Đa dạng không gian văn hóa tại Lễ hội Sông nước Thành phố Hồ Chí Minh

Đa dạng không gian văn hóa tại Lễ hội Sông nước Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 4/8, trong khuôn khổ Lễ hội Sông nước Thành phố Hồ Chí Minh lần I năm 2023, nhiều không gian văn hóa, nghệ thuật, trò chơi dân gian tại các điểm văn hóa lịch sử, công viên đồng loạt mở cửa chào đón người dân và du khách.

Đa dạng không gian văn hóa tại Lễ hội Sông nước Thành phố Hồ Chí Minh ảnh 1 Các đại biểu tham quan khu vực triển lãm về các sản phẩm du lịch nội đô tại Công viên Bến Bạch Đằng. Ảnh: Thu Hương - TTXVN

Ghi nhận tại Công viên Bến Bạch Đằng, Công viên Lam Sơn (Quận 1), du khách trong nước và quốc tế được trải nghiệm các không gian di sản văn hóa đặc sắc như khu trình diễn 15 loại hình Di sản Văn hóa phi vật thể được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc vinh danh; chương trình biểu diễn giao lưu “Các miền di sản”, hướng dẫn viết thư pháp và tặng chữ. Riêng các trò chơi dân gian như cờ tướng trong nhà, đua ghe ngo trên cạn, nhảy sạp, đi cà kheo, lựa đậu, ô ăn quan, bịt mắt đập niêu,… sẽ diễn ra 3 suất từ sáng đến tối (suất 1 từ 7 giờ 30 phút – 9 giờ; Suất 2 từ 18 giờ - 19 giờ 30 phút và suất cuối cùng từ 20 giờ 30 phút – 21 giờ 30 phút).

Đa dạng không gian văn hóa tại Lễ hội Sông nước Thành phố Hồ Chí Minh ảnh 2 Khu vực trò chơi dân gian thu tại Công viên Bến Bạch Đằng thu hút nhiều bạn trẻ. Ảnh: Thu Hương - TTXVN

Ngoài các không gian văn hóa nghệ thuật, trò chơi dân gian, Lễ hội còn có các chương trình nghệ thuật hấp dẫn khác như Chương trình Nghệ thuật cải lương tại Sân khấu phía trước Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang (đường Trần Hưng Đạo, Quận 1) trong tối ngày 4/8; Chương trình quảng bá nghệ thuật truyền thống của Nhà hát ca múa nhạc dân tộc Bông Sen ngày 5/8 tại phía trước Bưu điện Thành phố từ 8 giờ – 9 giờ 30 phút, tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ từ 19 giờ – 20 giờ 30 phút; Chương trình quảng bá nghệ thuật truyền thống của Nhà hát Nghệ thuật Hát Bội tại Lăng Ông Lê Văn Duyệt ngày 6/8 từ 9 giờ - 11 giờ. Tất cả đều miễn phí cho du khách tới thưởng thức.

Đa dạng không gian văn hóa tại Lễ hội Sông nước Thành phố Hồ Chí Minh ảnh 3 Không gian "Trên bến dưới thuyền" tại Quận 1 giới thiệu các sản phẩm trái cây vùng miền. Ảnh: Thu Hương - TTXVN

Bên cạnh đó, Sân khấu múa rối nước tại Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh miễn phí 30 vé/suất cho du khách đi theo đoàn do các công ty du lịch đăng ký trước trong ngày 5 và 6/8; Khu trải nghiệm rối tại quận Gò Vấp cũng đón khách tới thưởng thức vào ngày 6/8 trong khung giờ 10 giờ - 11 giờ 30 phút; Chương trình tại Rạp xiếc công viên Gia Định sẽ đón du khách vào ngày 5 và 6/8 từ 19 giờ 30 phút - 21 giờ. Hai điểm này đều miễn phí 100 vé/suất cho du khách đi theo đoàn do các công ty du lịch đăng ký trước.

Đa dạng không gian văn hóa tại Lễ hội Sông nước Thành phố Hồ Chí Minh ảnh 4 Khu vực làm đồ chơi dân gian tại "Trên bến dưới thuyền" (Quận 1). Ảnh: Thu Hương - TTXVN

Đặc biệt, từ ngày 4 - 6/8, tại các khu vực như Công viên Bạch Đằng, Công viên Lam Sơn, Công viên 30/4, Cảng Sài Gòn – Cảng Hành khách tàu biển, Kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè và các địa điểm tổ chức Lễ hội, Thành phố Hồ Chí Minh cũng tổ chức trang trí ánh sáng nghệ thuật bằng các mô hình, cụm tiểu cảnh mang biểu tượng Thành phố Hồ Chí Minh nhằm tạo nên các tác phẩm đường phố mới lạ, thu hút đông đảo người dân Thành phố và du khách đến tham quan, trải nghiệm.

