Cán bộ người A Rem (tên gọi khác của dân tộc Chứt) thoát cảnh rượu chè, chú trọng làm sinh kế, phát triển dân sinh. Những buổi họp thôn, xã không còn hình thức mà là đưa ra ý kiến tranh luận rõ ràng, làm sao để dân có thêm đất sản xuất, cuộc sống đồng bào ngày một khởi sắc hơn.
Bộ máy dân sinh A Rem
Bộ máy dân sinh A Rem
Xã đội trưởng Đinh Tân (người đi đầu) và các thành viên an ninh xã tuần tra bảo vệ rừng. |
Xã Tân Trạch là nơi duy nhất ở Việt Nam có đồng bào A Rem sinh sống. Bí thư Đảng ủy xã Nguyễn Chí Sỹ, nói: “Anh em người Kinh lên đây chỉ là “bộ khung”, còn lại cán bộ UBND xã, mặt trận, đoàn thể đều là người A Rem. Trước đây vận động đi làm cán bộ xã, thôn, người dân bỏ rựa, bỏ cuốc chạy vào hang và nói cái ăn chưa lo nổi, lo chi làm việc ở xã. Nhưng nay thì đã khác…”. Cái khác mà ông Sỹ nói chính là Chủ tịch UBND xã Đinh Lầu (người A Rem), lãnh đạo mặt trận xã cũng người bản quán A Rem. Lần giở cuốn sổ, ông Đinh Lầu cho biết: “Anh em A Rem làm cán bộ xã có 16 người, từ chủ chốt đến các chức danh hội, đoàn quan trọng. Chủ tịch Hội Phụ nữ xã là Y Tất - một cô gái trẻ xinh đẹp của bản làng, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã là Đinh Khinh. Xã mình còn có Hội Cựu chiến binh do Hồ Sàn, bộ đội biên phòng phục viên về làm chủ tịch. hội Nông dân có Chủ tịch Đinh Đu; đoàn thanh niên, công an xã, xã đội trưởng cũng do anh em A Rem đảm đương”.
Ông Nguyễn Chí Sỹ cho hay: “Việc kiện toàn bộ máy cấp xã như bây giờ là một kỳ công qua nhiều đời bí thư xã. Đặc biệt là sự nỗ lực vươn lên của người A Rem. Cốt lõi là họ thấy rõ lợi ích dân bản được cải thiện qua nhiều việc dân sinh, nên khi được đề cử làm cán bộ, họ đều nhiệt tình đảm nhận”.
Cán bộ tìm đất cho dân
Mấy năm trước đây, người A Rem rất cần đất, vì ở giữa rừng di sản Phong Nha - Kẻ Bàng, không thể làm nương rẫy theo cách chặt, đốt, cốt, trỉa mà phải tuân thủ bảo vệ rừng và nhận gạo về ăn. Cuộc sống ngày càng phát triển, cán bộ A Rem được dân đề cử về xuôi gặp lãnh đạo tỉnh xin quy hoạch gần 200ha rừng đồi tranh làm đất sinh kế cho bà con. Ông Sỹ nhớ lại: “Anh em A Rem đề xuất phải có đất sản xuất, tôi sững người. Bởi bà con không còn sợ lao động, chờ Nhà nước cấp gạo như trước nữa. Đây quả là một sự chuyển biến hết sức bất ngờ. Thế là tôi hứa sẽ làm tất cả những gì mình có thể làm được để có đất cho bà con. Họ sát cánh bên tôi, cùng đi thực tế tại các khu vực cỏ lau, ở trong hang, lều trại; trời hết mưa thì lại bị vắt rừng, lũ lụt bao lần suýt chết, nhưng không một người A Rem nào lùi bước”. Về bản chong đèn lên họp, bà con A Rem hết sức phấn khởi vì đã tìm được nơi sản xuất. Chủ tịch Hội Nông dân Đinh Đu kể: “Dân bản đề xuất, cán bộ A Rem ghi nhận, kiến nghị lên Hội đồng nhân dân xã. Bí thư Dảng ủy xã rồi chủ tịch UBND xã chạy như chong chóng. Sau đó, tỉnh về đo đạc đất, trích quỹ đất của Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng cho dân. Có đến 231ha đất, chia đều cho gần 100 hộ dân với hơn 400 khẩu. Từ nay, người A Rem không lo thiếu đất sản xuất”.
Ông Đinh Rầu, nhà ở giữa bản, cho biết: “Có đất sản xuất, người A Rem trồng sản vật địa phương, trồng thuốc lá, lúa rẫy bán cho miền xuôi. Ở đây đất đai màu mỡ, sạch sẽ nên tư thương mua nông sản với giá cao. Có đất, gia đình nào cũng muốn sản xuất ổn định chứ không sợ lao động vất vả. Cán bộ A Rem làm việc thiết thực như thế đấy”.
