Ngày 23/11, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cao Bằng thông tin, qua xét nghiệm đã xác định mẫu bệnh phẩm một trường hợp tại huyện Bảo Lâm (tỉnh Cao Bằng) dương tính với bệnh bạch hầu.
Sau khi có thông tin chính thức về trường hợp bệnh nhi 11 tuổi (trú tại xóm Khau Noong, xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, Cao Bằng) tử vong do bệnh bạch hầu, Sở Y tế Cao Bằng đã khẩn trương điều tra bệnh sử của bệnh nhân, đồng thời chỉ đạo thực hiện các biện pháp khoanh vùng, phòng bệnh.
Chiều 8/7, Bộ Y tế cho biết, theo thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, trên địa bàn tỉnh Nghệ An (huyện Kỳ Sơn) đã ghi nhận trường hợp bệnh nhân tử vong do bệnh bạch hầu và trường hợp mắc bệnh tại tỉnh Bắc Giang (huyện Hiệp Hòa) có tiếp xúc gần với trường hợp tử vong nêu trên.
Trước tình hình bệnh dịch bạch hầu diễn biến phức tạp tại một số tỉnh như Hà Giang, Điện Biên và đã có 3 ca tử vong, nhằm tăng cường phát hiện sớm ca bệnh, cách ly, điều trị kịp thời và giảm tối đa số ca bệnh tử vong, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có công văn gửi các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Y tế các Bộ, ngành.
Địa bàn tỉnh Điện Biên đã xuất hiện nhiều ổ dịch bạch hầu với 6 ca mắc, trong đó, một bệnh nhân đã tử vong. Để kiểm tra, giám sát và chỉ đạo công tác phòng, chống bệnh căn bệnh nguy hiểm này tại địa phương, Bộ Y tế đã lập đoàn công tác do Tiến sĩ, bác sĩ Vương Ánh Dương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh làm Trưởng đoàn.
Theo Trung tâm Y tế huyện Mèo Vạc (Hà Giang), tính đến ngày 31/8, có 30 trường hợp nghi ngờ đang được cách ly bệnh bạch hầu. Ngày khai giảng năm học mới đang đến gần, công tác phòng, chống bệnh bạch hầu đang được các trường trên địa bàn huyện tích cực triển khai. Theo Trung tâm Y tế huyện Mèo Vạc (Hà Giang), tính đến ngày 31/8, có 30 trường hợp nghi ngờ đang được cách ly bệnh bạch hầu. Ngày khai giảng năm học mới đang đến gần, công tác phòng, chống bệnh bạch hầu đang được các trường trên địa bàn huyện tích cực triển khai.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Kon Tum, đến thời điểm hiện tại, ngành Y tế tỉnh đã hoàn thành mục tiêu tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu cho trên 445.000 đối tượng từ hai tháng tuổi trở lên. Qua đó, Kon Tum trở thành tỉnh đầu tiên của khu vực Tây Nguyên hoàn thành tiêm loại vaccine này.
Từ đầu năm 2020 đến ngày 30/11, toàn tỉnh Kon Tum ghi nhận 50 trường hợp mắc bệnh bạch hầu và đã có một ca tử vong tại huyện Sa Thầy. Hiện, ngành Y tế tỉnh Kon Tum đã triển khai nhiều biện pháp nhằm nâng cao ý thức phòng bệnh cho người dân và chủ động phòng, chống không để dịch bệnh bùng phát mạnh trên địa bàn.
Ngày 25/10, ông Phạm Xuân Vinh, Chủ tịch UBND huyện Ba Tơ cho biết, trên 400 học sinh của huyện đã nghỉ học, cách ly tại nhà để phòng tránh bệnh bạch hầu lây lan trên địa bàn huyện. Đây là số học sinh tại các lớp đã ghi nhận có trường hợp dương tính với bệnh bạch hầu.
Ngày 14/9, Tiến sỹ, bác sỹ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh thông tin, có một bệnh nhi 12 tuổi ngụ tỉnh Kon Tum đã tử vong do mắc bệnh bạch hầu ác tính biến chứng tim.
Trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều địa phương trong cả nước xuất hiện thêm các bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu. Từ ngày 12-17/8, tỉnh Quảng Trị có thêm 6 ca dương tính với bệnh hầu, nâng tổng số người nhiễm bạch hầu tại địa phương lên 20 người. Tính đến ngày 14/8, tỉnh Đắk Lắk có 33 người dương tính với vi khuẩn bạch hầu tại 13 xã của 5 huyện.
Từ ngày 31/7 đến 9/8, địa bàn thôn Sông Ngân, xã Linh Thượng, huyện Gio Linh đã ghi nhận 9 ca bệnh bạch hầu, lứa tuổi mắc bệnh từ 1-12. Các ca bệnh này đang được điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Gio Linh. Trước đó, xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh đã đã có năm trường hợp mắc bệnh này. Như vậy, đến nay, tỉnh Quảng Trị đã ghi nhận 14 ca mắc bệnh bạch hầu.