Đa dạng không gian văn hóa tại Lễ hội Sông nước Thành phố Hồ Chí Minh ảnh 5Đi cà kheo tại Công viên Bến Bạch Đằng là hoạt động phục vụ du khách xuyên suốt lễ hội. Ảnh: Thu Hương - TTXVN

Cùng ngày, không gian “Trên bến dưới thuyền” vừa được khai mạc tại quận 1 (khu vực Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, cầu Điện Biên Phủ đến cầu Thị Nghè).

Theo bà Bùi Thị Ngọc Hiếu, Phó Giám đốc Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố sở hữu gần 1.000 km đường sông và là đô thị đặc biệt với khoảng 10 triệu dân nên nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, đặc biệt là nông sản rất lớn. Với lợi thế sẵn có, từ lâu, hoạt động “Trên bến dưới thuyền” ở thành phố đã diễn ra sôi nổi ở khắp các ngã sông, nhất là quận, huyện ngoại thành. Hoạt động này thu hút thương hồ từ khắp các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long như Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Sóc Trăng... mang nông sản, đặc sản vùng miền, thậm chí các mặt hàng thủ công mỹ nghệ đến trao đổi và mua bán.

Với 20 gian hàng, không gian “Trên bến dưới thuyền” giới thiệu ẩm thực vùng miền, bánh dân gian, trái cây ngon, sản phẩm đặc trưng… để người dân, du khách tham quan và mua sắm; tổ chức hoạt động nghệ thuật dân gian và các chương trình biểu diễn nghệ thuật vào tối 4 và 5/8.

Đa dạng không gian văn hóa tại Lễ hội Sông nước Thành phố Hồ Chí Minh ảnh 6 Không gian "Trên bến dưới thuyền" Quận 1. Ảnh: Thu Hương - TTXVN

Cùng gia đình tới tham quan không gian “Trên bến dưới thuyền” tại Quận 1, bà Lâm Thị Kiều My (ngụ quận Bình Thạnh) chia sẻ: “Thông qua những chiếc nón lá, áo bà ba cùng những loại trái cây trang trí bắt mắt, không gian nơi đây tạo cho tôi cảm giác thân thuộc như một miền quê. Tôi đến mua sắm các loại nông sản, tham quan gian hàng truyền thống vì ở thành phố hiếm có dịp để trải nghiệm những không gian như vậy”.

Lễ hội Sông nước Thành phố Hồ Chí Minh còn có không gian “Trên bến dưới thuyền” tại Quận 8 (Khu vực dọc bờ kè tuyến đường Bến Bình Đông, Phường 13). Các hoạt động tái hiện nếp sống cộng đồng cư dân Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định – Thành phố Hồ Chí Minh qua các thời kỳ cũng diễn ra thường xuyên ở các không gian.

Đa dạng không gian văn hóa tại Lễ hội Sông nước Thành phố Hồ Chí Minh ảnh 7 Không gian "Trên bến dưới thuyền" tại Quận 1 giới thiệu các sản phẩm trái cây vùng miền. Ảnh: Thu Hương - TTXVN

Các hoạt động này được diễn ra từ ngày 4 – 6/8 nhằm hướng đến mục tiêu phục vụ du khách trong và ngoài nước khi đến tham quan, vui chơi, trải nghiệm tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Thu Hương

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Thành phố Đà Lạt nhận 2 giải thưởng lớn trong Festival châu Á 2025

Thành phố Đà Lạt nhận 2 giải thưởng lớn trong Festival châu Á 2025

Theo ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng), tối 20/3, tại Hội nghị thượng đỉnh Festival toàn cầu năm 2025 tổ chức tại Trung tâm hội nghị HICO ở Gyeongju (Hàn Quốc), thành phố Đà Lạt vinh dự nhận cùng lúc 2 giải thưởng Festival châu Á 2025.

Kỷ lục gia sưu tập kỷ vật người Hoa ở Việt Nam

Kỷ lục gia sưu tập kỷ vật người Hoa ở Việt Nam

Anh Dương Rạch Sanh, ngụ ở quận 5 đang giữ hơn 2.500 kỷ vật của người Hoa ở TP. HCM là người đang xác lập kỷ lục Việt Nam: "Người sở hữu bộ sưu tập kỷ vật của người Hoa ở Việt Nam trước năm 1975 có số lượng nhiều nhất". Đây là bộ sưu tập lưu giữ những giá trị văn hóa đặc sắc và mang dấu ấn quá trình hội nhập của cộng đồng người Hoa ở Sài Gòn - Chợ Lớn

 Khai hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam 2025

Khai hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam 2025

Tối 19/3, tại thành phố Châu Đốc, UBND tỉnh An Giang tổ chức Lễ đón Bằng UNESCO ghi danh “Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam” vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2025.