Vừa rồi, trong các cuộc họp của dân, mọi người kiến nghị, mỗi gia đình đã có một căn nhà rồi, nhưng để sau này quyền đất đai được đảm bảo, phải cấp giấy tờ cho bà con. Chủ tịch UBND xã Đinh Lầu giải thích: “Một số bà con về xuôi có giao lưu, có trao đổi nên biết giấy tờ đất đai phải đầy đủ mới yên tâm, họ nói cái nhà khác với cái hang ngày xưa là vậy, nên xã đã đề nghị huyện cấp thêm một cán bộ địa chính, huyện đã đồng ý rồi. Những việc như thế này, ngày trước người A Rem không nghĩ đến, nay nghĩ đến và yêu cầu làm ngay là chuyển biến tích cực với đồng bào mình”.
Điện sáng và tương lai
Ông Đinh Rầu, nhà ở giữa bản, cho biết: “Có đất sản xuất, người A Rem trồng sản vật địa phương, trồng thuốc lá, lúa rẫy bán cho miền xuôi. Ở đây đất đai màu mỡ, sạch sẽ nên tư thương mua nông sản với giá cao. Có đất, gia đình nào cũng muốn sản xuất ổn định chứ không sợ lao động vất vả. Cán bộ A Rem làm việc thiết thực như thế đấy”.
Vừa rồi, trong các cuộc họp của dân, mọi người kiến nghị, mỗi gia đình đã có một căn nhà rồi, nhưng để sau này quyền đất đai được đảm bảo, phải cấp giấy tờ cho bà con. Chủ tịch UBND xã Đinh Lầu giải thích: “Một số bà con về xuôi có giao lưu, có trao đổi nên biết giấy tờ đất đai phải đầy đủ mới yên tâm, họ nói cái nhà khác với cái hang ngày xưa là vậy, nên xã đã đề nghị huyện cấp thêm một cán bộ địa chính, huyện đã đồng ý rồi. Những việc như thế này, ngày trước người A Rem không nghĩ đến, nay nghĩ đến và yêu cầu làm ngay là chuyển biến tích cực với đồng bào mình”.
Điện sáng và tương lai
Người A Rem đã tiếp cận được với điện mặt trời. |
Hôm nay, bà con A Rem được đóng 3 cụm trạm điện mặt trời, nhà ai cũng đỏ đèn sáng trưng. Lần đầu tiên trong đời, nhiều gia đình biết đến nguồn năng lượng “kỳ diệu” này. Hồ Piêng, y sĩ phụ trách Trạm Y tế xã, cho biết: “Điện mặt trời đưa về sẽ giúp bà con phát triển nhiều. Một số nhà đã mua được ti vi rồi, chính cái ti vi sẽ dạy cho dân bản lắm chuyện hay”.
Ông Nguyễn Chí Sỹ cho hay, khi đóng điện, bà con họp lại hỏi làm sao sử dụng điện. Xã đánh công văn đề nghị được tập huấn cho bà con A Rem. Cán bộ sốt sắng, người dân vui mừng như vào hội, vì gần 60 năm rời hang đá mới tiếp cận ánh điện văn minh. Con nít đến người già, ai cũng nghe răm rắp các thao tác đóng mở điện cầu dao ở nhà. Điện giật phải xử lý như thế nào, chập điện phải xử trí ra sao, bà con đều nằm lòng. “Nhưng cái vui lớn nhất là bà con A Rem đã ý thức được trách nhiệm của mình trong việc sử dụng điện nên chủ động đề xuất nộp phí. Xã cử ra 3 người gồm Đinh Mắt, Đinh Phai, Đinh Khai phụ trách 3 trạm điện mặt trời và thu phí sử dụng điện của bà con để vận hành”
A Rem là tộc người bé nhỏ duy nhất trên thế giới sống tại Quảng Bình. Từ năm 1959, tộc người A Rem được đưa ra khỏi hang đá với chưa đầy 100 người, nay đã phát triển dân số lên hơn 400 nhân khẩu. Hiện các hội đoàn của người A Rem đều được kiện toàn đầy đủ, trong đó lực lượng đoàn viên có 45 người, cựu chiến binh 37 người, hội nông dân đông nhất với hơn 200 người…, cán bộ A Rem có quỹ lương 1 tỷ đồng/năm. Người A Rem cũng đã thành lập được đảng bộ với 54 đảng viên. |
Nay đã có công ty du lịch lên kết hợp với bà con đưa khách vào tham quan bản, tham quan hệ thống hang động từng là nơi ở của tổ tiên người A Rem. Chắc chắn đây là hướng đi mới đầy tiềm năng. Du lịch sẽ là một bước tiếp theo để người A Rem tiến gần hơn với đồng bào miền xuôi. Ông Nguyễn Chí Sỹ nhấn mạnh: “Nếu du lịch đứng chân được thì người A Rem sống khỏe, tương lai sẽ đổi mới hơn. Cách sống khác biệt với thế giới bên ngoài hàng trăm năm qua của người A Rem sẽ thu hút du khách. Khi mời bà con làm du lịch, chắc chắn họ vui lòng để có thêm việc làm. Mà để làm điều đó thì cán bộ A Rem sẽ đi đầu để bà con tin tưởng”.
Theo sggp.org.vn