầu.
Trước đó, Thông tấn xã Việt Nam đã thông tin về trường hợp bệnh nhân H’Si Yan (sinh năm 2013, trú buôn H’Ring, xã Ea H’Đinh, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk) tử vong nghi do bệnh bạch hầu và 11 trường hợp gần nhà bệnh nhân phải nhập viện cách ly, theo dõi bạch hầu tại Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên, trong đó đã có 3 trường hợp dương tính với bạch hầu.
Đối với 11 người trong xã Ea H’Đing, huyện Cư M’gar được đưa tới Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, hiện có 3 ca dương tính với bệnh bạch hầu. Ngành y tế đã tổ chức cách ly tuyệt đối, chăm lo toàn bộ từ vật dụng sinh hoạt đến việc ăn uống. Đồng thời chỉ đạo Bệnh viên đa khoa huyện Cư M’gar sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân, tổ chức cách ly và điều trị ngay tại tuyến cơ sở, hạn chế việc vận chuyển bệnh nhân làm tăng nguy cơ lây lan.
Ngành Y tế Đắk Lắk cũng chỉ đạo các Trung tâm Y tế dự phòng các cấp tăng cường giám sát chủ động phòng chống bệnh trong toàn tỉnh, phát hiện sớm những trường hợp mắc bệnh, nghi ngờ mắc bệnh, mang mầm bệnh để kịp thời tổ chức cách ly, điều trị và xử lý triệt để; đảm bảo đủ thuốc, hóa chất, vật tư chuyên dụng phục vụ cho công tác phòng chống bệnh.
Đối với các cơ sở điều trị bệnh nhân trên địa bàn tỉnh, chuẩn bị cơ số thuốc, trang thiết bị y tế, sẵn sàng khu vực cách ly để tiếp nhận và điều trị người bệnh bạch hầu, hoặc nghi ngờ bạch hầu để chủ động trong công tác điều trị, phòng chống lây chéo trong bệnh viện, hạn chế di chứng và tử vong do bệnh bạch hầu.
Trước đó, Thông tấn xã Việt Nam đã thông tin về trường hợp bệnh nhân H’Si Yan (sinh năm 2013, trú buôn H’Ring, xã Ea H’Đinh, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk) tử vong nghi do bệnh bạch hầu và 11 trường hợp gần nhà bệnh nhân phải nhập viện cách ly, theo dõi bạch hầu tại Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên, trong đó đã có 3 trường hợp dương tính với bạch hầu.
Tuấn Anh