Bảo tồn, phát huy giá trị kiến trúc truyền thống gắn với phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn

Bảo tồn, phát huy giá trị kiến trúc truyền thống gắn với phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn

Hiện nay, ở Bắc Kạn có gần 9.300 công trình kiến trúc nhà ở truyền thống của các dân tộc Tày, Dao, Nùng, trong đó có 8.681 nhà sàn, 8 nhà trình tường, 605 nhà đất. Việc huy động nguồn lực để bảo tồn giá trị văn hóa, kiến trúc nhà ở truyền thống của các dân tộc đang được các địa phương chú trọng nhằm phát huy tiềm năng phát triển du lịch ở Bắc Kạn.

Nhiều hoạt động văn hóa tại Bắc Kạn trong tháng 4/2025

Nhiều hoạt động văn hóa tại Bắc Kạn trong tháng 4/2025

Chiều 18/3, UBND tỉnh Bắc Kạn thông tin, từ ngày 6/4 đến ngày 30/4, tỉnh sẽ tổ chức chuỗi các sự kiện văn hóa, với điểm nhấn "Tuần Văn hóa - Du lịch Bắc Kạn năm 2025" có chủ đề "Sông Cầu - Nơi ngọn nguồn hội tụ", quy mô các tỉnh, thành phố lưu vực sông Cầu: Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương và thành phố Hà Nội.

Triển lãm "Hoàng Sa, Trường Sa - Tổ quốc nơi đầu sóng"

Triển lãm "Hoàng Sa, Trường Sa - Tổ quốc nơi đầu sóng"

Tại quân cảng Cam Ranh, Bộ tư lệnh Vùng 4 Hải quân phối hợp với Cục Chính trị Hải quân, CLB phóng viên ảnh Hà Nội, Trung tâm lưu trữ Quốc gia IV tổ chức lễ khai mạc triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa – Tổ quốc nơi đầu sóng” và “Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng – 70 năm hành trình giữ biển”. Đây là hoạt động nhân dịp 50 năm giải phóng Quần đảo Trường sa (29/4/1975) và 70 năm thành lập Hải quân Nhân dân Việt Nam (7/5/1955).

Độc đáo nghệ thuật trang trí cây nêu của đồng bào Co, Quảng Ngãi

Độc đáo nghệ thuật trang trí cây nêu của đồng bào Co, Quảng Ngãi

Mỗi đồng bào dân tộc thiểu số ở Quảng Ngãi đều có cách trang trí cây nêu riêng. Trong đó, nghệ thuật trang trí cây nêu của cộng đồng người Co ở huyện Trà Bồng có nét đặc sắc riêng, vừa được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cây nêu của đồng bào Co ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với lễ hội ăn trâu – một sinh hoạt văn hóa dân gian nổi bật hàng ngàn năm nay.

Tây Nguyên đại ngàn “mùa con ong đi lấy mật”

Tây Nguyên đại ngàn “mùa con ong đi lấy mật”

Tây Nguyên, xứ sở của những thiên sử thi đậm chất huyền thoại, vùng đất của đại ngàn xanh thẳm, nơi có những con đường uốn lượn qua những cánh rừng già, nơi những bản làng mộc mạc ẩn hiện giữa mây trời, nơi văn hóa cồng chiêng đậm đà bản sắc dân tộc hòa quyện cùng nhịp sống hiện đại luôn có sức mê hoặc lạ kỳ.

Hoa sưa Hà Nội - Nét họa tinh khôi giữa trời

Hoa sưa Hà Nội - Nét họa tinh khôi giữa trời

Khúc giao mùa của phố thường được bắt đầu từ những sắc hoa màu lá. Hoa sưa là sắc hoa của Hà Thành, hoa của tháng 3 trong tiết xuân đang dần qua êm đềm mà có lẽ chỉ có Hà Thành mới có và đậm đà như thế.

Long trọng Lễ hội kỷ niệm 141 năm Khởi nghĩa Yên Thế

Long trọng Lễ hội kỷ niệm 141 năm Khởi nghĩa Yên Thế

Ngày 16/3, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt “Những địa điểm Khởi nghĩa Yên Thế (Bắc Giang), UBND huyện Yên Thế long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội kỷ niệm 141 năm Khởi nghĩa Yên Thế (1884-2025). Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang, huyện Yên Thế cùng đông đảo nhân dân và du khách thập phương tham dự.

