|
Thi ẩm thực tại lễ hội. Ảnh: K GỬIH -TTXVN |
Lễ hội là dịp giao lưu các giá trị văn hóa truyền thống được lưu truyền từ lâu đời của các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện biên giới giáp với Campuchia.
Thi đẩy gậy tại lễ hội. Ảnh: K GỬIH -TTXVN |
Các đoàn tham gia Lễ hội với các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao như: Thi làm nhà sàn, nhà rông, thi hát dân ca, biểu diễn nhạc cụ, trình diễn trang phục, thi đẩy gậy, kéo co… Các đoàn còn giới thiệu những món ăn tiêu biểu đặc trưng của mỗi dân tộc như: Canh bồi, canh thục, cơm lam, thịt nướng ống tre của dân tộc S’tiêng; heo quay lá mát mật, canh chày của dân tộc Tày - Nùng; món Khấu nhục của dân tộc Hoa;… Hòa trong không khí vui nhộn của Lễ hội là âm vang cồng chiêng dân tộc S’tiêng, tiếng túc - tinh trữ tình của dân tộc Tày - Nùng...
Thi các món ăn của đồng bào dân tộc tại ngày hội. Ảnh: K GỬIH -TTXVN |
Nội dung các trò chơi được các đoàn thể hiện rất độc đáo, giúp cho người xem nhận biết các đặc thù trong đời sống văn hóa của mỗi dân tộc. Những bài dân ca, điệu múa dân gian cùng với việc sử dụng các loại nhạc cụ truyền thống đã đưa người xem đến nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau.
Thi ẩm thực tại lễ hội. Ảnh: K GỬIH -TTXVN |
Ngoài ra, Lễ hội còn trưng bày trên 200 hiện vật gốc được mang đến từ 16 dân tộc anh em trên địa bàn huyện. Khu vực trưng bày tái hiện nghề dệt thủ công của các dân tộc vùng Trung du miền núi phía Bắc, đồng bào bản địa S’tiêng cùng các dụng cụ lao động thô sơ phục vụ sản xuất nông nghiệp như: Cung, nỏ, xà gạt…
Biểu diễn các tiết mục văn nghệ truyền thống của đồng bào dân tộc tại lễ hội. Ảnh: K GỬIH -TTXVN |
Lễ hội là dịp để các dân tộc thiểu số huyện biên giới Bù Đốp gặp gỡ, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm “cách sống hay, lối sống đẹp”; giáo dục thế hệ trẻ biết gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
K GỬIH