Tận dụng tiềm năng, lợi thế của địa phương, những năm qua, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã vận động người dân đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng tập trung, hàng hóa.
Mô hình chăn nuôi đại gia súc tập trung đang được tỉnh Yên Bái khuyến khích, hỗ trợ đã mang lại cho người chăn nuôi hiệu quả kinh tế cao, lan tỏa rộng khắp với quy mô ngày càng lớn. Từ đó, mở ra cơ hội bứt phá mới góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển theo hướng hàng hóa.
Kỳ Sơn là huyện biên giới khó khăn nhất của tỉnh Nghệ An. Để giúp đồng bào thoát nghèo, Kỳ Sơn xác định chăn nuôi đại gia súc là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Từ chăn nuôi nhỏ lẻ, đồng bào đã biết đầu tư chăn nuôi theo hướng gia trại, trang trại, rút ngắn chu kỳ sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế giúp nhiều hộ đồng bào thoát nghèo bền vững.
Hiện tổng đàn trâu của tỉnh Tuyên Quang có gần 110.000 con, xếp thứ 6 so với các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc và xếp thứ 8 so với đàn trâu các tỉnh của toàn quốc (các tỉnh có nhiều trâu). Để phát triển bền vững đàn trâu, nâng cao thu nhập cho người dân, tỉnh Tuyên Quang đang đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là triển khai có hiệu quả việc thụ tinh nhân tạo cho trâu, từ đó tạo nguồn giống chất lượng, giúp vật nuôi phát triển khỏe mạnh, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững cho người chăn nuôi.