Chiều 3/8, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh huyện Đam Rông (Lâm Đồng) cho biết: Trên địa bàn huyện đã xuất hiện ca bệnh bạch hầu đầu tiên. Như vậy Lâm Đồng đã trở thành tỉnh cuối cùng có người mắc dịch bệnh bạch hầu ở khu vực 5 tỉnh Tây Nguyên.
Sau khi ghi nhận trường hợp đầu tiên trên địa bàn dương tính với vi khuẩn bạch hầu, UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành công văn khẩn yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh.
Ngày 24/7, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai Mai Xuân Hải cho biết, Gia Lai tiếp tục phát hiện thêm 2 trường hợp dương tính với vi khuẩn bạch hầu tại làng Blo Dung, xã Ia Hrung (huyện Ia Grai) và làng Kồ, xã Trang (huyện Đak Đoa). Trường hợp được xác định dương tính với vi khuẩn bạch hầu tại làng Blo Dung, xã Ia Hrung, huyện Ia Grai là Ksor Tiên, 10 tuổi. Trường hợp tại làng Kồ, xã Trang (huyện Đak Đoa) là Thơi, 14 tuổi.
Ngày 17/7, Sở Y tế tỉnh Kon Tum cho biết, trong 3 ngày 16-18/7, tỉnh Kon Tum ghi nhận thêm 3 ca dương tính với vi khuẩn bạch hầu, nâng số ca mắc của toàn tỉnh lên 23 trường hợp. Trong đó có 13 ca bệnh và 10 trường hợp người lành mang trùng. Đáng chú ý, một trường hợp mới xuất hiện tại huyện Kon Rẫy – địa phương trước đây chưa từng có ca mắc bệnh.
Dịch bệnh bạch hầu đang diễn biến phức tạp tại tỉnh Gia Lai. Tính đến ngày 17/7, ngành y tế tỉnh đã ghi nhận 24 trường hợp dương tính với vi khuẩn bạch hầu (Corynebacterium diphtheria).
Ngày 10/7, Bộ Y tế đã ban hành quyết định thành lập 4 tổ công tác hỗ trợ kỹ thuật điều trị bệnh bạch hầu tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum.
Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai Mai Xuân Hải cho biết: Đến chiều 7/7, kết quả xét nghiệm từ Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên xác nhận có thêm 3 trường hợp dương tính với vi khuẩn gây bệnh bạch hầu. Như vậy, trong tổng số 24 mẫu bệnh phẩm lấy từ những người tiếp xúc với ca bạch hầu đã tử vong, đến thời điểm này xác nhận có 16 ca nhiễm bệnh bạch hầu, tất cả đều là người làng Bông Hiot, xã Hải Yang, huyện Đak Đoa.
Chiều 5/7, ông Mai Xuân Hải, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai cho biết: 9/24 mẫu bệnh phẩm của các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhi Vung được xác định dương tính với bệnh bạch hầu. Trong 9 trường hợp dương tính với bệnh bạch hầu có cha, mẹ của bệnh nhi Vung; các ca còn lại là họ hàng, người quen ở làng Bông Hiot. Như vậy, Gia Lai đã ghi nhận 10 ca bệnh bạch hầu, trong đó có 1 ca tử vong là cháu Vung (4 tuổi, trú tại làng Bông Hiot, xã Hải Yang, huyện Đak Đoa).
Trước diễn biến phức tạp của bệnh bạch hầu tại một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, Bộ Y tế đã gửi Công điện số 3592/CĐ-BYT ngày 2/7/2020 đến Sở Y tế các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng và Bình Phước, yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh bạch hầu và tiếp nhận điều trị bệnh nhân bạch hầu tại tỉnh Đắc Nông.
Chiều 28/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên dẫn đầu đoàn công tác của Bộ Y tế tới kiểm tra công tác phòng chống dịch bạch hầu tại xã Quang Hoà, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.
Trong tháng 8/2019, toàn tỉnh Kon Tum có 4 bệnh nhân (tuổi từ 11 đến 26 tuổi) ở 2 xã Đăk Ui và Ngọc Réo, huyện Đăk Hà mắc bệnh bạch hầu (theo xét nghiệm của Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên). Đây là năm thứ hai liên tiếp bệnh bạch hầu xuất hiện tại tỉnh Kon Tum.
Ngày 2/9, Đoàn công tác của Bộ Y tế do Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng làm Trưởng đoàn đã kiểm tra công tác ứng phó với bệnh bạch hầu vừa xuất hiện tại huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk.
Sáng 1/9, bác sĩ Nay Phi La, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cho biết, ngành Y tế đang khẩn trương triển khai các biện pháp dập ổ bệnh bạch hầu tại buôn H’Ring, xã Ea H’Đing, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk; tổ chức điều trị cho bệnh nhân và cấp phát thuốc cho người dân vùng có bệnh bạch hầu, không để bệnh lây lan.