Tôn vinh truyền thống hiếu học và khoa bảng xứ Đông

Tôn vinh truyền thống hiếu học và khoa bảng xứ Đông

Ngày 16/3, tại di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu Mao Điền, UBND huyện Cẩm Giàng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với VNPT Hải Dương tổ chức khai hội truyền thống Văn Miếu Mao Điền và công bố quyết định công nhận Văn Miếu Mao Điền là khu du lịch cấp tỉnh. Ban tổ chức ra mắt hệ thống cơ sở dữ liệu và bản đồ số di tích huyện Cẩm Giàng, khai mạc Ngày hội sách năm 2025 với sự tham dự của đông đảo nhân dân, du khách.

Lung linh nét đẹp hoa đào ở vùng biên Cao Mã Pờ (Quản Bạ, Hà Giang). Ảnh: Đức Thọ - TTXVN

Lung linh lễ hội hoa đào nơi biên cương Tổ quốc

Ngày 15/3, tại xã Cao Mã Pờ (huyện Quản Bạ, Hà Giang), huyện Quản Bạ phối hợp với Công ty Du lịch Hà Giang Trẻ đã diễn ra Lễ hội hoa Đào năm 2025 với chủ đề “Lung linh sắc đào - Xuân về biên cương”. Đây là dịp tôn vinh vẻ đẹp rực rỡ của hoa đào Hà Giang; là cơ hội để quảng bá văn hóa, du lịch và đời sống của đồng bào các dân tộc nơi biên cương Tổ quốc.

Ấn tượng “Tết của người trồng cà phê”

Ấn tượng “Tết của người trồng cà phê”

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột được xem là “Tết của người trồng cà phê”, là dịp tôn vinh người trồng, chăm sóc, chế biến và xuất khẩu cà phê. Sự kiện kinh tế, văn hóa lớn này còn là ngày hội của 49 dân tộc anh em trên địa bàn tỉnh, là dịp để người dân buôn làng khoe những bộ trang phục truyền thống, ẩm thực của dân tộc mình.

Độc đáo Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam

Độc đáo Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là lễ hội dân gian truyền thống độc đáo của An Giang nói chung và Châu Đốc nói riêng. Lễ hội chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc, khát vọng của cộng đồng hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống và được lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Khám phá không gian văn hóa vùng cao, lịch sử đồng bào Thái Tây Bắc ở Điện Biên

Khám phá không gian văn hóa vùng cao, lịch sử đồng bào Thái Tây Bắc ở Điện Biên

Tối 13/3, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa và Thông tin du lịch Điện Biên Phủ, UBND tỉnh Điện Biên tổ chức lễ khai mạc Không gian văn hóa vùng cao; hoạt động trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa, du lịch tại Lễ hội Hoa Ban năm 2025 và Ngày hội Văn hóa, thể thao, du lịch các dân tộc tỉnh Điện Biên lần thứ VIII.

Nuôi dưỡng tình yêu văn hóa Khmer cho thế hệ trẻ

Nuôi dưỡng tình yêu văn hóa Khmer cho thế hệ trẻ

Đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh) tiền thân là Đoàn văn công Khmer Ánh Bình Minh, được thành lập năm 1963 tại xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đoàn là một đơn vị nghệ thuật có tầm ảnh hưởng lớn với người dân, nhất là cộng đồng người Khmer Nam Bộ.

Kích cầu du lịch Phú Thọ qua lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Kích cầu du lịch Phú Thọ qua lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Hàng năm, mỗi dịp tháng 3 (Âm lịch), điểm Di tích lịch sử Đền Hùng thu hút hàng triệu lượt du khách tham quan, hành hương về Đất Tổ và tham dự lễ hội lớn nhất cả nước tại Phú Thọ. Với đa dạng các hoạt động diễn ra, mùa lễ hội Giỗ Tổ là cơ hội quảng bá, thu hút đông đảo hơn du khách đến với Phú Thọ. Địa phương đang tập trung mọi nguồn lực, triển khai các hoạt động thu hút du khách cũng như đảm bảo an toàn trong thời gian diễn ra lễ hội.

Lễ hội Ánh sáng - "Thế giới cà phê - Bừng sáng Ban Mê"

Lễ hội Ánh sáng - "Thế giới cà phê - Bừng sáng Ban Mê"

Tối 12/3, tại Quảng trường 10/3, thành phố Buôn Ma Thuột diễn ra Lễ hội Ánh sáng với chủ đề "Thế giới cà phê - Bừng sáng Ban Mê". Đây là hoạt động trong khuôn khổ chào mừng kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10/3/1975 - 10/3/2025) và Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025. Sự kiện thu hút hàng nghìn người dân và du khách tham gia.